Chàng trai vô duyên hằng ngày đến nhà người yêu ăn chực, đằng gái phải ‘cầu cứu’
Nhà gái phát ngán với chàng rể tương lai vì sau lần đầu ra mắt và nhận được lời mời khách sáo, ngày nào anh chàng cũng đến ăn chực.
Một chàng trai ở Hong Kong, Trung Quốc sau khi nhận được lời mời khách sáo của gia đình bạn gái rằng có thể “đến ăn tối bất cứ lúc nào” đã vô tư đến ăn uống hằng ngày, rất tự nhiên.
Câu chuyện đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội khi một tài khoản chia sẻ trên diễn đàn DiscussHK với tiêu đề: “ Bạn trai của chị tôi tới nhà tôi ăn tối mỗi ngày”.
(Ảnh minh họa)
Người phụ nữ này kể, trong lần đầu tiên chị gái dẫn bạn trai về nhà ra mắt bố mẹ, mẹ cô lịch sự nói: “Cháu có thể đến nhà bác ăn tối bất cứ lúc nào, chỉ là thêm bát thêm đũa thôi mà”.
Không ngờ, chàng trai lại coi lời nói xã giao của mẹ bạn gái là nghiêm túc nên sau đó hầu như ngày nào cũng tới nhà người yêu ăn tối.
Video đang HOT
Chủ tài khoản đăng bài kể rằng, bạn trai của chị cô: “Anh ta ăn rất nhiều, không có ý tứ, xơi sạch bách các món, không để ý đến người cùng mâm, ăn xong đứng lên chứ không giúp mọi người dọn mâm, rửa bát. Khi cả nhà chúng tôi ra ngoài ăn mừng những dịp trọng đại, chẳng hạn như sinh nhật của ai đó trong nhà, anh ta đến ăn như bình thường và chẳng tặng quà gì cả”.
Quá thất vọng vì cách hành xử của bạn trai chị mình, cô gái này “đăng đàn” nhờ cộng đồng mạng tư vấn cách giải quyết: “Làm thế nào để anh ta không đến nhà chúng tôi ăn tối nữa nhỉ?”.
Ảnh minh họa
Bài viết đã thu hút sự quan tâm của nhiều cư dân mạng, nhận về hàng trăm bình luận hiến kế cũng như chê trách cách hành xử quá kém của chàng trai. Đa phần mọi người nhận xét anh chàng này quá thô lỗ, vô duyên, vô ý tứ và… tham ăn.
Một số người hiến kế cho cô em gái để chàng người yêu của chị mình không đến ăn tối nữa: “Hãy nấu ít đi, thậm chí có hôm không nấu nữa”, “Lần tới khi anh ta tới ăn, bạn yêu cầu anh ấy mua thức ăn tới để mọi người nấu và nói luôn là gia đình bạn không phải bếp ăn từ thiện, không phục vụ bữa ăn miễn phí mỗi ngày”, “Trước mặt anh ta, giả vờ đưa cho mẹ một món tiền và nói đây là tiền ăn hàng tháng của con để anh ta hiểu ai trưởng thành, đi làm cũng phải có trách nhiệm đóng góp chi phí cho gia đình”…
Thầy giáo rời bục giảng vì bệnh nặng được MTQ kêu gọi quyên góp
Câu chuyện người thầy Trương Kiệt An (53 tuổi, sống tại TP.HCM) phải rời giảng đường vì bệnh tật khiến nhiều người xót xa.
Nhiều người đã nỗ lực kêu gọi và quyên góp để cuộc sống của thầy dễ dàng hơn.
Thầy Kiệt An phải nghỉ dạy vì bệnh nặng liên quan giọng nói. (Ảnh: Thanh Niên)
Mới đây nhất, Trúc Phương đã kêu gọi ủng hộ thầy Kiệt An trên trang cá nhân. Cô viết: "Em Phương xin phép mở quyên góp giúp đỡ cho thầy giáo khó khăn. Phương cũng đã từng là học sinh dưới mái trường, thật sự biết ơn sự vất vả và cống hiến của các thầy cô giáo. Hy vọng có thể giúp đỡ để cuộc sống của thầy sẽ đỡ vất vả hơn".
Trúc Phương kêu gọi quyên góp số tiền lớn cho thầy. (Ảnh: Chụp màn hình Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Thầy từng là người đạt nhiều thành tích trong giảng dạy. (Ảnh: Thanh Niên)
Chỉ sau 2 tiếng kêu gọi quyên góp, số tiền ủng hộ thầy Kiệt An đã lên tới 300 triệu đồng. Trúc Phương thông báo trên trang cá nhân: "Em Phương ngưng quyên góp nha mọi người ơi. Sau 2 tiếng đã quyên góp được 300 triệu đồng rồi ạ. Mình để dành cho những trường hợp sau nghen. Em Phương xin chân thành cảm ơn mạnh thường quân rất nhiều. Trân trọng".
Hàng ngày thầy sống nhờ vào cơm từ thiện. (Ảnh: Thanh Niên)
Trước đó, Thanh Niên đã đưa tin về câu chuyện của Kiệt An. Thầy đi dạy được 34 năm nhưng phải xin nghỉ vì bệnh nặng đột nhiên ập đến. Cuộc sống của thầy rơi vào bế tắc khi chưa đủ tuổi nhận lương hưu sớm và chưa đến thời điểm nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Thầy đi xin đồ ăn từ thiện để sống qua ngày. (Ảnh: Thanh Niên)
Thầy tâm sự: "8 tháng trời không có thu nhập, không đóng được tiền nhà trọ, tôi xách đồ ra trước cổng bệnh viện chưa biết đi đâu về đâu thì gặp cô Hường - vợ chồng cô đều bị tai biến cũng đang chờ xin cơm từ thiện nói về cô cho ở nhờ. Từ tháng 7/2022 tới nay, nhờ vậy tôi có chỗ che nắng, mưa, ngày 2 lần sáng, chiều ra xin cơm trước cổng bệnh viện".
Người phụ nữ cho thầy ở nhờ vì hoàn cảnh quá khó khăn. (Ảnh: Thanh Niên)
Niềm mong mỏi duy nhất của thầy đó chính là được đến trường gặp học sinh, gặp đồng nghiệp nhưng điều đó chẳng thể thực hiện. Dù được trường gửi giấy mời về tham dự ngày 20/11 nhưng thầy từ chối vì sợ bản thân làm ảnh hưởng tới không khí. Thầy xúc động nói: "Mình làm gì làm cũng có lòng tự trọng của bản thân, mình tự biết điều gì mình có thể làm được, những điều gì mình không làm được. 20/11 năm nay tôi cũng không mong ước điều gì, chỉ xem báo đài chúc mừng ngày này, buồn quá thì nằm khóc một mình, chứ tôi cũng ngại các em học sinh tới lui đến thăm, phiền các em".
Thầy được mời về tham dự ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: Thanh Niên)
Cuộc sống tạm bợ của thầy khiến nhiều người xót xa. (Ảnh: Thanh Niên)
Với số tiền 300 triệu đồng, mong rằng thầy Kiệt An sẽ có thêm chi phí chữa bệnh và ổn định cuộc sống. Đồng thời, khao khát trở lại giảng đường của thầy có thể sớm được thực hiện.
Dạy học luôn là nghề cao quý khi đào tạo, nuôi dưỡng mầm non tương lai. Những người làm và muốn gắn bó lâu với nghề phải thật sự tâm huyết và có niềm đam mê. Chính vì vậy, việc một người thầy phải rời giảng đường vì lý do bất khả kháng là điều khó khăn và đau khổ. Không còn gì để diễn tả được niềm hụt hẫng khi công việc gắn bó hàng chục năm bỗng nhiên mất đi. Ngày 20/11 đang đến gần, chúc cho tất cả các thầy cô luôn mạnh khỏe đến lên giảng đường, mãi là người lái đò tận tâm đưa các em sang sông.
Vụ việc của vợ Xuân Bắc: Nhiều cư dân mạng bình luận khiếm nhã, lập tag "giải cứu Bi", là giải cứu hay dồn trẻ vào đường cùng? Nhiều người bình luận "sợ Bi béo sẽ tổn thương tâm lý" nhưng chính họ lại đang vô tình làm tổn thương cậu bé nhiều hơn. Ngày hôm qua, mạng xã hội xôn xao trước bài đăng của chị Hồng Nhung - vợ nghệ sĩ Xuân Bắc. Cụ thể chị Nhung đã lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh nên kiểm soát...