Chàng trai tử vong vì rơi từ tòa nhà cao nhất châu Âu trong lúc selfie
Một nam thiếu niên tử vong sau khi rơi từ nóc của tòa nhà cao nhất châu Âu ở Nga được cho là trong lúc chụp ảnh selfie.
Alexander Sh. Ảnh: The Sun
Alexander Sh, 18 tuổi, rơi từ nóc của Tháp OKO, ở Moscow, cao hơn 1.160 feet (gần 354 m) và trúng một chiếc xe hơi đỗ ở bên dưới sân. Alexander được cho là đang chơi trên một sân trượt băng ở tầng 86 của tòa nhà với bố khi thảm kịch xảy ra.
Tuy nhiên, hiện có những thông tin trái chiều về việc cậu đã tử vong như thế nào. Một số người cho hay Alexander đang định chụp ảnh selfie, trong khi những người khác nói rằng cậu rơi xuống sau một cuộc cãi vã với bố.
Alexander rơi xuống trúng một chiếc xe hơi ở dưới sân. Ảnh: The Sun
Video đang HOT
“Trong lúc tức giận, Alexander đã chạy tới sân đỗ trực thăng và nhảy xuống”, một nhân chứng kể.
OKO, nghĩa là con mắt, hiện là tòa nhà cao nhất ở châu Âu, bao gồm các văn phòng và căn hộ, là một trong những địa chỉ được tìm kiếm nhiều nhất tại Moscow. Sân trượt băng trên nóc nhà là điểm vui chơi mới thu hút nhiều người, với giá vé là 48 USD và diện tích bề mặt được phủ băng là 420 m2.
Tháp OKO hiện là tòa nhà cao nhất ở châu Âu. Ảnh: The Sun
Anh Ngọc
Theo VNE
Robot sắp được trao quyền con người ở châu Âu?
Một bản báo cáo gần đây đệ lên Nghị viện châu Âu cho rằng robot cần được trao "trạng thái con người" để đảm bảo quyền và trách nhiệm.
Một bản báo cáo gần đây ở Nghị viện châu Âu đang đề xuất trao "trạng thái con người" cho robot
Nghị viện châu Âu vừa kêu gọi soạn thảo một bộ quy định để quản lý việc sử dụng và tạo ra robot và trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm một "trạng thái con người điện tử" để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho AI.
Trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 17/2, với hai phiếu trắng, Ủy ban các vấn đề pháp lý của nghị viện châu Âu đã thông qua bản báo cáo vạch ra dàn ý của bộ quy định.
"Ngày càng có nhiều lĩnh vực trong đời sống hàng ngày của chúng ta bị ảnh hưởng bởi robot", tác giả của bản báo cáo, Nghị sĩ Mady Delvaux nói. "Để giải quyết thực tế này và để đảm bảo robot đang và sẽ tiếp tục phục vụ con người, chúng ta cần khẩn trương tạo ra một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ của châu Âu".
Trạng thái pháp lý được đề xuất cho robot sẽ tương tự với trạng thái pháp lý của các doanh nghiệp. Trạng thái này cho phép các doanh nghiệp tham gia vào các vụ án pháp lý với tư cách là cả nguyên đơn và bị đơn.
Delvaux nói: "Những gì chúng ta cần bây giờ là tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho các robot hiện đang có trên thị trường hoặc sẵn có trong 10-15 năm tới."
Theo các chuyên gia, đề xuất này có thể cực kỳ gây tranh cãi
Ashley Morgan, làm việc tại công ty luật quốc tế Osborne Clarke, nói rằng đề xuất này sẽ là "cực kỳ gây tranh cãi."
"Người ta có thể lập luận rằng việc này đồng nghĩa với cấp nhân quyền cho robot. Điều này không hề dễ dàng với các công ty sản xuất robot và AI", ông nói với Guardian.
"Nếu tôi tạo ra một con robot và con robot tạo ra một cái gì đó mà có thể được cấp bằng sáng chế, tôi hay con robot kia sẽ sở hữu bằng sáng chế? Nếu tôi bán con robot, sản phẩm nó tạo ra có buộc phải bán theo? Đó là những câu hỏi không dễ để trả lời và sẽ đi thẳng vào trọng tâm của cuộc tranh luận này", Morgan nói thêm.
Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu về đề xuất dự thảo trong tháng 2 tới và cần sự chấp thuận của đa số tuyệt đối để được thông qua.
Theo Trà My - The Guardian (Dân Việt)
Phát hiện lộ trình bí mật đưa nhiều người Việt vào châu Âu Lực lượng bảo vệ biên phòng Lithuania đã phát hiện được tuyến đường bí mật mà nhiều người Việt di cư dùng để vào châu Âu. Tuyến đường này đi qua Lithuania, vốn nằm rất xa về phía bắc so với lộ trình những người di cư khác thường dùng để vào châu Âu. Năm 2015, gần 1,5 triệu người di cư đã...