Chàng trai trường Y ngồi nghe nhạc tưởng rất bình thường, xem kỹ lại gần mới phát hiện điều bất thường khiến ai cũng cười bò
Mang hẳn ống nghe nhịp tim để nghe nhạc, phải chăng đây là hình ảnh của sinh viên chuyên Y khi quá ảm ảnh nghề nghiệp?
Trong tất cả các ngành học, có lẽ ngành Y là một trong những ngành “khó nhằn” nhất khi điểm đầu vào luôn thuộc top cao chót vót kèm theo thời gian biểu học và thi căng theo từng ngày. Giáo trình dày hàng nghìn trang, ngày tiếp xúc với những đạo cụ học tập rợn người như mô hình cơ thể, xương người… bảo sinh viên Y bị ám ảnh nghề nghiệp cũng dễ hiểu.
Mới đây, một hình ảnh được chia sẻ rộng rãi trên Weibo khiến người xem không khỏi ôm bụng cười trước cảnh cậu sinh viên Y nghe nhạc. Ở ngay chốn đông người, không hiểu cậu bạn quên mang tai nghe hay sao mà lấy hẳn ống nghe nhịp tim để nghe nhạc. Ai cũng đoán đây chính là tương tai của dân chuyên Y, học hành nhiều quá nên phải nghe như vậy mới phiêu theo từng nhịp như đang nghe tiếng đập của bệnh nhân vậy.
Nhìn qua cũng bình thường như bao ai nhưng nhìn kỹ có điều gì đó sai sai.
Lấy hẳn ống nghe nhịp tim để xài thì chỉ có thể là dân chuyên Y rồi!
Ống nghe là thiết bị y tế âm thanh để thính chuẩn dùng nghe những âm thanh rất nhỏ bên trong cơ thể của động vật hoặc con người. Vậy nên nếu dùng để nghe nhạc mà không chỉnh volume nhỏ nhất có thể gây nhức tai hoặc thậm chí đau đầu, chóng mặt vì âm lượng vọng lại quá lớn. Có thể do cậu bạn học quá nhiều nên bị ám ảnh, quen tay lấy luôn để xài. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng nam sinh cố tình làm màu nơi công cộng để thu hút sự chú ý.
Dù sao thì hình ảnh này vẫn khiến người xem không khỏi ôm bụng cười và thương cho cảnh học nhiều của sinh viên Y. Nhưng phải tốn nhiều thời gian và công sức học tập, chúng ta mới có được những bác sĩ có khả năng cứu người và tài năng nhất. Ngay sau khi được đăng tải, dân mạng đã thi nhau để lại nhiều bình luận:
- Chắc bệnh nghề nghiệp rồi, bình thường đi học quen nghe nhịp tim nên bây giờ lôi ra nghe nhịp nhạc.
- Phiêu theo từng nhịp như đang nghe tiếng đập của bệnh nhân vậy.
- Nghe kiểu này các bạn chuyên Y mới thấy thấm vào tận tâm hồn.
- Nghe thủng màng nghĩ chết. Cái tai nghe đó thính lắm, phát ra âm thanh to cực.
Video đang HOT
- Chuyện này là có thật nhé, người nhà bệnh nhân lẫn bệnh nhân điếc nên phải cho người nhà đeo rồi nói. Nhưng chắc bạn trong hình làm màu thôi vì đeo nhiều đau tai lắm.
Theo Helino
Chung nhà nhưng không chung giường vì bạn đời ngủ ngáy, nghiến răng
"Có lẽ phim ảnh đã khiến mọi người đánh đồng sự thân mật với việc ngủ chung giường. Nhưng hôn nhân không có nghĩa là bạn phải chia sẻ mọi thứ, kể cả giấc ngủ với đối phương".
Zing.vn trích dịch bài viết trên Independent, Cup of Jo nói về xu hướng các cặp yêu nhau và đôi vợ chồng sống chung nhà nhưng chọn ngủ khác giường để duy trì mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp hơn.
Tina Cooper (45 tuổi, nhân viên xã hội) và bạn trai quen 10 năm đang sống chung nhà - Donald Smith (63 tuổi) - có thói quen, sở thích trái ngược nhau.
Cooper là một "cú đêm" điển hình: thức khuya, dậy trễ. Cô cảm thấy dễ ngủ hơn khi nghe nhạc, thích tấm nệm mềm mại, giường đầy gối và ghét ánh nắng mặt trời buổi sáng.
Trong khi đó, Smith là kiểu người sinh hoạt nề nếp, thích sự yên lặng, muốn một tấm nệm cứng và căn phòng ngủ có thể đón ánh bình minh.
Sự khác biệt này khiến đôi trẻ quyết định ngủ riêng.
"Chúng tôi đã dành quá nhiều thời gian cho nhau khi ở chung nhà và đi làm cùng công ty. Tôi lại là người kín đáo và cần có một chút không gian riêng", Cooper nói.
Trong khi hầu hết mọi người coi việc ngủ chung giường với đối tác lãng mạn là cách để duy trì sự thân mật, gần gũi, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng ngược lại.
Thay vì phải nằm chung giường và chịu đựng tiếng ngáy như "sấm", nghiến răng kèn kẹt và hàng loạt tật xấu khi ngủ của đối phương, các cặp yêu nhau và kể cả vợ chồng chọn cách ngủ riêng để thoải mái hơn và tránh việc cãi cọ vô ích.
Các đôi vợ chồng không muốn ngủ chung giường vì những tật xấu khi ngủ của đối phương. Ảnh: Independent.
Chung nhà nhưng không chung giường
Jill Goebel (52 tuổi, Australia) và chồng là Brett Goebel (52 tuổi, nhà khoa học) bắt đầu ngủ riêng khi bà không thể chịu đựng chứng ngáy ngủ của người bạn đời thêm được nữa.
"Rất khó khăn để ngủ chung vì chồng tôi ngày càng ngáy to hơn trong khi ở tuổi này tôi rất nhạy cảm", bà Goebel nói.
Ban đầu ông Goebel không đồng ý với ý tưởng chia giường nhưng cuối cùng đã chấp nhận để vợ có "không gian riêng tư" vài lần mỗi tuần.
Không giống vợ chồng nhà Goebel, Erin và chồng sống tại Florida (Mỹ) không có tật xấu nào. Tuy nhiên, cả hai đã ngủ riêng vì muốn thoải mái.
"Khi ngủ riêng, bạn có thể chỉnh báo thức, quạt, điều hòa, ánh sáng..., tất cả mọi thứ tùy ý. Chúng tôi muốn một mình vào ban đêm để ngủ ngon nhất có thể", Erin nói.
Nhiều người ao ước có thể "giường ai nấy ngủ" khi về chung nhà với ai đó. Ảnh: Giacomo Bagnara.
Theo Independent, chung nhà nhưng không chung giường đang trở thành giấc mơ của nhiều người khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
Một cuộc khảo sát năm 2012 của Better Sleep cho thấy 25% cặp vợ chồng không ngủ chung để có thể ngon giấc hơn.
46% trong số 2.000 người Mỹ được khảo sát bởi công ty nghiên cứu tiếp thị OnePoll vào năm ngoái nói rằng họ ước có thể "giường ai nấy ngủ" khi về chung nhà với ai đó.
Theo Jennifer Adams, tác giả cuốn sách Sleeping Apart Not Falling Apart, nhiều cặp vợ chồng lâu năm nhận ra hạnh phúc không phụ thuộc vào việc họ có dành cả 7 ngày trong tuần để ngủ trên cùng một chiếc giường hay không.
Ngoài ra, phụ nữ và đàn ông có thái độ khác nhau đối với chuyện chia giường. Vì thường nhạy cảm hơn, đặc biệt trong thời kỳ mang thai hay giai đoạn thay đổi nội tiết tố, những người bạn gái, vợ ủng hộ vấn đề này hơn nam giới.
"Hôn nhân không có nghĩa phải chia sẻ cả giấc ngủ"
Với nhiều người, chuyện vợ chồng không ngủ chung giường vẫn rất khó hiểu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cặp càng cảm thấy an toàn, tin tưởng vào mối quan hệ lãng mạn của mình càng thoải mái trong việc ngủ riêng.
Nghiên cứu năm 2016 của ĐH Y Paracelsus ở Nieders (Đức) cho thấy vấn đề về giấc ngủ và mâu thuẫn trong mối quan hệ có xu hướng xảy ra đồng thời.
Còn khảo sát năm 2013 từ ĐH California ở Berkeley (Mỹ) phát hiện ra rằng một đêm mất ngủ của vợ (chồng) vì sự ồn ào, quấy rầy của nửa kia có thể dẫn đến xung đột, cãi vã vào ngay sáng hôm sau.
Nhiều cặp vợ chồng mâu thuẫn vì phải chịu đựng nhau khi ngủ chung. Ảnh: cupofjo.
Ken Page, nhà trị liệu tâm lý ở New York và là tác giả của Deeper Dating, nói rằng một số cặp vợ chồng có mối quan hệ tốt hơn sau khi ngủ riêng.
"Tôi đã làm việc với các cặp vợ chồng như vậy. Họ không phải lo lắng về giấc ngủ bị quấy rầy. Mọi chuyện ổn hơn và thậm chí nhiều khúc mắc trong quá khứ với người bạn đời được tháo gỡ", ông Page cho biết.
Còn nữ tác giả Jennifer Adams nói: "Khi hai người có một giấc ngủ tốt hơn, thể chất, tâm trạng, tinh thần của họ cũng khá lên.
Không còn ai bực bội vì tỉnh giấc giữa đêm, cũng không cảm thấy có lỗi vì đã làm phiền người bạn chung giường. Đây là nền tảng để xây dựng mối quan hệ bền vững".
Hiện tại, một số bạn bè và người thân Erin vẫn không thể hiểu nổi câu chuyện ở chung nhà nhưng ngủ khác giường của cô và chồng.
"Có lẽ phim ảnh đã khiến mọi người đánh đồng sự thân mật với việc ngủ chung giường. Nhưng hôn nhân không có nghĩa là bạn phải chia sẻ mọi thứ, kể cả giấc ngủ với đối phương", Erin nói.
Theo Zing
Loạt hot girl từng bị sa thải vì xinh đẹp, chăm khoe ảnh gợi cảm lên mạng Nữ y tá Thái Lan Namkhing Kanyapak từng mất việc vì quá nổi tiếng còn bác sĩ người Myanmar Nang Mwe San bị thu hồi giấy phép hành nghề khi thường khoe ảnh gợi cảm lên mạng. Namkhing Kanyapak (sinh năm 1994) bất ngờ nổi tiếng sau khi loạt ảnh chụp cô được đăng trên 9Gag - diễn đàn nổi tiếng thế giới...