Chàng trai trẻ và nửa lá gan yêu thương hiến tặng cha
Những ngày cuối năm 2020, trong căn phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, có hai cha con với câu chuyện đặc biệt và thật nhiều cảm xúc.
Hiến nửa lá gan cho cha
Ông N.Đ.C. (57 tuổi) được chẩn đoán mắc xơ gan từ 8 năm trước, đã chuyển sang giai đoạn nặng. Ông nhập viện trong tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, liên tục nôn ra máu, vàng da, sụt cân, cơ thể vô cùng mệt mỏi.
Nói về tình trạng bệnh của ông C., TS BS Trần Công Duy Long, Phó trưởng Khoa Ngoại Gan – Mật – Tuỵ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, để giữ cho chức năng gan ổn định, người bệnh phải được truyền đạm liên tục mỗi ngày. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra phát hiện những nốt và khối u mới trên nền xơ gan nặng.
Với tình trạng này, người bệnh cần được thay hoặc ghép gan để loại bỏ lá gan cũ đã bị xơ nặng và những khối u mới xuất hiện. Việc ghép gan mới có thể hỗ trợ cho người bệnh một cuộc sống mới tốt hơn, tránh các biến chứng gây đột tử.
Hai cha con ông C. trước khi bước vào ca mổ ghép gan.
Với tình trạng bệnh như vậy, chắc có lẽ ai cũng nghĩ ông C. khó mà qua khỏi nếu không ghép gan. Nhưng rồi tình yêu thương của người thân đã đem lại niềm hy vọng và sự sống cho ông C.
N.T.T. (30 tuổi) con trai ông C. đã quyết định hiến nửa lá gan của mình để ghép cho cha. Nhìn cha đau đớn vì bệnh tật, T. không thể cầm lòng, sức khỏe anh sẽ yếu đi khi mất nửa lá gan nhưng có thể giúp cứu sống cha, đó là niềm hạnh phúc, sự hi sinh tuyệt vời của anh dành cho người cha.
“Nhìn thấy ngày nào ba cũng phải chịu đựng những cơn đau khi mũi tiêm vào tay, mình cảm thấy rất đau lòng… Khi thực hiện các xét nghiệm để ghép gan cho ba, mình cũng phải chịu những nỗi đau và sự khó chịu này. Điều đó làm mình thêm quyết tâm cùng ba, cùng các y bác sĩ của bệnh viện để thực hiện thành công ca ghép” , anh T. chia sẻ.
Cuộc đại phẫu kéo dài hơn 12 tiếng
Bồn chồn, lo lắng và hy vọng là những cảm xúc đan xen vào lúc sinh tử chỉ cách nhau một cuộc đại phẫu. Hai cha con chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật có lẽ là lớn nhất trong cuộc đời – ghép gan.
Video đang HOT
Rơm rớm nước mắt nhìn con, ông C. nghẹn ngào nói: ” Hy vọng cuộc ghép tạng của hai cha con được thuận lợi. Chỉ cần người trong gia đình khỏe mạnh thì đó là tài sản lớn nhất” .
Lo lắng, đó không chỉ là tâm trạng của hai cha con ông C. trước khi vào phòng mổ, mà đó còn là cảm xúc của tất cả các bác sĩ kíp mổ tại Bệnh viện. Dù đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép tạng thành công nhưng ở mỗi ca ghép mới, các bác sĩ của Bệnh viện vẫn luôn cẩn thận từng chút một ở tất cả các khâu chuẩn bị.
Sau hơn 12 tiếng đồng hồ, nửa lá gan của anh T. được lấy ra, tạo hình rồi ghép vào cho ông C. Đối với các bác sĩ trong ê-kíp mổ chính, không giây phút nào có thể thiêng liêng hơn khoảnh khắc tái tưới máu cho lá gan mới. Thấy được sự hoạt động bình thường của lá gan trong cơ thể người bệnh đó như một điều kỳ diệu của ê-kíp phẫu thuật và cả người bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân.
Kể về ca ghép gan, ThS BS Nguyễn Tất Nghiêm, Phó trưởng khoa Gây mê hồi sức tại Bệnh viện cho biết, xuyên suốt quá trình trước, trong và sau mổ, toàn bộ các đội nhóm đã tập trung cao độ, phối hợp rất chặt chẽ để việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, đặc biệt là giai đoạn tưới máu cho mảnh ghép.
” Quá trình chuẩn bị cho giai đoạn nối ghép các mạch máu được hoàn tất, các bác sĩ phẫu thuật chuẩn bị mở các mạch máu để máu đi vào trong các mảnh ghép mới, tất cả đội nhóm đều có mặt, tập trung và cẩn thận. Giữa tháng 1/2021, ông C. xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Đó là điều tuyệt vời” , BS Nghiêm chia sẻ.
Từ năm 2018 đến nay, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã thực hiện thành công 16 ca ghép gan. Cảm xúc vui mừng khôn xiết khi cùng người bệnh chiến thắng tử thần không chỉ dừng lại ở các ca bệnh ghép gan.
Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cũng đã có những người bệnh thoát ly hoàn toàn được với máy lọc thận, nhờ sự nỗ lực không ngừng của ê-kíp ghép thận. Dù mới triển khai kỹ thuật này từ tháng 6/2020 nhưng đến nay, Bệnh viện đã thực hiện thành công 9 ca ghép thận từ người hiến còn sống, hồi sinh kỳ diệu cho những cuộc đời.
Người cha 8 năm trời lâm bạo bệnh nguy kịch được con trai hiến lá gan cứu mạng ngày cuối năm
Ông C. được chẩn đoán mắc xơ gan từ 8 năm về trước, đã chuyển sang giai đoạn nặng. Thấy cha hằng ngày bị những mũi tiêm hành hạ và tính mạng bị đặt vào vòng nguy hiểm, đứa con trai đã quyết định hiến lá gan để thực hiện ca mổ định mệnh ngày cuối năm.
Những ngày cuối năm Canh Tý 2020, trong một căn phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TPHCM), 2 cha con ông Nguyễn Đình C. (57 tuổi) và anh Nguyễn Thiên T. (30 tuổi) trải qua những giây phút rất đặc biệt.
Bởi lẽ, 2 cha con đang chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật sinh tử.
Theo bệnh sử, ông C được chẩn đoán mắc xơ gan từ 8 năm về trước, đã chuyển sang giai đoạn nặng. Ông nhập viện trong tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, liên tục ói ra máu, vàng da, sụt cân, cơ thể vô cùng mệt mỏi.
Hai cha con ông C. lạc quan nhưng cũng lo lắng trước ca mổ.
TS.BS. Trần Công Duy Long, Phó trưởng Khoa Ngoại Gan - Mật - Tuỵ BV ĐHYD cho biết, để giữ cho chức năng gan ổn định, người bệnh phải được truyền đạm liên tục mỗi ngày.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra phát hiện những nốt và khối u mới trên nền xơ gan nặng. Với tình trạng này, người bệnh cần được thay hoặc ghép gan để loại bỏ lá gan cũ đã bị xơ nặng và những khối u mới xuất hiện, tránh các biến chứng gây đột tử.
Nhìn thấy cha ngày nào cũng phải chịu đựng những cơn đau khi mũi tiêm vào tay, anh C. cảm thấy rất đau lòng.
Nhất là khi đã cảm nhận trực tiếp lúc thực hiện các xét nghiệm xem gan mình có phù hợp với cha hay không.
Ngay khi bác sĩ báo kết quả khả quan, anh C. quyết tâm phải hiến gan để cùng cha thực hiện ca ghép gan càng sớm càng tốt.
Lo lắng, đó không chỉ là cảm xúc của 2 cha con ông C trước khi vào phòng mổ, mà còn là của tất các các bác sĩ.
Các bác sĩ tập trung hết mức trong cuộc mổ.
ThS.BS. Nguyễn Tất Nghiêm, Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết, xuyên suốt quá trình trước, trong và sau mổ, toàn bộ các đội nhóm đã phối hợp rất chặt chẽ để việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, đặc biệt là giai đoạn tưới máu cho mảnh ghép.
Khi quá trình chuẩn bị cho giai đoạn nối ghép các mạch máu được hoàn tất, các bác sĩ phẫu thuật chuẩn bị mở các mạch máu để máu đi vào trong các mảnh ghép mới.
Ca ghép gan sau đó thực hiện thành công.
Sau hơn 12 tiếng đồng hồ, nửa lá gan của anh T. được lấy ra, tạo hình rồi ghép vào cho ông C.
Khoảnh khắc tái tưới máu cho lá gan mới sau đó cũng đến trong sự vỡ òa vui mừng của các y bác sĩ.
Qua quá trình điều trị theo dõi, chống thải ghép, ông C. xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Hậu phẫu, sức khỏe 2 cha con hồi phục tốt.
Theo các bác sĩ từ năm 2018 đến nay, BV ĐHYD đã thực hiện thành công 16 ca ghép gan. Đặc biệt là từ ca ghép thứ 10 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, BV đã nỗ lực cứu sống người bệnh, tự thực hiện kỹ thuật phức tạp này mà không có sự hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia nước ngoài.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau ghép tạng.
Bên cạnh việc đảm bảo an toàn trong suốt cuộc ghép tạng, quá trình chăm sóc sau ghép cũng được đặc biệt chú trọng, giúp người bệnh thích nghi tốt với bộ phận cơ thể mới, hồi phục tốt và tái hòa nhập với cộng đồng.
Cứ như vậy đã hơn 2 năm qua, 25 ca ghép tạng đã được BV ĐHYD TPHCM hiện thành công, viết nên những câu chuyện "hồi sinh" đầy ý nghĩa.
Cấp cứu bệnh nhân bị ho ra máu sét đánh, tỉ lệ tử vong đến 90% ngày đầu năm Thời điểm nhập viện, bệnh nhân ho ra máu ồ ạt không cầm được và ngưng hô hấp tuần hoàn, tình trạng vô cùng nguy kịch. Sáng ngày 18/2, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) thông tin, một trường hợp ho ra máu sét đánh, tỷ lệ tử...