Chàng trai TPHCM chi 40 triệu đồng trốn nóng ở vùng đất bí ẩn tại Ấn Độ
Chi 40 triệu đồng để trốn cái nắng nóng ngột ngạt của TPHCM, anh Phan Đình Thắng đã có chuyến đi vô cùng thú vị tới Ladakh, vùng đất bí ẩn ở Ấn Độ, nơi đang có nhiệt độ chỉ từ -12 đến 1 độ C.
Ladakh góp mặt trong danh sách top 50 địa điểm tuyệt vời nhất thế giới năm 2023 do tạp chí Times bình chọn. Ladakh (Lạp Đạt Khắc) ở độ cao trên 3.000m so với mực nước biển, là một khu vực nằm ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ.
Phía đông Ladakh giáp khu tự trị Tây Tạng. Nơi đây được mệnh danh là Tiểu Tây Tạng nằm ở miền Bắc Ấn Độ.
Ladakh là vùng đất đầy bí ẩn với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đồi núi, hồ nước trong xanh, thung lũng, xen lẫn những ngôi làng nhỏ hoặc tu viện cổ kính.
Anh Phan Đình Thắng, 35 tuổi, làm việc ở một ngân hàng tại TPHCM vừa qua đã có chuyến đi vô cùng thú vị tới Ladakh.
Anh Thắng chia sẻ: “Tôi định đi du lịch Nhật Bản vào tháng 4 để ngắm hoa anh đào hoặc tới châu Âu vào mùa hè để ngắm cảnh. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ tôi nhận thấy, Nhật hay châu Âu sau này về già này mình vẫn có thể đi được, nhưng Ladakh thì khác, muốn tới đây tôi cần có sức khỏe và sự nhiệt huyết. Vậy nên tôi đã tới Ladakh vào cuối tháng 4 vừa qua”.
Theo anh Thắng, nhiều người đi trước đã nói “sẽ thật phí phạm nếu di chuyển ở Ladakh bằng ô tô”. Vì vậy, anh đã quyết định mua tour mô tô để khám phá vùng đất bí ẩn này. Anh Thắng có cơ hội lái xe tới các địa điểm ở Ladakh, tại những cung đường khó, anh có tài xế hỗ trợ lái xe.
Thiên nhiên hùng vĩ nơi đây đã để lại cho anh Thắng một ấn tượng khó quên. Khí hậu ở Ladakh khắc nghiệt, địa hình hoang sơ, song nơi này được bù lại một vẻ đẹp như tiên cảnh.
Anh Thắng ấn tượng nhất với hồ Pangong, nơi từng xuất hiện trong bộ phim B a chàng ngốc. Đây là một trong những hồ nước lợ lớn nhất thế giới. Trong ảnh là cảnh sắc hồ vào buổi sáng.
Video đang HOT
Sắc xanh của hồ thay đổi theo giờ trong ngày. Hình ảnh phía trên được anh Thắng chụp vào thời điểm 15-16h. “Đường đến Pangong bằng mô tô không dễ, sau khi băng qua biết bao con đường đất đá gập ghềnh, cát bụi mịt mù, du khách mới chinh phục vẻ đẹp siêu thực tại hồ Pangong. Điều này khiến mỗi du khách càng thêm ấn tượng với điểm đến này”, anh Thắng nói.
Cuối tháng 4 đầu tháng 5, Ladakh vẫn khá lạnh, cái lạnh khô khắc nghiệt do nằm lọt giữa dãy Himalaya và dãy Karakoram. Mùa này, Ladakh đang tràn ngập hoa mơ nên tạo ra một cảnh sắc tuyệt đẹp. “Từ tháng 4-10 hàng năm là thời điểm đẹp nhất để khám phá Ladakh. Nếu ai có ý định trốn nóng mùa hè thì nên tham khảo du lịch tại đây những ngày này”, anh Thắng nói.
Đêm ở Ladakh lấp lánh sao. Anh Thắng thấy mình như lạc vào miền cổ tích.
Theo anh Thắng, Ladakh là vùng đất khắc nghiệt, có độ cao trên 3.000m so với mực nước biển. Anh đã phải uống thuốc chống say độ cao trước khi đi và 3-4 ngày đầu trong hành trình để cơ thể thích ứng.
Trong hình là con đường ở độ cao 4.700m, tiến gần đến đỉnh đèo cao nhất thế giới Khardungla (5.450m). Nhiệt độ tại đây nói riêng và ở Ladakh rất thấp nên anh Thắng đã chú ý uống nhiều nước, tránh thức uống có cafein trong 1-2 ngày đầu… Về trang phục, anh chuẩn bị áo giữ nhiệt, áo phao, áo chống nước, mũ, tất mang thêm miếng dán giữ nhiệt.
Anh Thắng tiết lộ, chi phí của chuyến đi khoảng 40 triệu đồng (10 ngày) bao gồm tiền khách sạn, vé máy bay 4 chặng, ăn uống các bữa chính…
Làng du mục Korzok bình yên bên hồ Tso Moriri
Nằm cách Leh - thủ phủ của bang Jammu & Kashmir của Ấn Độ 230km và nằm ở độ cao 4.600m, làng Korzok nằm lặng lẽ và bình yên bên hồ Tso Moriri xanh ngắt.
Ảnh: Dương Quán Hạ
Korzok là một ngôi làng du mục, mùa đông từ tháng 11 tới tháng 5 năm sau, khi mùa đông tuyết phủ khắp nơi người dân ở đây du canh du cư, họ chỉ trở về làng để chăn nuôi và làm du lịch khi mùa hè tới.
Ở nơi đây tiện nghi đều ở mức tối thiểu, tuy khách sạn, nhà nghỉ có phòng khép kín, nhà vệ sinh trong phòng nhưng nước nóng sẽ được mang lên bằng xô để ở trước cửa phòng. Các bếp lò được đun bằng phân bò Yak phơi khô.
Tôi đến Korzok vào buổi tối khi mất cả ngày ngồi trên xe vượt qua bao nhiêu ngọn núi, bao nhiêu chặng kiểm soát do làng nằm ở gần biên giới Trung Quốc và Ấn Độ, bao nhiêu ngôi làng.
Tuy quãng đường chỉ 230km nhưng đường khá xấu, xóc, đá lổn nhổn nên mất nhiều thời gian. Sáng sớm hôm sau, tôi tỉnh dậy giữa ánh nắng vàng rực rỡ chiếu tới tận cửa sổ, trời xanh mây trắng và những ngọn núi tuyết thấp thoáng xa xa.
Toàn cảnh làng Korzok và hồ Tso Moriri. Ảnh: Dương Quán Hạ
Làng Korzok bình yên dưới chân rặng núi tuyết. Ảnh: Dương Quán Hạ
Đường đi từ Led...
... tới làng Korzok. Ảnh: Dương Quán Hạ
Korzok trông như một khu làng bỏ hoang đổ nát sau chiến tranh nhưng thực ra cuộc sống ở đây vẫn diễn ra âm thầm lặng lẽ nhưng không thiếu phần hạnh phúc.
Tôi đã lang thang cả ngày trời quanh ngôi làng nhỏ bé bên hồ này, tận mắt chứng kiến cuộc sống bình dị của người dân ở đây, nhìn họ vắt sữa dê trong chuồng dê chen lấn xô đẩy nhau mà đứng.
Tôi nghe tiếng dê kêu be be, tiếng chó chăn cừu, tiếng người xua đàn dê đi đúng hướng, tiếng í ới gọi nhau trên cánh đồng, tiếng lao xao của các em bé, nhìn người dân buổi sáng bắc ghế trước cửa nhà ngồi tám chuyện đầy hứng thú và rôm rả, ánh nắng thì cứ chan hòa khắp nơi.
Tôi ngồi bệt bên khung cửa của một homestay trong làng, hỏi han bác chủ homestay đủ thứ chuyện về cuộc sống của người dân ở đây, cách họ làm du lịch như thế nào.
Sau đó tôi đã lững thững đi bộ xuống sát mép hồ Tso Moriri, nằm dang tay dang chân giữa một bầy dê, cừu, cỏ, tận hưởng giây phút nhỏ bé giữa thiên nhiên đẹp tới dường đó.
Do bị cô lập cả mùa đông, thời tiết khắc nghiệt và xa xôi, cách trở thời gian như ngưng đọng lại ở khu làng nhỏ bé này.
Từ Korzok đi thêm 3km nữa trên đỉnh đồi cao, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ khung cảnh của làng và hồ Tso Moriri bao la rộng lớn. Những stupa nhỏ bằng đá hay gọi là mộ đá ở khắp nơi.
Mọi người vẫn đặt để nó như một nghi thức để cầu nguyện, giúp lời cầu nguyện của mình đến với thần linh bằng cách cân bằng những khối đá lên nhau tạo thành chóp, càng cao càng vững càng tốt và cũng như một lời chúc may mắn cho tất cả những du khách đi ngang qua mộ đá này.
Hồ Tso Moriri. Ảnh: Dương Quán Hạ
Hồ Tso Moririb cạnh làng. Ảnh: Dương Quán Hạ
Em bé ở làng Korzok. Ảnh: Dương Quán Hạ
Chuẩn bị vắt sữa dê - Ảnh: Dương Quán Hạ
Phân bò Yah phơi khô làm chất đốt cho mùa đông - Ảnh: Dương Quán Hạ
Ở Korzok không có sóng điện thoại, không có internet, chỉ có bạn và thiên nhiên bao la rộng lớn, với những người dân chất phác, hiền hậu và mến khách.
Tới nơi này mọi phiền muộn, hối hả, tất bật của cuộc sống hiện đại dường như bị bỏ lại đằng sau trong một khoảnh khắc ngắn ngủi.
Bạn sẽ được đắm chìm trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tận mắt trông thấy cuộc sống khác, nền văn hóa khác, cuộc sống bình dị của người dân khi không có những phương tiện hiện đại như thế nào.
Tuy để đến được làng Korzok thì bạn khá mệt mỏi, nhưng những gì bạn được trải nghiệm ở đây sẽ rất xứng đáng.
Khám phá bí ẩn về "đồi nam châm" - Nơi ô tô tự leo dốc Đồi nam châm nằm ở độ cao hơn 4.000m so với mực nước biển, dọc theo quốc lộ Leh-Kargil-Baltic, thuộc vùng Trans-Himalaya, phía bắc Ấn Độ. Magnetic Hill - nơi thách thức trọng lực. https://dulich.petrotimes.vn/ Ngọn đồi này trông không có gì khác thường, ngoài những tấm biển gây tò mò: "Magnetic Hill - The Phenomenon That Defies Gravity" (Đồi nam châm -...