Chàng trai tiết lộ 3 từ người Việt khi thi Tiếng Anh không nói khi bị hỏi: “What’s your name”, xem xong mà phát lú
Tips “lạ lùng” của chàng trai này khi thi Tiếng Anh áp dụng được hay không cũng hên xui à nha.
Ảnh minh họa
IELTS là một trong những hệ thống bài kiểm tra ngôn ngữ tiếng Anh phổ biến nhất thế giới hiện nay. Không chỉ đơn giản chứng nhận khả năng Tiếng Anh, bằng IELTS còn được dùng trong việc đi du học, giúp cho nhiều sinh viên miễn học phần ngoại ngữ khi học lên đại học.
Có một câu nói “đồn thổi” trong giới học thi Tiếng Anh, bạn cần show các kĩ năng cần thiết cho ban giám khảo thì mới được điểm cao. Nhưng sự thật có đúng thế?
Mới đây, một tài khoản TikTok tên Huỳnh Thế Phi (có 35k follower) đã chia sẻ hài hước về việc trả lời câu hỏi quen thuộc trong khi IELTS nhận được nhiều sự quan tâm.
Chàng trai đăng clip chia sẻ cách trả lời trong bài kiểm tra IELTS, nghe qua thì tưởng độc đáo nhưng hóa ra lại có gì đó “sai sai”
Video chia sẻ cách trả lời bài kiểm tra IELTS (Nguồn: @huynhthephi)
Cụ thể, chàng trai chia sẻ video với tựa đề: “Ở Việt Nam chúng tôi không nói thế này”. Đặt trong tình huống ban giám khảo hỏi: “Hi, what is your name?” (Xin chào, tên của bạn là gì).
Thay vì trả lời: “Im Ngọc” (tôi tên là Ngọc), chàng trai cho rằng nên trả lời như sau: “Thank you for your question. My name is Ngọc which is the very common name in my country. Im a guy but you will be pretty surprised how many girls in here have name Ngoc. Its a kind of jewellery…” (tạm dịch: Tên của em là Ngọc, một cái tên cũng khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy em là con trai, nhưng giám khảo cũng sẽ khá ngạc nhiên vì có rất nhiều bạn nữ có tên Ngọc. Ngọc là một loại trang sức nên chắc giám khảo sẽ nghĩ là ba mẹ em cưng em như vàng như ngọc...)
Cách giải thích tên gọi lằng nhằng của chàng trai này đã nhận được nhiều bình luận trên mạng xã hội. Dĩ nhiên, chàng trai cũng chỉ châm biếm về cách giới thiệu tên thôi! Anh chàng cũng có nguyên series chia sẻ các tips ngược khi thi Tiếng Anh như vậy.
Tuy nhiên bạn cũng nên hiểu một thực tế rằng, khi đi thi IELTS phần Speaking luôn giới hạn thời gian, do vậy hãy chắt lọc thông tin hết sức có thể để đạt được điểm số tối đa cho phần thi này nhé!
Dưới đây là một số bình luận nổi bật của cộng đồng mạng:
- Anh này IELTS 10 chấm chắc luôn.
- Phần giới thiệu đâu có được tính điểm.
- Nói nhiều như vậy không sợ giám khảo ngắt lời à?
- Người ta chỉ nói một, hai câu thôi chứ không trình bày cả bài văn về cái tên thế đâu.
Tâm sự gây tranh cãi của cô gái ban ngày làm quản lý, tối làm 'sugar baby' của 3 'bố đường', kiếm hơn 200 triệu/tháng: Tôi không phải gái bán hoa
"Ít nhất với 'sugar dating', tôi được trả tiền cho thời gian bỏ ra. Tôi tự đặt quy định không bao giờ hẹn hò với người đã kết hôn hay trên 45 tuổi", cô gái cho biết.
"Sugar dating" là từ tiếng lóng trong Tiếng Anh chỉ việc hẹn hò, trong đó một người nhận được tiền, quà tặng hay lợi ích vật chất từ người kia để đổi lấy mối quan hệ xã hội hoặc tình ái. Khái niệm "sugar baby" và "sugar daddy" có lẽ không còn xa lạ với phần lớn chúng ta. Tuy nhiên, đến nay, hình thức này vẫn gây nhiều tranh cãi.
Năm ngoái, chia sẻ với tờ Straits Times, một cô gái 29 tuổi người Malaysia cho biết cô đã kiếm được tổng cộng 14.000 đôla Singapore/tháng (tương đương 237 triệu đồng) nhờ công việc toàn thời gian là quản lý marketing cho một công ty và việc "làm thêm" là "sugar baby".
Jenni (tên nhân vật đã được thay đổi), nói rằng nhờ các khoản hỗ trợ về tài chính từ "sugar daddy", cuộc sống của cô trở nên dễ dàng hơn. Được biết, cô gái này hẹn hò với các "bố đường" đã được gần 3 năm.
Mỗi lần gặp mặt, Jenni tính phí lên tới 500 đô la Singapore (khoảng 8,4 triệu đồng). bên cạnh đó, cô còn cùng lúc có thỏa thuận lâu dài với 3 người đàn ông khác nhau ở Singapore. Họ là những người cung cấp cho cô lợi ích vật chất để đổi lấy sự bầu bạn.
Jenni cho biết cô lần đầu tiên nghe về "sugar dating" từ một người bạn cách đây 3 năm. Bạn của Jenni thường xuyên chia sẻ hình ảnh về những chuyến du lịch nước ngoài xa hoa và khi hỏi "bí kíp", cô nhận được câu trả lời như vậy.
Người bạn này kể cho Jenni về một ứng dụng hẹn hò kết nối các "baby" với những người đàn ông và phụ nữ giàu có. Jenni chia sẻ rằng khi mới bắt đầu, cô khá lo lắng nhưng sau đó, cô đã nhanh chóng thích nghi.
Sau một thời gian trải nghiệm, Jenni cảm thấy thích hình thức hẹn hò với "sugar daddy" bởi các cuộc hẹn hò bình thường khiến cô có cảm giác không an toàn. Hơn nữa, cô thường không kỳ vọng nhiều ở những buổi hẹn như vậy và đây là điều hay dẫn đến thất bại trong mối quan hệ.
"Ít nhất với 'sugar dating', tôi được trả tiền cho thời gian đã bỏ ra. Tôi tự đặt ra quy định không bao giờ hẹn hò với những người đàn ông đã kết hôn hay trên 45 tuổi", Jenni nói.
Cô gái cho biết thêm rằng cô không quan hệ tình dục để nhận được tiền từ những người mới quen. "Tôi có thể làm điều đó đối với thỏa thuận lâu dài chứ không phải người mới. Tôi cố gắng không nảy sinh tình cảm hay cảm xúc đặc biệt với các 'sugar daddy' của mình", cô giãi bày.
Một trong những "sugar daddy" hiện tại của Jenni - người mà cô đã hẹn hò được gần 1 năm, là một doanh nhân người Singapore ngoài 30 tuổi. Người này chu cấp cho cô khoảng 8.000 - 10.000 đô la Singapore (tương đương 135 - 169 triệu đồng) hàng tháng.
Jenni nói rằng cô thường tiết kiệm 1/3 tổng số tiền kiếm được mỗi tháng và dành phần còn lại để chăm sóc sắc đẹp cũng như nghỉ mát ở châu Âu và Mỹ.
Ảnh minh họa: Internet.
Ngoài ra, cô còn gửi một khoản tiền về cho gia đình ở Malaysia. Họ không hề biết cô đang làm thêm công việc "sugar baby". "Gia đình tôi có tư tưởng truyền thống. Nếu bị phát hiện, tôi sẵn sàng giải thích cho họ hiểu", Jenni nói.
Cô gái 29 tuổi cho biết cô nhận thức được việc trở thành "sugar baby" bị coi là gây tranh cãi, thậm chí nhiều người còn bị gán mác là "gái mại dâm".
"Tôi không nghĩ 'sugar baby' là gái mại dâm. Họ là người phải nghe theo người trả tiền và không thể từ chối. Trong khi đó, nếu không thoải mái, tôi luôn có thể nói không", cô nói.
Sau những chia sẻ của Jenni, nhiều người đã bày tỏ quan điểm không ủng hộ hình thức "sugar dating" nói chung vì đa số nó chỉ mang tính chất tình - tiền và cách kiếm tiền của Jenni nói riêng.
"Với công việc toàn thời gian là quản lý marketing, cô ấy hoàn toàn có thể tìm một việc làm thêm khác liên quan đến kinh nghiệm và kỹ năng của mình chứ không phải hẹn hò với nhiều người đàn ông có tiền cùng lúc để có tiền ăn chơi", một người dùng Internet bình luận.
Dịch câu "vắng mợ thì chợ vẫn đông" sang Tiếng Anh, nam sinh dịch trật lất nhưng vẫn được khen vì quá thông minh! Màn dịch thuật Tiếng Anh có 1-0-2 này khiến ai nấy đều thích thú. Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến và chứng minh được tầm quan trọng trong việc học tập cũng như công việc. Tuy nhiên, vì đã sử dụng quen Tiếng Việt có nhiều thanh điệu, vần âm phong phú nên đối với nhiều người Việt, việc học Tiếng...