Chàng trai suốt 7 năm ‘theo’ các cụ già, cô chú chạy thận và trẻ khuyết tật
Mỗi lần đọc câu thơ: “… Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn đầu em nhỏ…”, tôi lại nghĩ đến Nguyễn Minh Hoàng (29 tuổi, Bình Định). Chàng trai 9x này đã triển khai nhiều mô hình công tác xã hội thiết thực hỗ trợ cho các cụ neo đơn, cô chú khu xóm trọ chạy thận, đặc biệt là trẻ em khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm.
Nguyễn Minh Hoàng với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” và đáp lại mệnh lệnh từ trái tim, Hoàng đã dấn thân vào công tác xã hội một cách bền bỉ, liên tục suốt 7 năm qua, dẫu công tác xã hội không mấy dễ dàng.
Hình ảnh các cụ già ngồi bó gối, cô quạnh và thiếu thốn ở tuổi xế chiều đã thôi thúc Nguyễn Minh Hoàng khởi xướng mô hình “Hạt gạo yêu thương”. Từ 2020 đến nay, hoạt động này đã và đang hỗ trợ định kỳ cho hơn 30 cụ neo đơn ở địa phương.
Với Hoàng, hạt gạo được trao đi đều đặn mỗi tháng không chỉ là sự tiếp sức về mặt vật chất. Nó còn chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao cho những người ở bên triền dốc cuộc đời khi “bàn tay được nắm lấy bàn tay”.
Với tinh thần “Hạt gạo trao đi – Tình thương ở lại”, Hoàng còn thường xuyên vận động hỗ trợ gạo và nhu yếu phẩm cho các ông bà, cô chú khuyết tật bán vé số, nhặt ve chai, người vô gia cư, đồng bào vùng sâu xa…
Với lợi thế được học ngành kỹ thuật chế biến món ăn ở trường Cao đẳng nghề. Hoàng triển khai mô hình “nấu ăn cho em”, đích thân nấu 2 lần/tháng cho khoảng 70 bé khuyết tật ở trung tâm bảo trợ xã hội Đồng Tâm.
Video đang HOT
Hoàng bộc bạch: “Hình ảnh các bé khập khiễng ra đón, những ánh mắt hồn nhiên, những lời nói phát âm chưa rõ cứ khắc sâu nơi tim mình. Em có một trái tim nhưng muốn dành nhiều yêu thương cho trẻ khuyết tật. Bởi vốn dĩ các bé thiệt thòi và cần lắm những yêu thương”.
Cô Đào Thị Mộng Hằng (52 tuổi, giáo viên trung tâm BTXH Đồng Tâm) cho biết: “Minh Hoàng là một người hoạt động xã hội có trái tim giàu nhân ái, dành nhiều tình cảm đặc biệt cho các bé ở đây. Hoàng không chỉ gần gũi mà luôn đích thân nấu những món ngon theo sở thích của các bé”.
Không dừng lại đó, Hoàng còn thực hiện mô hình “Suất ăn nghĩa tình”, nấu ăn cho 55 cô chú, anh chị ở khu xóm trọ chạy thận ở hẻm 122 Đô Đốc Bảo, TP.Quy Nhơn, Bình Định.
Hoàng đã dấn thân vào công tác xã hội liên tục suốt 7 năm qua
Với những đóng góp của mình, Nguyễn Minh Hoàng nhiều năm liền nhận được giấy khen, tri ân từ trung tâm Bảo trợ xã hội Đồng Tâm, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội chữ thập đỏ tỉnh Bình Định.
Tình ngọt mùa hạn mặn
Mùa hạn mặn vừa qua, anh Đặng Hoàng An (Cần Đước, Long An) đã thầm lặng miết xe từ đầu làng đến đồng sâu khô khốc để hỗ trợ hàng chục mét khối nước sinh hoạt và hàng trăm lốc, bình nước uống cho bà con.
Anh Đặng Hoàng An - người làm công tác xã hội gieo tình ngọt mùa hạn mặn 2024
Trước vấn nạn xâm nhập mặn, khan hiếm nước sinh hoạt ở Cần Đước, Long An, anh Đặng Hoàng An đã khởi xướng "xe nước nghĩa tình" với xuất phát điểm khiêm tốn nhưng đầy thiết thực.
Nắng gay gắt cộng hưởng với sóng nhiệt khiến nhiều người ngại ra đường. Thế nhưng, điều đó không ngăn được đôi chân "đặc biệt" của anh An. Trên chiếc xe lăn, anh đã khắc ghi những dấu ấn thật đẹp, thật ý nghĩa về tình ngọt mùa hạn mặn.
Chiếc áo cờ đỏ sao vàng - bạn đồng hành của anh An trong các chuyến công tác xã hội. Tôi biết rằng bên trong lớp áo ấy có một trái tim luôn nồng ấm chứa đựng sự nhiệt thành, thảo thơm của người con nghĩa tình, máu đỏ da vàng.
Nhìn một người khuyết tật cố gắng chờm người trao nước, dù mồ hôi có lã chã rơi, có ướt đẫm áo nhưng vẫn toả nụ cười ấm áp. Bắt trọn khoảnh khắc này mà tim tôi rung lên, miệng xuýt xoa thán phục.
Anh An chẳng ngại khó, đi đến tận vùng sâu để hỗ trợ nước sạch cho bà con. Bức ảnh anh chở theo chiếc xe lăn ở phía sau dù bố cục không hoàn hảo nhưng rất chạm, nó khiến tôi cảm phục muôn phần.
Người dân cho biết họ quý mến anh An bởi tinh thần "của cho không bằng cách cho". Từng lốc nước hay bình nước trao đi anh đều vui vẻ kèm theo lời chúc "gửi ông bà, cô chú uống lấy thảo và ngon miệng ạ".
Một người nhỏ nhắn, di chuyển chẳng mấy dễ dàng nhưng anh luôn toả ra nguồn năng lượng tích cực. Điều ấy đã vẽ lên câu chuyện đẹp đẽ về "giọt nước trao đi, những nụ cười ở lại".
Bà con nở nụ cười rạng rỡ không chỉ đơn thuần là nhận được nước, mà nó như những làn gió mát lành xua tan đi cơn khô hạn khốc liệt của ngày hè oi ả, thiếu nước.
Anh An luôn nhắc nhở tôi: trong hoạt động xã hội cố gắng đừng để ai bị bỏ lại phía sau. Vậy nên, với những người khuyết tật anh tận lực vào tận hẻm nhỏ hoặc tìm cách nhờ người chở hộ để họ được tiếp cận với nước.
Hơn 5 năm làm công tác xã hội, hoạt động nào anh An cũng tận tâm, nơi nào đến cũng hết lòng với bà con. Bằng tình yêu thương, sự gần gũi mà những nơi anh đến dân đều quý, anh đi ai cũng thương.
Dù không sôi nổi, lớn mạnh nhưng với hàng trăm lốc và bình nước uống được trao đi đã "giải khát" phần nào cho vùng hạn mặn ở Cần Đước, Long An.
Dù mang trên mình sự bất tiện nhưng anh An luôn sẵn lòng vì cộng đồng. Anh đã truyền cảm hứng và giúp tôi nhận ra giá trị của sự cho đi. Vì lẽ đó, tôi (bìa trái ảnh) thường đồng hành, hỗ trợ anh trong những chuyến công tác xã hội.
Vượt qua nghịch cảnh, gắn bó với công tác xã hội một cách bền bỉ, liên tục suốt 5 năm qua. Anh An đã giúp tôi tin vào sức mạnh của ý chí, tin vào khả năng đóng góp cho cộng đồng của người khuyết tật.
Quán Cơm chay 5.000 đồng, nơi tình người hội tụ Nhóm thiện nguyện Thiện Tâm do anh Phạm Hoài Phong, một công chức nhà nước, đứng đầu quyết định mở quán Cơm chay 5.000 đồng ở số 219 Thủ Khoa Huân, P.1, TP.Tân An, Long An, để có thể phục vụ mọi người từ 5 giờ 30 đến 12 giờ vào thứ hai đến thứ sáu hằng tuần. Kinh phí hoạt động của...