Chàng trai sống với trái tim trong ba lô sau lưng
Stan Larkin, 25 tuổi sống ở Michigan (Mỹ) đã sống gần một năm rưỡi với trái tim nhân tạo nằm ngoài cơ thể trong khi chờ ghép tạng tại Bệnh viện Đại học Michigan.
Larkin voi trai tim ngoai co the.
Sau khi chờ đợi 17 tháng trời, Larkin cuối cùng cũng được ghép tạng. Em trai anh cũng phụ thuộc vào thiết bị tim nhân tạo có tên SynCardia, nhưng đã được cấy ghép sớm hơn.
Cả hai anh em Larkin bị mắc chứng cơ tim giãn. Người hoàn toàn khỏe mạnh có thể mắc bệnh này mà không có dấu hiệu báo trước. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các vận động viên đột quỵ.
Larkin (trái) và em trai tại buổi họp báo
Giáo sư Jonathan Haft, bác sĩ phẫu thuật tim cho Larkin cho biết cả hai đều trong tình trạng rất tồi tệ khi còn nằm trong khoa chăm sóc đặc biệt. Lúc đó cũng chưa tìm được nội tạng để ghép. Tuy nhiên, và cả hai đã thích nghi tối đa với trái tim nhân tạo.
Video đang HOT
Tim nhân tạo SynCardia có 2 khoang nằm trong cơ thể, cùng hai ống được nối ra ngoài với máy cấp không khí để đưa vào máu bơm đi khắp cơ thể. Máy có thể chạy bằng pin tối đa 3 giờ. Thay vì ở lại viện, Larkin đã đeo cỗ máy nặng 6kg trong ba lô và sinh hoạt bình thường. Anh thậm chí còn chơi bóng rổ.
Hai khoang tim đuoc noi ra ngoai co the
Tim nhân tạo có thể hoạt động tới 50 năm, nhưng bệnh nhân chỉ được phép sử dụng như một biện pháp hỗ trợ tối đa 2 năm, do rủi ro gây đông máu. Tính riêng nước Mỹ có tới hàng trăm nghìn người chờ đợi được ghép tạng, 22 người tử vong mỗi ngày. Với trường hợp của hai anh em Larkin, giáo sư Haft hy vọng sẽ phổ biến được thiết bị này vì chỉ 2 năm cũng là khoảng thời gian vàng đối với bệnh nhân, đặc biệt là các biến chứng nặng như giãn cơ.
Ở buổi họp báo sau đó, Larkin mô tả cảm xúc lẫn lộn khi được trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường. “Tôi rất biết ơn người đã hiến tạng. Hy vọng tôi có thể gặp họ vào một ngày nào đó”, anh nói.
Theo Danviet
Hiểm họa chết người từ 'du lịch ghép tạng'
Nhiều quốc gia cấm "du lịch ghép tạng", nhưng không ít bệnh nhận do phải đợi khá lâu mới đến lượt ghép tạng nên đã ra nước ngoài để mua và ghép nội tạng.
Một ca phẫu thuật ghép thận ở Mỹ - Ảnh: Reuters
Các chuyên gia cảnh báo những người "du lịch ghép tạng" sẽ phải đối diện với nguy cơ nghiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Các nhà nghiên cứu ở Bahrain phát hiện người nhiều người "du lịch ghép tạng" đến Philippines, Ấn Độ, Pakistan và Iran để mua và ghép tạng từ "thị trường chợ đen" đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng sau khi ghép tạng, theo đài CBS (Mỹ) ngày 6.11.
Những người này còn bị nhiễm bệnh viên gam B và C, cũng như vi rút cự bào và có thể đe dọa tính mạng, theo các nhà nghiên cứu.
Bên cạnh đó, những người ra nước ngoài mua thận cũng đối diện nguy cơ gặp nhiều biến chứng trong phẫu thuật và bị đào thải thận mới ghép, hơn những người được phẫu thuật ghép thận hợp pháp tại quốc gia sở tại.
Tiến sĩ Amgad El Agroudy, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Arabian Gulf (Bahrain), trình bày nghiên cứu trên tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội thận học Mỹ (ASN), tại thành phố San Diego.
Tiến sĩ Gabriel Danovitch, Giám đốc khoa ghép thận thuộc Bệnh viện Đại học California ở thành phố Los Angeles (Mỹ), cho biết: "Chúng tôi không thể nắm chính xác con số người Mỹ du lịch ghép tạng. Nhưng mối nguy hiểm từ "du lịch ghép tạng' thì ngày càng quá rõ ràng".
Những người bán nội tạng có thể không được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng và tạng bán không phù hợp với những người nhận, theo ông Danovitch.
"Trong thị trường chợ đen, mục tiêu chính là kiếm tiền. Những phòng khám nước ngoài sẵn sàng thực hiện ca ghép thận và không hề quan tâm đến chuyện gì sẽ xảy ra với người cho và người nhận sau khi phẫu thuật", ông Danovitch cho hay.
Hiệp hội Thận học Mỹ ước tính có gần 1 triệu người ở Mỹ bị bệnh thận giai đoạn cuối và có khoảng 102.000 người nằm trong danh sách đợi ghép thận.
Trong kỹ thuật ghép thận, có thể dùng thận người sống hoặc chết nhưng nếu thận từ người còn sống cho thì có tỉ lệ thành công cao hơn, các quan chức y tế Mỹ cho hay.
Ông Danovitch cho biết thường thì người thân sẽ giúp hiến tạng, nhưng nếu không phù hợp thì bệnh nhân phải đợi.
Các con số thống kê của chính phủ Mỹ cho thấy hiện tại thời gian chờ để được phẫu thuật ghép tạng có thể kéo dài gần 4 năm do thiếu nguồn tạng hiến, theo CBS.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Y tế: Tôi không phải người duy nhất âm thầm đăng ký hiến tạng Gạt bỏ những nghi vấn về việc đăng ký hiến tạng để "làm hình ảnh", vì trách nhiệm của người đứng đầu ngành Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, bà làm việc này từ 2 năm trước, không ai biết, cùng với danh sách rất nhiều những người thiện nguyện khác. Bên hành lang Quốc hội sáng 27/10, Bộ...