Chàng trai say mê nông nghiệp sạch
Đam mê làm nông nghiệp sạch nên Nguyễn Hoàng Duy Lưu đầu quân về Khu nông nghiệp công nghệ cao ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.HCM năm 2011.
Nguyễn Hoàng Duy Lưu bên khu vườn tại Ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao – Ảnh: C.K.
Tôi không bi quan khi gặp thất bại. Khi ấy, tôi sẽ bàn bạc kỹ hơn với anh em cộng sự, lãnh đạo phòng. Cần thực hiện trước bước khảo nghiệm với các đối tượng dự định nghiên cứu; học hỏi thêm các kiến thức, tài liệu liên quan đến lĩnh vực và tìm phương pháp hỗ trợ, khắc phục sự cố.
Nguyễn Hoàng Duy Lưu
Anh vừa vinh dự được Thành đoàn TP.HCM vinh danh là gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” lần 5-2020.
Góp sức cùng nông nghiệp hiện đại
Mê mẩn với cây dưa lưới, Lưu đã làm chủ nhiệm công trình “Trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng theo hướng công nghệ cao”.
Quy trình này đảm bảo cho dưa phát triển mạnh, không bị sâu bệnh và tạo ra năng suất tốt. Khi thực hiện trên 1.000m2 trong một năm đạt gần 130 triệu đồng. Công trình từng được Trung ương Đoàn trao Giải thưởng Lương Định Của năm 2013. “Công trình trên góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, cung cấp cho thị trường sản phẩm an toàn” – Lưu cho biết.
Vừa hoàn thành công trình, Lưu lại tham gia vào hai tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, đó là “Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt” và “Quy trình kỹ thuật trồng ớt cay trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt”.
Lưu chia sẻ: “Các sáng kiến áp dụng vào thực tiễn là sự đóng góp của tôi và các đồng nghiệp. Nếu như sáng kiến phục vụ để giải quyết khó khăn nhất định trong công tác chuyên môn thường thời gian nghiên cứu khoảng một năm, thì sáng kiến phục vụ cho việc xây dựng các quy trình kỹ thuật, công nghệ thường phải 2-3 năm, có thể đến 5 năm mới cho ra kết quả. Điều đó khiến chúng tôi quyết tâm đeo bám lâu”.
Video đang HOT
Từ năm 2013, Lưu đã tham gia đội hình trí thức trẻ tình nguyện cấp thành. Anh phụ trách các chuyên đề tập huấn, giới thiệu cho thanh niên nông thôn và bà con nông dân về nông nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật trồng dưa lưới, rau ăn lá, rau mầm, cây cảnh…
Ở vai trò bí thư Đoàn, Lưu trực tiếp cùng các bạn tổ chức chương trình Trí thức khoa học trẻ tình nguyện, là đầu mối liên hệ, điều phối báo cáo viên (gồm các bạn trẻ công tác trong lĩnh vực cây trồng, vi sinh, thủy sản, chế biến…) để hỗ trợ các chuyên đề tập huấn của Thành đoàn cho những huyện ngoại thành, đặc biệt ở các xã xây dựng nông thôn mới.
Học lời hay, ý đẹp
Lưu kể khi học cấp II, bạn có sở thích sưu tầm và ghi chép các câu danh ngôn từ sách, từ các tờ lịch xé mỗi ngày. Khi đó, anh tâm đắc nhất câu nói của Bác được in trên một tờ lịch: “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh; Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu”.
Anh bảo câu nói ấy khi ứng với chuyện gia đình mình rất đúng, đạt được sự thành công rất gian nan nhưng giữ những thành quả đó càng khó khăn gấp bội.
Anh trai của Lưu từng thi đậu Đại học Bách khoa, là niềm tự hào của cả gia đình, vậy mà vì những cám dỗ bên ngoài khiến dở dang việc học. “Sau này mình vào làm trong cơ quan nhà nước, được học chính trị nhiều, lại càng thấm nhuần hơn. Bản thân cần phải cố gắng, quyết tâm hơn nữa, dù chưa lên đến đỉnh núi nhưng cũng đừng để trượt chân té nhào” – Lưu tự nhủ.
Để giúp học sinh có thêm chất liệu sinh động từ thực tế, Lưu làm đầu mối kết nối, đón tiếp các bạn từ chương trình “Chuyến xe tri thức” của Thành đoàn TP.HCM và tổ chức hoạt động cho hàng ngàn thanh thiếu nhi tham quan, trải nghiệm tại Khu nông nghiệp công nghệ cao. “Hi vọng sau mỗi chuyến trải nghiệm, các em sẽ hiểu hơn về nông nghiệp sạch, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường” – Lưu nói.
Riêng năm qua anh có thêm ba sáng kiến: “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong việc tư vấn, đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, “Xây dựng quy trình trồng dưa lưới trên giá thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn, mặn tại Cần Giờ” và “Sử dụng dung dịch tảo và khoáng trong quy trình gieo ươm các giống cà tím, ớt, rau ăn lá, bầu, bí và khổ qua trong nhà màng”.
Lưu cho biết mô hình dưa lưới tại Hợp tác xã Thuận Yến, xã An Thới Đông, Cần Giờ vẫn tiếp tục được thực hiện. Sáng kiến này được nhân rộng tại hộ dân khác ở xã Long Hòa, Cần Giờ trong năm 2020.
Anh Phạm Văn Linh, bí thư Đoàn khối Dân chính đảng TP.HCM, thông tin: “Không chỉ có nhiều sáng kiến trong chuyên môn, anh Duy Lưu còn tổ chức các hoạt động nhằm phát huy chuyên môn của đội ngũ nhà khoa học trẻ, đưa nông nghiệp công nghệ cao đến gần hơn với người dân, góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp cho nông dân”.
Học ở Bác để không bao giờ bỏ cuộc...
Anh Lưu cho biết: 'Trong quá trình nghiên cứu, mình cũng gặp những thất bại và rút được nhiều bài học kinh nghiệm hơn và tìm giải pháp khắc phục. Bản thân luôn tự động viên là tuyệt đối không được chán nản, không bao giờ bỏ cuộc'.
Nguyễn Hoàng Duy Lưu bên mô hình nông nghiệp công nghệ cao - LÊ THANH
Chia sẻ về cách vận dụng những bài học của Bác, anh Nguyễn Hoàng Duy Lưu kể hồi còn nhỏ đã sưu tầm được tờ lịch có ghi lời dạy của Bác: "Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh; học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu" (Hồ Chí Minh). Tâm đắc lời dạy này, anh đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống...
Sau khi tốt nghiệp ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Nguyễn Hoàng Duy Lưu về làm việc tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM).
Lưu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như những sáng kiến trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao nhằm giúp bà con nông dân và thanh niên nông thôn vận dụng vào trồng trọt để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Nhiều sáng kiến vì cộng đồng
Nguyễn Hoàng Duy Lưu (31 tuổi, quê Ninh Thuận) hiện là Bí thư Đoàn Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, vừa được Thành đoàn TP.HCM tuyên dương gương "Thanh niên tiên tiến TP.HCM làm theo lời Bác" năm 2020.
Trong chương trình Trí thức khoa học trẻ tình nguyện, Lưu trực tiếp tham gia hướng dẫn 58 chuyên đề tập huấn chuyển giao, phổ biến kỹ thuật sản xuất các loại rau ăn lá, rau mầm, dưa lưới, hoa lan, cây cảnh, nấm bào ngư, nấm linh chi, kỹ thuật nuôi tôm, cá cảnh... và mô hình hệ thống tưới tự động cho thanh niên nông thôn, bà con nông dân tại 5 huyện ngoại thành TP.HCM và các tỉnh Đắk Nông, Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An với số lượng người thụ hưởng khoảng 1.800 người.
Lưu còn là đầu mối liên hệ, sắp xếp, hỗ trợ tiếp đón các "Chuyến xe tri thức" của Thành đoàn và tổ chức các chương trình cho thanh thiếu nhi tham quan, trải nghiệm tại Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM.
Lưu đã có sáng kiến "Xây dựng quy trình trồng dưa lưới trên giá thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn, mặn tại Cần Giờ". Sáng kiến đem lại hiệu quả rõ rệt với năng suất là 3,5 tấn/1.000 m2. Mức độ làm lợi bằng tiền gần 128 triệu đồng/1.000 m2/năm. "Điều này góp phần làm thay đổi nhận thức của thanh niên nông thôn vì giúp họ khai thác quỹ đất bị nhiễm phèn tại nơi trước đó họ để hoang phí từ năm này qua năm khác với ý nghĩ không làm được gì", anh Lưu cho biết.
Nguyễn Hoàng Duy Lưu được tuyên dương gương "Thanh niên tiên tiến TP.HCM làm theo lời Bác" năm 2020
Hay như sáng kiến "Sử dụng dung dịch tảo và khoáng trong quy trình gieo ươm các giống cà tím, ớt, rau ăn lá, bầu, bí và khổ qua trong nhà màng" đã giúp tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, giúp bộ rễ phát triển khỏe, tăng khả năng kháng bệnh khi xuất vườn và giảm thời gian từ trồng đến thu hoạch, giúp tăng tính cạnh tranh trên thị trường, cung cấp cây con giống các loại; giảm thiệt hại cho bà con nông dân khi gieo hạt trực tiếp ngoài đồng ruộng...
Để có những sáng kiến được ứng dụng vào thực tế, Lưu cho biết: "Trong quá trình nghiên cứu, mình cũng gặp những thất bại và rút được nhiều bài học kinh nghiệm hơn và tìm giải pháp khắc phục. Bản thân luôn tự động viên là tuyệt đối không được chán nản, không bi quan và không bao giờ bỏ cuộc".
Mỗi thanh niên làm nông nghiệp cần phải tìm tòi, chịu khó để vận dụng các phương pháp nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất ngày càng nhiều hơn để nâng cao hiệu quả, tăng năng suất về trồng trọt và chăn nuôi. Phải sản xuất sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ngày càng chất lượng hơn, có sức cạnh tranh không chỉ trong và ngoài nước.
Nguyễn Hoàng Duy Lưu
Theo Lưu, để nền nông nghiệp phát triển hơn, thanh niên nông thôn có thể làm giàu từ nông nghiệp, cần phải có mức độ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhiều hơn. Đặc biệt, mỗi thanh niên làm nông nghiệp cần phải tìm tòi, chịu khó để vận dụng các phương pháp nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất ngày càng nhiều hơn để nâng cao hiệu quả, tăng năng suất về trồng trọt và chăn nuôi. Phải sản xuất sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ngày càng chất lượng hơn, có sức cạnh tranh không chỉ trong và ngoài nước.
Phấn đấu thực hiện 4 chữ "cần, kiệm, liêm, chính"
Nói về những lời dạy của Bác, Lưu tâm đắc: "Vì thấy Bác nói chí lý quá, mình cũng có cảm nhận để đạt được thành công là rất gian nan. Để giữ được những thành quả đó mà không bị cám dỗ, tự mãn, thoái hóa còn phải cố gắng rất nhiều. Khi mình học THPT, anh trai mình thi đậu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cả gia đình tự hào lắm, vì cả làng chỉ có mình anh trai đậu trường đó. Nhưng rồi vì cám dỗ, tự mãn với những thành quả đạt được ban đầu, anh mình đã để việc học hành dở dang. Từ đó, mình càng thấy câu nói của Bác đúng với mọi hoàn cảnh".
Lưu suy ra: "Mặc dù anh trai của mình cố gắng rất nhiều mới vào được đại học nhưng chỉ vì ham chơi lại bị đuổi học. Từ đó, mình rút ra được những điều cho bản thân để tránh đi vào vết xe đổ ấy, đó là phải luôn cố gắng và quyết tâm nhiều hơn nữa để cho dù chưa leo lên đến đỉnh núi nhưng cũng đừng để trượt chân té nhào. Phấn đấu thực hiện 4 chữ Cần, Kiệm, Liêm, Chính theo lời Bác Hồ dạy", Lưu chia sẻ.
Không chỉ luôn vận dụng để học hỏi theo tấm gương của Bác mà với vai trò là Bí thư Đoàn Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, Lưu còn thường xuyên triển khai nội dung học tập và làm theo lời Bác để làm sao lan tỏa đến nhiều bạn trẻ tại đơn vị. "Hằng năm, mình vận động 100% đoàn viên, thanh niên trong đơn vị đăng ký và thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với các nội dung gần gũi, sát với thực tế của đơn vị".
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Nguyễn Hoàng Duy Lưu từng đạt những giải thưởng tiêu biểu như: Giải thưởng Lương Định Của năm 2013 của T.Ư Đoàn; Bằng khen của T.Ư Đoàn vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2019; Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi của Thành đoàn TP.HCM năm 2016; có thành tích xuất sắc trong tham gia chương trình "Trí thức khoa học trẻ tình nguyện TP.HCM" năm 2018; giải thưởng Cán bộ, công chức, viên chức trẻ, giỏi, thân thiện năm 2016 của Đoàn khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM.
Thi thiết kế máy rửa tay sát khuẩn tự động Nhằm đẩy mạnh phong trào học tập, sáng tạo, đưa cac san phâm sáng tạo cua thanh thiếu nhi, người lao động vào hoạt động phong chông dich Covid-19, ngày 3-5, Thành Đoàn TP HCM phát động cuộc thi "Thiêt kê, chê tao may rưa tay sat khuân tư đông". Cuộc thi được tổ chức dành cho đối tượng là công dân tư...