Chàng trai Sài Gòn cưới vợ người Mông nhờ bị mắc kẹt
Lên thăm bạn gái dịp 30/4, Thanh Ngọc không về được vì dịch Covid-19 bùng phát nên quyết định ở lại bản Sin Suối Hồ lập nghiệp và kết hôn.
Bản Sin Suối Hồ nổi tiếng với địa lan và mô hình du lịch cộng đồng của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, gần đây còn được biết đến với câu chuyện tình yêu của chàng trai người Kinh Nguyễn Thanh Ngọc và bông hoa của núi rừng Tây Bắc Hảng Thị Sú.
Thanh Ngọc và Hảng Thị Sú trong trang phục dân tộc tại bản Sin Suối Hồ, Phong Thổ, Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc.
Theo trưởng bản Vàng A Chỉnh, Sú là thanh niên tiêu biểu trong bản thông thạo tiếng Kinh, tiếng Anh và đang đóng góp cho sự phát triển du lịch địa phương. Cô gái cũng điều hành homestay gia đình và một quán cà phê của riêng mình.
Hình ảnh cô gái Mông năng nổ để lại ấn tượng trong những đoàn khách du lịch, trong đó có chị gái của Nguyễn Thanh Ngọc khi đến đây tặng quà cho trẻ em, cuối năm 2019.
“Thấy em Sú dễ thương, tôi mong có thể kết được duyên cho em trai mình. Nếu như sau này hai đứa thành đôi sẽ cùng góp sức cho nơi này càng trở nên giàu đẹp”, chị Nguyễn Thị Như, sống tại TP HCM, chia sẻ.
Nhận số điện thoại từ chị gái, Thanh Ngọc, 28 tuổi, một nhiếp ảnh gia và đầu bếp trong khách sạn 5 sao ở Phú Quốc nhắn tin làm quen với Sú. Đều là những người trẻ thích du lịch, chụp hình, lại độc thân, họ nhanh chóng vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu. “Mình rất ấn tượng với khả năng tiếng Anh của Sú và những việc cô ấy làm để quảng bá du lịch trong bản”, Ngọc cho hay.
Chàng trai hay gửi cho cô gái hình ảnh món ăn mình làm và cảnh đẹp ở Phú Quốc. Đổi lại, Sú gửi những chiếc cổng to đẹp, treo nông cụ sinh hoạt hàng ngày của người Mông; chiếc nhà tổ chim trên đường đến thác Trái tim; hình ảnh cây cầu dẫn đến quán cà phê của mình… Thời gian qua đi, đôi trẻ càng mong ngóng tin nhắn của nhau. Họ mời người kia đến chỗ mình chơi nhưng công việc cuốn đi nên mãi không có dịp.
Cuối năm 2020, Ngọc đi công tác Hà Giang, tranh thủ ghé qua thăm Sú. Lần đầu đi vùng cao Tây Bắc chưa quen đường sá, chàng trai đón ba lần xe, chạy lòng vòng từ 8h sáng đến 9h tối mới tới được thành phố Lai Châu. Sú từ nhà xuống phố từ sớm, chờ bạn trai nguyên một ngày. Đêm cuối năm lạnh giá, họ mới được gặp nhau lần đầu tiên sau gần một năm trò chuyện. Thanh Ngọc thấy Sú đẹp và duyên hơn ảnh. Cô gái cũng “đổ” trước vẻ thư sinh ở chàng trai.
Ăn tối xong, cả hai vượt qua quãng đường chừng 30 cây số về bản của Sú. Lần đầu chạy xe máy đường rừng băng qua nhiều ổ gà và khúc cua trong đêm tối mịt, Ngọc đi khá chậm, mãi 23h mới tới.
Sớm hôm sau, đánh thức anh là bầu không khí mát lành ùa vào mũi. Bên cửa sổ, sương dần tan, già trẻ trong trang phục dân tộc đi lại trên những con đường bê tông. Ngọc theo chân Sú tìm quán ăn sáng và đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Những con đường trong bản sạch đẹp, cứ cách một đoạn lại có những thùng rác đan từ tre nứa với dòng chữ “Tôi xin rác”. Bà con cười nói với anh bằng tiếng Mông, đôi khi nói gì đó khiến Sú ngượng ngùng không dịch lại. “Tôi ngạc nhiên khi Sú nói mới 10 năm trước dân bản bị nghiện 95%, nhưng hiện tại trở thành bản 5 không: không hút thuốc phiện, không thuốc lào hay thuốc lá, không rượu, không cờ bạc, không xả rác”, chàng trai chia sẻ.
Đôi uyên ương chụp ảnh cưới trên con đường ở bản Sin Suối Hồ, cuối tháng 9/2021. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Định ở lại ba ngày nhưng tình cảm với cô gái Mông và cảnh vật nơi đây níu chân Ngọc thêm hai ngày nữa. Đêm trước ngày về, đôi trẻ ngồi bên nhau trước hiên quán cà phê của Sú. Lần này Thanh Ngọc lấy can đảm tỏ tình.
Tuy mỗi người mỗi ngả, họ lên kế hoạch phấn đấu cho sự nghiệp và kiếm tiền để tổ chức đám cưới trong hai năm tới. Ngọc tạm dừng việc ở Phú Quốc trở lại Sài Gòn học tiếng Anh để phát triển sự nghiệp sau này. Dịp 30/4, anh lên thăm bạn gái lần thứ hai.
Video đang HOT
Vốn chỉ định ở lại vài ngày, nhưng Covid-19 bùng phát khiến Ngọc không thể về nhà nữa. Anh nhanh chóng thích nghi bằng việc tham gia lao động với gia đình Sú và bà con trong bản. Chưa từng cầm đến cái cày, cái cuốc, nay anh xuống ruộng làm đất, cấy lúa; lên rừng lấy củi, hái thảo quả hay dựng nhà với trai tráng trong bản. Trưa hè, chàng trai người Kinh quây quần với người Mông ăn xôi đồ, cơm nắm.
Với sở trường nấu nướng, Thanh Ngọc đảm nhận đầu bếp cho homestay của gia đình Sú mỗi khi có khách. Anh chọn lọc những quả táo mèo, mận và đào để làm siro, ô mai để quảng bá cho đặc sản của địa phương; đôi khi còn làm bánh ngọt mang ra chợ phiên bán cho bà con. Nhìn thấy chàng rể tương lai tháo vát, không ít lần ông Hảng A Xà, bố của Sú khen: “Thằng bé hiền lành, thích nghi tốt, cái gì cũng biết làm”.
Chàng trai cũng dạy kỹ năng chụp hình, quay phim cho Sú và một số người dân trong bản để làm du lịch tốt hơn. Hồi tháng 8, đôi uyên ương kết hợp với một số người dân làm phim “Nói không với ma túy”, tái hiện một thời đói khổ vì khói thuốc ở Sin Suối Hồ và đã giành giải nhì cuộc thi Thanh niên với các vấn đề văn hóa xã hội của tỉnh Lai Châu.
“Sau bộ phim, tôi càng thêm gắn bó với mảnh đất này và Sú. Chúng tôi quyết định xin phép cha mẹ làm lễ cưới”, Thanh Ngọc chia sẻ.
Đám cưới của cô gái Mông Hảng Thị Sú và chàng trai miền Nam Thanh Ngọc vào ngày 25/9 tại Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Xuân Lộc
Được hai bên gia đình ủng hộ, đôi trẻ bắt tay chuẩn bị đám cưới trong mơ, diễn ra ngày 25/9. Thay vì làm lễ trong nhà thờ như tất cả các đôi ở đây, họ kết cổng hoa, rải thảm hoa hồng và làm lễ ngoài trời. Bạn bè hỗ trợ chụp hình, mổ lợn, mổ gà, làm tiệc. Người dân trong bản lần đầu tiên chứng kiến một đám cưới lạ đến vậy.
Hình ảnh hôn lễ của đôi trẻ lan truyền trên các diễn đàn du lịch và được nhiều người gọi là “đám cưới vùng cao đẹp nhất năm”.
Đôi vợ chồng trẻ dự định sẽ mở tiệc đãi khách, có sự tham dự của bố mẹ hai bên khi Covid-19 được kiểm soát. Còn hiện tại, họ đã quay trở lại với nhiều dự định xây dựng sự nghiệp của mình và góp phần phát triển du lịch địa phương.
Xem thêm ảnh cưới của đôi uyên ương:
Độc đáo ngôi nhà mộc kiểu Bắc Bộ xưa giữa núi rừng Tây Bắc
Một ngôi nhà đơn sơ, mang đậm nét truyền thống của ngôi nhà cổ Bắc Bộ nhưng vẫn toát lên hơi thở của núi rừng Tây Bắc.
Ngôi nhà có tên là TB House được Trung Trần studio thiết kế cho một đôi vợ chồng trẻ đang sinh sống và công tác tại Sơn La.
Ngôi nhà mộc mang dáng dấp của những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ xưa.
Người chồng ở miền xuôi luôn ấp ủ về một không gian sống như thời thơ ấu, nơi có những ngôi nhà cấp 4 ẩn mình giữa những tán cây xanh. Vì vậy anh đã tìm kiếm cho mình một khu đất rộng, nằm trên một sườn đồi thoải với những mỏm đá lô nhô cùng nhiều cây xanh xung quanh để xây cất một ngôi nhà cho gia đình.
Ngôi nhà ẩn mình giữa những tán cây xanh.
Bài toán được anh đặt ra đối với nhóm kiến trúc sư Trung Trần Studio là một ngôi nhà vừa đơn giản, vừa mang nét truyền thống của ngôi nhà Bắc Bộ xưa nhưng vẫn phảng phất hơi thở của núi rừng Tây Bắc.
Thấu hiểu mong muốn của gia chủ cũng như sự quan trọng phải giữ được những cây xanh, hòn đá đã tồn tại từ lâu, nhóm kiến trúc sư đã bắt tay vào thiết kế ngôi nhà.
Ngôi nhà thấp ở trước và cao dần về sau.
Ngôi nhà được thiết kế chỉ một tầng, với những cốt cao độ thấp từ trước và cao dần về phía sau theo mặt bằng hiện trạng để tránh những cây xanh đang có.
Không gian trong nhà được phân chia đơn giản. Phía trước là sân lát đá để xe, bước lên bậc thềm là vào sảnh và phòng khách. Khu bếp nấu ở một góc riêng, khu bàn ăn và khu vui chơi của trẻ nhỏ được đặt ở trung tâm ngôi nhà.
Bàn ăn và khu vui chơi của con nằm ở trung tâm ngôi nhà.
Phòng khách được thiết kế đơn giản, mộc mạc với những chiếc ghế gỗ cũ, phảng phất không gian xưa.
Phòng khách được thiết kế đơn giản với những chiếc ghế cũ, phảng phất không gian xưa.
Toàn bộ 3 phòng ngủ nằm ở khu phía sau nhằm đảm bảo sự riêng tư. Mỗi phòng ngủ đều có cửa sổ mở ra các khoảng sân vườn khác nhau nơi có nhiều cây to tỏa bóng mát.
Phía sau cùng là một sân chơi giáp với đồi đá nhỏ. Đây là nơi dành riêng cho những đứa con và gia chủ mỗi khi cần yên tĩnh đọc sách.
Khu sân chơi ở phía sau ngôi nhà.
Hai bên nhà là những bức tường rào bằng đá đen được lấy trong quá trình đào móng nhà và san nền các khoảng sân. Bức tường có màu đen xám, mộc mạc như những bức tường đá của người dân tộc ở vùng cao nơi gia chủ đang sinh sống.
Bức tường có màu đen xám, mộc mạc như những bức tường đá của người dân tộc ở vùng cao.
Ấn tượng hơn cả là toàn bộ ngôi nhà được xây bằng gạch đỏ không trát. Mái nhà được lớp ngói đỏ, loại ngói vẫn hay lợp cho những ngôi nhà ở miền quê Bắc Bộ.
Toàn bộ ngôi nhà được xây bằng gạch đỏ không trát.
Sự hài hòa của ngôi nhà được tạo bởi chính những viên gạch thô mộc, cùng với những viên đá đen xù xì, lấp ló dưới những lùm cây xanh, khiến cho gia chủ cảm thấy bình yên và gắn kết.
Ngôi nhà là sự pha trộn giữa nét truyền thống Bắc Bộ và hơi thở núi rừng Tây Bắc.
Vượt biên đi tìm dược liệu, 5 người bị đưa đi cách ly Sáng 1-5, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Nam cho biết đã bàn giao và tổ chức cách ly 5 người từ phía Bắc vào biên giới Quảng Nam, rồi vượt biên qua Lào "tìm dược liệu". 5 người bị biên phòng bắt giữ và đưa đi cách ly gồm Lừu A Tính (trú xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên),...