Chàng trai quăng hàng chục con gà xuống suối khiến dân mạng nhao lên tiếc rẻ, hóa ra đó lại là “hậu trường” làm cỗ cưới khó tin
Làm thịt gà cỗ cưới kiểu này thì khách khứa trông thấy lại kéo nhau chạy mất dép thôi!
Trong mâm cỗ cưới truyền thống kiểu Việt luôn có xôi, canh, nộm, thịt heo… và chắc chắn không thể thiếu gà luộc. Dù nhiều người không thích thịt gà luộc cho lắm thì đây vẫn là món ăn đặc trưng ở hầu hết các vùng miền.
Bây giờ thì tiệc cưới đã biến tấu đa dạng phong phú hơn, với các loại thực đơn đủ món 5 châu 4 bể, song đĩa gà luộc vẫn là “huyền thoại” không thể quên ở nhiều vùng quê. Gà thơm ngon dai giòn ăn cũng thích thật, nhưng đã bao giờ bạn nghĩ làm thế nào để chế biến hàng trăm con gà cùng lúc cho tiệc cưới chưa? Nếu chưa biết thì đoạn clip 23 giây dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc với “dây chuyền” sơ chế gà khá thót tim, có ngủ mơ bạn cũng không tưởng tượng ra được!
Màn “quăng gà” xuống suối như vứt đi khiến cư dân mạng giật mình tiếc của (Nguồn: TikTok @hoangbui032)
Mới xem qua thì ai cũng tưởng đây là gà hỏng, gà thừa nên mới cho vào xe cút kít để mang đi vứt. Tuy nhiên với số lượng gà nhiều như thế, lên đến hàng chục con xếp chồng lên nhau, ai cũng xuýt xoa tiếc rẻ vô cùng, bảo nhau rằng đem đi nuôi cá hoặc băm ra cho lợn ăn còn hơn. Chưa kể nếu vứt thịt gà xuống suối như thế thì chắc chắn sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho môi trường.
Với nhiều điều mâu thuẫn như thế, video trên đã nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt xem trên mạng xã hội và khiến dân tình tranh cãi ầm ĩ. Có lẽ chủ nhân video chỉ định đăng lên cho vui, nhưng không ngờ nó lại gây bão trên TikTok nên cuối cùng anh chàng đã lên tiếng đính chính đây không phải là vứt gà bỏ đi, mà chính là “hậu trường” chuẩn bị cỗ đám cưới!
Pha quăng hàng chục con gà khiến dân tình xót ruột kêu lãng phí, nhưng hóa ra là để chuẩn bị tiệc cưới mà thôi!
Nếu quan sát kỹ thì ai cũng có thể nhận ra trong video có hẳn một đội ngũ làm việc khá “chuyên nghiệp”, trên bờ là 1 người ném gà xuống còn dưới suối có 2 người đứng chờ vớt gà lên rồi mổ thịt làm lòng ngay tại đó. “Dây chuyền” sơ chế gà này khá thủ công, và khi biết sự thật của hành động vứt gà thì đông đảo thành viên mạng tỏ ra không ủng hộ bởi nhìn nước suối không sạch sẽ cho lắm, màu hơi đục và cảm giác không đảm bảo vệ sinh.
2 người đứng dưới suối chờ sẵn để vớt gà lên rửa và sơ chế.
Theo nhiều bình luận của cư dân mạng chia sẻ thì các đám cưới ở miền núi, nông thôn vẫn duy trì cách sơ chế gà kiểu này. Những ai lần đầu thấy kiểu mổ gà thủ công như vậy đều cảm thấy vô cùng ngạc nhiên xen lẫn lo lắng, đặc biệt là hội chị em thở dài bảo nhau rằng chẳng biết sau này có dám đi ăn cỗ cưới ở quê nữa không!
Chất tẩy và thuốc sát trùng có thể là thủ phạm gây 'bệnh lạ' tại Ấn Độ
Các chuyên gia đã tìm thấy hàm lượng chì và nickel cao bất thường trong mẫu máu của những người bị ốm.
Việc lạm dụng chất tẩy và thuốc sát trùng trong quá trình phòng chống dịch Covid-19 đã gây ô nhiễm nguồn nước, trở thành tác nhân trực tiếp khiến hơn 550 người tại thị trấn Eluru, bang Andhra Pradesh Ấn Độ phát bệnh, trong đó 1 người đã tử vong.
Đây là giả thiết ban đầu mà các chuyên gia của Viện Khoa học Y tế toàn Ấn (AIIMS) đưa ra để lý giải về các ca bệnh bí ẩn xuất hiện tại khu vực Đông Nam nước này trong những ngày qua. Các chuyên gia đã tìm thấy hàm lượng chì và nickel cao bất thường trong mẫu máu của những người bị ốm.
Thủ hiến bang Andhra Pradesh Jaganmohan Reddy thăm các bệnh nhân nhiễm bệnh lạ tại bệnh viện (ANI)
Một nhóm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực từ Tổ chức Y tế Thế giới, Viện Khoa học Y tế toàn Ấn (AIIMS), Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm Sinh học Tế bào & Phân tử và Viện Công nghệ Hóa học Ấn Độ khuyến cáo chính quyền địa phương nên tập trung vào việc điều tra nguồn nước ô nhiễm.
Trong khi đó, Văn phòng Thủ hiến bang Andhra Pradesh lại cho rằng, việc xuất hiện nguyên tố chì và niken cao quá mức trong cơ thể người bệnh đã gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt... Tình trạng này có thể do nguồn nước nhiễm thuốc trừ sâu nặng từ trước đó.
Các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ấn Độ cũng đã lấy mẫu thực phẩm, nước, sữa, nước tiểu và máu của các gia đình bị ốm để xét nghiệm tìm nguyên nhân./.
Nhiều thách thức với nguồn nước ĐBSCL Chưa bao giờ nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long lại bất ổn như hiện nay. Người dân tỉnh Tiền Giang xếp hàng nhận nước ngọt trong mùa hạn, mặn năm 2020. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học, vấn đề nguồn nước cho vùng cần chiến lược dài hơi... Ô...