Chàng trai nuôi cá bảy màu doanh thu có lúc đỉnh điểm lên đến 100 triệu đồng/tháng
Anh Trần Tuấn Anh ở TP.HCM đam mê với cá bảy màu. Và anh đã quyết định khởi nghiệp với loài cá này, từ đó bản thân thu về hàng chục triệu đồng/tháng.
Cá bảy màu hay còn gọi là cá guppy được một số người trẻ yêu thích. Trong đó, có anh Trần Tuấn Anh (29 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM) đam mê với loài cá này từ bé. Thế rồi, anh quyết định khởi nghiệp với cá bảy màu và thu về hàng chục triệu đồng/tháng.
Anh Trần Tuấn Anh (29 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM) chăm sóc cá bảy màu. Ảnh TẤN ĐẠT
Ban đầu không được ai ủng hộ
Tận dụng hai căn phòng tại nhà với tổng diện tích hơn 40 m 2 , Tuấn Anh hiện đang nuôi hàng ngàn con cá bảy màu với nhiều dòng (giống) như: Abino Full red bds, Ab blue topaz sw, Ab full red sw(chủ đạo), Rồng Đỏ, Full Black. Nhìn những chú cá nhỏ nhắn, năng động và đa dạng về màu sắc này, ít ai biết rằng, nó đã giúp chàng trai 29 tuổi thu về hàng chục triệu đồng/tháng.
Tuấn Anh cho hay bản thân tìm hiểu loại cá này từ khi anh mới 15 tuổi chỉ vì tò mò. “Hồi đó, tôi thấy mấy ông chú chơi rồi bản thân thấy thích, thế là tôi ra chợ mua vài con cá về nuôi trong những thùng xốp”, anh Tuấn Anh cho hay.
Đến năm 23 tuổi, Tuấn Anh thấy được tiềm năng của cá bảy màu nên anh quyết định đầu tư thêm các dòng cá khác và hệ thống nuôi.
“Thời điểm này mạng xã hội phát triển, một số diễn đàn, nhóm về cá 7 màu trên Facebook xuất hiện. Thấy vậy tôi còn chi hơn 6 triệu đồng để mua hồ kính, máy oxy… Tuy nhiên, ban đầu, phụ huynh của tôi không ai ủng hộ vì họ nghĩ con cá này không đáng giá bao nhiêu”, anh kể lại.
Những con cá bảy màu tuyệt đẹp của anh Tuấn Ảnh TẤN ĐẠT
Cá bảy màu được nuôi trong lồng kính. Ảnh TẤN ĐẠT
Khó khăn là thế, nhưng Tuấn Anh vẫn luôn cố gắng hằng giờ. Có thể nói, anh ăn và ngủ với cá 7 màu.
“Tôi quyết định nghỉ công việc bảo vệ tại một cơ quan nhà nước để về khởi nghiệp nuôi cá bảy màu. Bản thân bắt đầu lên mạng học hỏi thêm kiến thức cũng như tìm hiểu thông tin từ những anh, chị em hiểu về cá bảy màu. Sau đó, tôi mua vài cặp giống về nuôi và phối. Lúc đầu, do chưa biết kinh nghiệm cũng như cách bắt bệnh cho nó vì thế cá chết khá nhiều”, anh nói thêm.
Thời gian đầu, anh Tuấn Anh cũng chật vật với cá bảy màu. Ảnh TẤN ĐẠT
Video đang HOT
Cá đẻ hơn trăm con nhưng giữ lại được phân nửa
Tuấn Anh chia sẻ: “Đa số những dòng cá bên tôi nuôi đều đã thuần hết, dòng nào phải “ở” với dòng đó. Nếu người nuôi để những con đực (khác dòng) chung với nhau thì chúng (cá cái) sẽ đẻ ra những dòng cá tạp”.
Chàng trai 29 tuổi thông tin cá bảy màu có tuổi thọ trung bình là hơn một năm, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 3 lứa trong đời (mỗi lần đẻ vài chục con, sau hai đợt, cá cái có thể sinh hơn 100 con trong lần kế tiếp).
Anh Tuấn Anh sở hữu nhiều dòng cá bảy màu. Ảnh TẤN ĐẠT
“Trong quá trình nuôi dưỡng và chọn lọc, thường tôi chỉ giữ lại được phân nửa cá con là những cá thể có sức khỏe tốt nhất. Sau khi cá mái đẻ xong thì tôi bỏ nó ra ngoài vì cá bảy màu có tập tính ăn con của nó. Chính vì vậy, cá con sẽ được nuôi riêng biệt”, Tuấn Anh nói.
Tuấn Anh cho biết, người nuôi phải chú trọng đến nhiệt độ và môi trường nước, bởi cá dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi. Còn để cho cá đẹp và lớn nhanh thì ta cần cho thức ăn tươi sống như: bo bo, trùn chỉ, artemia.
“Để nuôi được bảy màu tốt, chúng ta phải chú ý đến vấn đề nguồn cá, thức ăn và cách chăm sóc chúng. Cá này khá nhạy cảm với sự thay đổi về nhiệt độ môi trường, độ PH và nồng độ Clo trong nước. Thế nên người nuôi phải để ý hạn chế các tác nhân ảnh hưởng đến thay đổi nhiệt độ như lúc giao mùa, nơi hay có nắng chiếu trực tiếp, hoặc hạn chế nước mưa rơi vào bể nuôi…”, Tuấn Anh chia sẻ kinh nghiệm.
Cá bảy màu không khó nuôi nếu người chơi biết cách chăm sóc. Ảnh TẤN ĐẠT
Tuấn Anh nói: “Nếu hồ nuôi giảm độ PH thì tôi phải rút 50% nước và thay nước mới vô để tăng PH lên. Nếu cá bị nấm tôi hạ mực nước xuống, đồng thời phải “đánh” muối để sát khuẩn. Nếu người nuôi phát hiện bệnh trong cá sớm thì khỏe, còn để qua ngày thì cá trong hồ có thể bị chết hết. Người nuôi không nên di chuyển hồ nhiều vì sẽ làm động nước vi khuẩn lên, cá dễ bệnh”.
Giá bán cá cũng tùy thuộc vào độ nổi tiếng của người bán
Theo Tuấn Anh, thời gian đầu khởi nghiệp với cá 7 màu bản thân hay đi giao lưu, học hỏi với mọi người về dòng cá này, cũng chính vì thế mà nhiều người để ý đến cá của anh và mua chúng. Từ đó, thương hiệu “guppy Quận 8″ được nhiều người biết đến.
Cá bảy màu nhỏ nhắn, đáng yêu. Ảnh TẤN ĐẠT
“Chúng tôi hay gặp mặt giao lưu, mua bán cá dịp cuối tuần. Nhờ kích cỡ, nhỏ nhắn, đáng yêu mà cá bảy màu ngày càng thịnh hành tại TP.HCM và các tỉnh khác vì chúng không chiếm nhiều diện tích khi chơi hay có thể trưng bày hồ cá mini trên bàn làm việc, văn phòng”, Tuấn anh hào hứng nói.
Mỗi cặp cá bảy màu của anh có giá từ vài chục ngàn đồng đến 300.000 đồng/cặp, tùy vào dòng. “Một số người còn bảo tôi bị khùng hay sao mà bán 1 cặp 300.000 đồng. Nhưng họ đâu biết cá bảy màu nuôi trong hồ kính được chăm sóc rất kỹ lưỡng và thuộc dòng riêng biệt, không như những con cá ngoài chợ hay bắt ở đồng…”, Tuấn Anh nói.
Mỗi tháng, Tuấn Anh xuất trên 1.000 cặp cá ra thị trường ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. Đồng thời, anh còn mở rộng ra thị trường nước ngoài. Tuấn Anh cho biết: “Tôi còn phân phối cá bảy màu sang Hàn Quốc. Nhờ bán số lượng đều đặn, mỗi tháng doanh thu tôi đạt từ 50 – 70 triệu đồng, có tháng đỉnh điểm 100 triệu đồng”.
Cá bảy màu dự thi của anh Tuấn Anh. Ảnh TẤN ĐẠT
“Ngoài nhờ chất lượng, dòng, giá bán cá bảy màu cũng tùy vào thương hiệu, danh tiếng của người chủ. Đặc biệt, cá của người nuôi sẽ được “nâng” lên khi họ có những giải thưởng quốc tế. Hoặc người kinh doanh cá bảy màu phải lai tạo ra những dòng cá mới, cải thiện chất lượng con cá mình tốt nhất”, Tuấn Anh cho biết.
Ban Kinh tế Trung ương cùng Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia
Có những ngành dịch vụ trong 5-10 năm tới chúng ta vẫn chưa biết là gì nên việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho nó là một thách thức lớn.
Ngày 5/8, Ban Kinh tế Trung ương, Thành ủy Đà Nẵng và Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia ", hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: AN
Hội thảo lần này nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học, cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất về chủ trương, mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam góp phần phục vụ xây dựng đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Tham gia hội thảo có ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; ông Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, một số địa phương có ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo các cơ quan báo chí.
Hội thảo tập trung đi sâu, phân tích, làm rõ kết quả đóng góp của ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong 35 năm đổi mới, nhất là từ năm 2010 đến nay.
Đồng thời, nhận diện những xu thế phát triển và vận động chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
trong đó bao gồm ngành dịch vụ mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển hạ tầng và thúc đẩy chuyển đổi số cho phát triển các ngành dịch vụ.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã nêu ra những xu hướng du lịch toàn cầu và ý nghĩa đối với Việt Nam; Ngành công nghiệp văn hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị, đề xuất; Tương lai của sự phát triển dựa vào dịch vụ...
Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng chia sẻ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn là chủ trương xuyên suốt qua nhiều kỳ Đại hội của Đảng, là khát vọng của toàn Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam.
Là con đường duy nhất đúng để đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước Việt Nam hùng cường trên thế giới.
"Thế giới đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã và đang tạo ra những thay đổi lớn về cách thức tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong đó, lĩnh vực dịch vụ có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, đang đóng góp trên 46% trong tổng giá trị gia tăng và gần 42% GDP của Việt Nam.
Tuy nhiên, dịch vụ là lĩnh vực rất dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, nhưng cũng là ngành có khả năng phụ hồi nhanh nhất, mà Đà Nẵng hiện nay là một minh chứng sống động.
Trong bối cảnh đó, phát triển ngành dịch vụ ra sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành yêu cầu rất quan trọng, là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống", Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ chia sẻ thêm.
Các chuyên gia, nhà quản lý tham dự hội thảo ngày 5/8. Ảnh: AN
Giám đốc Đại học Đà Nẵng cũng đặt vấn đề, có những ngành dịch vụ trong năm, mười năm tới chúng ta vẫn chưa biết được nó là gì? Chuẩn bị nguồn nhân lực cho lĩnh vực dịch vụ trong bối cảnh đó quả là một thách thức lớn đối với các cơ quan hoạch định chính sách nhân lực cũng như của các trường đại học.
Do đó, thầy Vũ bày tỏ mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra dự báo những ngành nghề dịch vụ mới trong những năm sắp tới. Trên cơ sở đó xác định các ngành dịch vụ nên ưu tiên phát triển
Cơ chế chính sách phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên của Việt Nam; Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành nghề dịch vụ mới...
Kết luận hội thảo, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, các ý kiến phát biểu tại buổi Hội thảo đã có sự thống nhất cao và đồng tình cho rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu, là nhiệm vụ trung tâm để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bảo đảm đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đồng thời, nhấn mạnh, mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới rõ ràng
Theo đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa cần trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm, trọng tâm là chuyển đổi số toàn diện các ngành, các lĩnh vực;
Đặt con người vào vị trí trung tâm, xác định rõ người dân là đối tượng phục vụ, thụ hưởng đồng thời khẳng định rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân.
Trong đó, cần tập trung ưu tiên hàng đầu cho phát triển dịch vụ giáo dục và đào tạo để thực hiện thắng lợi chủ trương tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như được
Chú trọng tăng cường cung cấp các dịch vụ giáo dục số, đặc biệt là đại học số trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập để thúc đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có các cơ chế, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài.
Đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp văn hóa với các sản phẩm, loại hình văn hóa độc đáo, sáng tạo có sức lan tỏa trên cơ sở nhận định rõ và phát huy sức mạnh của nền văn hóa giàu bản sắc Việt Nam đi đôi với phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa tiêu biểu, ứng dụng các thành tựu của về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa của thế giới.
gắn với yêu cầu phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
"Là nền kinh tế phát triển năng động, tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với 60 đối tác lớn, có thị trường nội địa gần 100 triệu dân;
Trong đó dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, có tinh thần vượt khó, đổi mới sáng tạo, có khả năng thích ứng nhanh, Việt Nam kiên định nỗ lực hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước hùng cường, thịnh vượng, xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng", ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Liên kết vùng, tiểu vùng để phát triển kinh tế Hoạt động liên kết mới được thực hiện chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một số lĩnh vực như du lịch, hạ tầng giao thông. Kết quả 18 năm thực hiện Nghị quyết Ngày 16/8/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an...