Chàng trai Nhật với tình yêu hoa cúc ở dưới chân núi Langbian
Bảy năm trở lại đây xuất hiện làn sóng nông dân Nhật đổ sang cao nguyên Langbian của Việt Nam để trồng rau, hoa. Họ trồng rau, hoa ở những địa bàn xa tít, cách trở, giữa những cánh rừng thông còn đất trống.
Họ gây ngạc nhiên cho người xứ rau hoa nổi tiếng của Việt Nam, Đà Lạt, bởi Nhật được biết đến là quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, và họ lăn lộn hàng ngày trên đất như bao nông dân Việt. Dưới đây là chân dung, cốt cách một nông dân Nhật và mô hình làm nông của họ trên miền cao nguyên xứ người…
Nơi thung lũng ở vùng Darahoa trong rừng Lạc Dương có một trang trại lặng lẽ hình thành. Trang trại này trồng hoa, và duy nhất một loài: cây hoa Cúc. Chủ trang trại không phải người Cill bản địa, cũng không phải người Việt, mà là anh chàng nông dân Nhật trẻ tuổi, nghĩa là đến từ một đất nước hải đảo xa xôi. Anh ta có vẻ bí ẩn.
Người Cill ở làng Darahoa thấy anh ta hay đi về một mình với thung lũng đây. Anh ta sống trong căn biệt thự bé xinh mới cất ngay trong trang trại của mình. Biệt thự cất là để có chỗ chui vào chui ra, để làm nông, chứ không phải để nghỉ dưỡng. Anh ta tự đi chợ, nấu ăn, giặt giũ và… điều hành cái trang trại này. Dáng dấp và phong thái không khác gì nông dân xứ ta, ăn mặc cũng vậy; chỉ có điều bên trong của nông dân đây là nội lực, trí tuệ và cách thức làm nông của nông dân đến từ một nước văn minh, có nền nông nghiệp tiên tiến thượng hạng thế giới bây giờ.
Quái chiêu hơn, anh ta mời một Cử nhân văn chương trẻ ở Đà Lạt để làm trợ lý, và làm quản đốc cho mình. Anh ta tự tin sẽ đào tạo anh chàng văn chương này thành chuyên gia hoa cúc, “kỹ sư nông nghiệp”. Ta quen nghe thấy người Nhật sang Việt Nam để đầu tư sản xuất xe hơi, xe máy, đồ xa xỉ, điện tử thì anh ta đi làm nông. Tôi bảo anh ta như thế là “chịu chơi”. Anh ta bảo rằng, nông nghiệp là một ngành kinh tế, nó cũng mạnh mẽ, sang trọng, hấp dẫn và dễ kiếm tiền. Anh ta bảo Việt Nam là đất nước lý tưởng để làm nông dân, trồng trọt, đất tốt và điều kiện khí hậu thuận lợi, không như Nhật trong năm có nhiều tháng băng giá, trồng khó và giá thành nông sản luôn cao.
Dòng họ của anh ta ở xứ Amaterasu Omikami (Nữ Thần Mặt Trời – biểu tượng cội nguồn của dân tộc Nhật) đã ba đời trồng hoa cúc, và anh là đời thứ tư. Cúc là loài hoa ưu thích và cắm dùng chính hàng ngày của người Nhật, hình thái nó mang biểu tượng mặt trời mà. Anh ta đi thẳng đến Đà Lạt để trồng hoa, đến lần đầu, đơn giản vì Đà Lạt đã quá nổi tiếng, và sự mát mẻ, tốt lành của nó anh đã biết trước qua thông tin trên mạng lâu nay rồi. Có anh bạn người Việt mới quen khi anh đặt chân đến Đà Lạt đã chỉ cho anh ta chỗ thung lũng đây.
Anh ta thuê đất của một nông dân tại chỗ để trồng hoa ngay mà không cần nghĩ đến chuyện được “giao đất”, “xin dự án” trong tư cách của một nhà đầu tư nước ngoài thường thấy. Nông dân Việt kia của ta canh tác đã lâu ở thung lũng này, nhưng gặp anh nông dân Nhật thuê thì cho thuê ngay để kiếm tiền nhiều mà khỏi phải lao động. Đất thì thuê của nông dân nước người, nhưng để hoạt động đúng lề phép nước người thì vẫn đàng hoàng: lập dự án, thành lập Công ty Marine Viet Nam Agri Farm. Và cái tấm biển đề tên đó vẫn đặt lên giữa chốn hoang vu này, trước lối vào trang trại.
Hoa trồng ở đây không cần giành thị trường, cạnh tranh với nông dân hay bất cứ doanh nghiệp nào của địa phương. Mọc lên từ chỗ đây, trổ bông thì nó đưa thẳng một mạch sang Nhật. Nhưng theo lời anh, cái khó khăn nhất không phải thổ nhưỡng, khí hậu, cách để “hiểu” thiên nhiên, mà là văn hóa, ngôn ngữ, con người xứ ta, cách thức để làm việc với họ suôn sẻ, trôi chảy, êm ái, hiệu quả nhất. Và hình như anh cũng đã giải mã được điều đó. Anh ta đang học tiếng Việt, và tiếng Cill, đã bắt đầu nói được chút chút rồi. Thật dễ thương. Và ở nông trại này ánh mắt nào trông cũng đã trìu mến về anh ta.
***
Video đang HOT
Trang trại ra đời mới bốn năm mà cứ thấy như đã lâu lắm rồi. Mọi thứ ổn định vững chắc, vận hành đồng điệu như cỗ máy ở từng khâu, bộ phận, từ những khu làm giống, đến khu phát triển bông, hồ nước sạch, xe cày, lưới điện, đường nước tưới tự động, đèn chiếu sáng cho hoa, hệ thống điều khiển dinh dưỡng cho cây bằng máy tính, nhà nghỉ nhân công, đóng gói… Dĩ nhiên toàn bộ qui trình trồng hoa này là của Nhật. Tôi đang như trong nền nông nghiệp Nhật, đang ở nước Nhật. Nhưng anh ta nói với mấy chục công nhân của mình là nông trại này, công ty này hoạt động theo mô hình gia đình, coi họ là “người nhà”. Nghĩa là thực chất, hiệu quả, tinh gọn, ấm cúng, tình thương, và không cần phô trương.
Hoa sản xuất ra từ đây cứ mỗi tuần đưa về Tp.HCM dưới kia để lên tàu sang trung tâm đấu xảo hoa Osaka ở Nhật. Anh chỉ việc trồng, vì bán đã thiết lập sẵn với bạn bè từ lâu ở nơi anh từng học đại học nông nghiệp là thành phố Osaka đó bán. Bốn năm nay, mỗi tuần hai chục ngàn cành sang Nhật. Tiền từ Osaka sẽ chảy ngược qua Việt Nam cho anh qua hệ thống tài chính điện tử quốc tế. Doanh thu, lợi tức kiếm được từ trang trại anh ta chủ động mang đi đóng thuế cho chính quyền Việt Nam với sổ sách ở trang trại kê khai hàng ngày đầu ra đầu vào rõ ràng mà không cần cơ quan thuế tìm đến. Ngay cả đi làm nông dân, người Nhật cũng ứng xử với nước khác với tinh thần sang cả, mang ơn xứ mình đến chứ không như người Trung Quốc luôn khệnh khạng, thô lỗ, bất ngay chính, bầy hầy, kém văn minh.
Biết và gắn bó với trang trang trại của doanh nghiệp trồng hoa đứng đầu Đông Nam Á là DaLat Hasfarm, nên tôi hỏi anh ta có “choáng” với người khổng lồ này không? Hỏi thế vì Dalat Hasfarm nổi danh khắp nơi và là Công ty của Hà Lan – mà Hà Lan là dân tộc ngoại văn đầu tiên kích thích nước Nhật cổ hủ tỉnh ngộ, sau đó thực hiện công cuộc Duy tân, khiến nước Nhật đưa khoa học… vào xã hội, giáo dục, tức tiếp cận trí tuệ, văn minh phương Tây quyết liệt triệt để từ hơn một trăm năm mươi năm trước).
Anh bảo anh không để ý đến chỗ nào cả, ai lớn ai nhỏ, mà chỉ biết đến cành hoa của mình. “Cành hoa của mình”, theo ý của anh ta là nó từ tâm hồn mình, mình trồng ra nó, và phải đẹp. Tôi cầm những cành cúc khỏe khoắn và rực rỡ của anh lên, thấy quá tuyệt, như mọi công ty trồng hoa khác ở Đà Lạt. Nhưng anh bảo chưa như ý của mình, nghĩa là phải đẹp, khác biệt hơn thế nữa, thứ hoa của riêng mình làm ra. Dĩ nhiên, tôi không biết khác biệt hơn nữa là vẻ đẹp kia “đi tới đâu”, bởi tôi không biết gì về hoa, lại càng không phải lớn lên từ hoa cúc, “người Nhật gốc cúc”, chuyên gia hoa cúc như anh. Có ba mươi chủng loại giống cúc được trồng tại đây, đều là những giống tuyển mới và tốt nhất. Mỗi giống anh ta chỉ nhập về đợt đầu, từ đấy về sau tự nhân ra mà trồng.
Tôi hỏi có khác nhau giữa trồng cúc ở Nhật và trồng cúc ở Việt Nam. Với đặc tính trung thực của người dòng dõi tinh thần võ đạo – dám cả Harakiri mà (xả thân, thể hiện sự dũng cảm, trung thành, và bảo vệ danh dự qua hành động tự mổ bụng trong truyền thống xưa kia) anh rằng “Hoa cúc vẫn là hoa cúc. Đất đai khí hậu có khác thì cũng tìm cách mà hiểu đất đai và khí hậu để trồng được hoa. Và đã học trồng trọt ở đây từ những người dân tộc thiều số, người Việt trong vùng”. Anh ta nói thêm: “Rồi kết tri thức Nhật của mình vào hiểu biết của người tại chỗ”. Tuổi ba mươi mốt mà nhận thức chín nồng hơn cả những đóa hoa rực rỡ mà ánh mắt tôi đang lướt qua những luống hoa của nông trại anh ta.
Tôi hỏi anh ta tự dưng sang Việt Nam trồng hoa thế này có “xin phép” Cha Mẹ không. Anh ta bảo, đàn ông là phải làm theo ý mình. Không cần hỏi anh vốn đâu anh đầu tư được thế này, tôi cũng biết nó từ hoa cúc…
***
Hôm tôi từ biệt thung lũng cô độc của anh ta là trời vào xế chiều. Anh ta vẫn đi vòng quanh các “Farm” – những khu trồng hoa trong các dãy nhà kính. Anh trợ lý người Việt xuất thân dân học văn chương đó cho hay có một nhà đầu tư lớn của Nhật đang đổ vốn để thực hiện dự án trồng ba mươi hécta hoa ở vùng Đạ Đờn, huyện Lâm Hà đã mời anh ta liên kết và làm CEO (Tổng giám đốc) cho liên doanh này. Dự án trồng hoa khổng lồ này đang chuẩn bị triển khai, nó ở cách trang trại khởi đầu của anh đây chín mươi lăm cây số. Anh ta nói dù dự án kia có hình thành thì nông trại ở thung lũng Darahoa, xã Da Nhim, huyện Lạc Dương này vẫn cứ tiếp tục tiến lên, phát triển, bởi anh yêu nó.
Anh ta tên là Matsuo.
Theo Nguyễn Hàng Tình (NNVN)
Nông dân Nhật Bản: Sản xuất rau an toàn bằng cả trái tim
Hiên nay, Nhât Ban san xuât rau qua trong nươc mơi đap ưng khoảng 70 - 80% nhu câu tiêu thu nôi đia, sô con lai phai nhâp khâu, tuy nhiên tiêu chuân ky thuât kha cao, đăc biêt viêc kiêm tra chât lương va an toan thưc phâm, cac chi tiêu phân tich, đanh giá lên tơi hang trăm.
Diên tich đưng thư 62 thê giơi (Viêt Nam thứ 66), tai nguyên không giàu, dân sô trên 120 triêu người, hiên chi con 3,9% sô lao đông lam nông nghiêp.
Thu hoạch rau bằng cơ giới hóa
Hiên nay, Nhât Ban san xuât rau qua trong nươc mơi đap ưng khoảng 70 - 80% nhu câu tiêu thu nôi đia, sô con lai phai nhâp khâu, tuy nhiên tiêu chuân ky thuât kha cao, đăc biêt viêc kiêm tra chât lương va an toan thưc phâm, cac chi tiêu phân tich, đanh gia lên tơi hang trăm. Nước này cung xuât khâu nhưng măt hang rau qua cao câp cua ho tơi cac thi trương khac trên thê giơi va đươc đanh gia cao vê chât lương, đô đông đêu, an toan thưc phâm.
Vây san xuât va phân phôi rau an toan ơ quôc gia nay thê nao? Chung ta se hoc đươc gi tư kinh nghiêm cua xứ sở măt trơi moc? Xin đươc ban luân va dân ra môt sô cach tiêp cân cua ho.
GAP ơ Nhât Ban thê nao?
Viêc xây dưng tiêu chuân san xuât an toan ơ Nhât Ban co Uy ban chung vê GAP. Dươi cơ quan nay la môt cơ quan chiu trach nhiêm vê tâp huân, phô biên GAP, ho đứng ra đao tao Xây dựng sản xuất an toàn JGAP (Japanese GAP).
JGAP cho ngươi san xuât vơi gân 4.000 giang viên. Môt cơ quan chiu trach nhiêm về câp phep, ho câp cho 4 đơn vi chưng nhân vơi 123 chưng nhân viên. Cac chưng nhân viên nay co nhiêm vu kiêm tra, đanh gia va giam sat ngươi san xuât co yêu câu chưng nhân va chiu trach nhiêm vê chât lương chưng nhân trươc cơ quan cua ho.
Xây dưng JGAP, cach tiêp cân rât mơ va la tư dươi lên; ngươi san xuât, cac doanh nghiêp, hơp tac xa tham gia đong gop cho viêc xây dưng va ban hanh tiêu chuân nay. JGAP cung thương xuyên đươc sưa đôi, điêu chinh cho phu hơp vơi yêu câu cua thi trương, cua ngươi tiêu dung.
Hành lá sản xuất theo tiêu chuẩn JGAP ở Ibaraki, Nhật Bản
Vê viêc chưng nhân, thơi điêm nay Nhât Ban đươc yêu câu chưng nhân san phâm theo cac tiêu chuân JGAP hoăc Globle GAP vi năm 2020 thê vân hôi Olympic đươc tô chưc ơ đât nươc nay, theo đo, cac thưc phâm (rau, gao, sưa, thit...) phai đươc chưng nhân. Thưc ra, ho không đăt năng vân đê chưng nhân vi tôn tiên cua nông dân, cư thây cach thưc nông dân Nhât lam, sư minh bach trong viêc thê hiên, ghi chep san xuât va công khai thông tin san xuât, no con co gia hơn cai tơ giây chưng nhân kia nhiêu.
Ơ Nhât, cac tô hơp tac hoăc HTX, doanh nghiêp rât chu trong tơi viêc tô chưc trai nghiêm cho ngươi tiêu dung ơ thanh phô vơi cac vung, điêm san xuât, đo cung chinh la hinh thưc du lich trai nghiêm đông quê đê chia se vơi nhau vê nôi cưc nhoc cua nông dân va ho lam thê nao đê san phâm rau, thit, sưa... đam bao an toan thưc phâm. Chinh vây ngươi tiêu dung rât tin tương vao cac san phâm nông san cua nươc ho san xuât.
Tiêu chuân JGAP xây dưng dưa trên sươn cua GlobleGAP va mang tinh bao quat, tuân thu cac quy đinh cua Luât An toan thưc phâm, tuy vây cac tinh cung xây dưng cac tiêu chuân riêng cua minh, cac doanh nghiêp lơn cung co tiêu chuân riêng vê an toan thực phâm vơi san phâm rau qua cua đia phương, công ty chăng han như AEON.
Tiêu chuân nay co thê đơn gian hơn, nhưng phân lơn la cao hơn tiêu chuân nên chung. Ho noi răng, vơi nông dân cân đưa ra cac điêm đơn gian, dê hơn đê thưc hiên, va khi y thưc san xuât an toan đa ăn vao mau thit thi tiêu chuân đươc nâng lên, nâng lên la đê đap ưng nhu câu thi trương, nhu câu ngay cang cao cua ngươi tiêu dung, va ban thân doanh nghiêp, tô hơp tac cung như nông dân cung luôn y thưc đươc răng, cân phai lam tôt hơn va tôt hơn nưa đê đam bao chư tin vơi thi trương, trach nhiêm vơi xa hôi va ngươi tiêu dung. Chưa khi nao ngươi tiêu dung quay lưng lai vơi san phâm ma nông dân san xuât.
Nhật ký ghi chép sản xuất của nông dân Nhật Bản
Hiên tai, cac tiêu chi khuyên khich đươc đưa ra đê đanh gia va binh chon san phâm nông san, đo la thân thiên vơi môi trương, giam sư dung phân bon hoa hoc va thuôc bao vê thưc vât tư 30 - 50%. Thưc ra trong ca môt vu trông rau (vi du cai băp), sô lân phun thuôc bao vê thưc vât trươc đây binh quân la 6 - 7 lân, hiên vơi quy trinh ky thuât mơi đa rut con 3 - 4 lân. CHIBA-ECO la môt trong nhưng tiêu chuân như vây, nhưng phai noi răng, nông dân tuân thu nghiêm ngăt sư dung thuôc bao vê thưc vât, tư chung loai, đên liêu lương va ho ghi chep ty mỉ, canh bao ty mỉ đê không bi nhiêm cheo... (Còn nữa)
"Nông dân Nhât Ban san xuât rau an toan băng ca trai tim". Đây la câu ma chung tôi đươc nghe tai môt hơp tac xa san xuât hanh la ơ tinh Ibaraki. Va khăp nơi trên đât nước này, y thưc va nguyên tăc, tinh ky luât cua ngươi dân la như vây. Đung la chât lương, mưc đô an toan phai tư cai tâm cua ngươi san xuât.
Quy trinh gieo trông, chăm soc va sư dung phân bon, thuôc bao vê thưc vât, chê biên... nhât nhât tuân thu hương dân, sô tay ghi chep đây đu va minh bach. Vơi Viêt Nam, tôi nghi kiên tri tuyên truyên, huân luyên đê "mưa dâm thâm lâu" rôi ngươi san xuât mơi co đươc y thưc như nông dân Nhât Ban.
Theo Trần Xuân Định (NNVN)