Chàng trai Nhật Bản cắt túi hiệu thành vật dụng lạ
Daisuke đã thiết kế đồ đựng đũa hay hộp mỳ từ túi Hermès, Dior cũ. Asia One mới đây đưa tin về nhà thiết kế đến từ Nhật Bản có tên Daisuke.
Anh sở hữu tài biến tấu phụ kiện hàng hiệu thành vật dùng kỳ lạ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của chàng trai này là túi đựng đồ uống mang đi làm bằng chất liệu da với họa tiết Louis Vuitton đặc trưng. Loạt ảnh về món phụ kiện trên thu hút tới hơn 18.000 lượt yêu thích trên Instagram. Ảnh: @dimda_.
Một thiết kế khác khá được lòng dân mạng chính là túi đựng trà sữa chân trâu in tên thương hiệu xa xỉ Dior, gắn dây xích sành điệu. Chia sẻ về tính ứng dụng của các sáng tạo, Daisuke cho hay anh đã thử xách chúng đi dạo phố và không gặp sự bất tiện nào. Ảnh: @dimda_.
Trả lời phỏng vấn của tạp chí HIGHXTAR, Daisuke tiết lộ anh bắt đầu chế lại những món đồ có “1-0-2″ từ túi hàng hiệu cũ vào một năm trước. Anh hy vọng mang đến diện mạo mới cho loạt đồ không còn giá trị sử dụng thay vì vứt đi. Ảnh: @dimda_.
Video đang HOT
Hộp đựng mỳ làm bằng chất liệu đến từ Hermès hay túi đựng đũa Dior kiêm vòng cổ là hai thiết kế của chàng trai Nhật Bản được dân mạng đánh giá cao. Tài khoản @alanciagaz bình luận: “Ý tưởng độc đáo đến khó tin”. Ảnh: @dimda_.
Những chiếc khẩu trang y tế đơn giản cũng được Daisuke cắt may lại tỉ mỉ, khiến chúng trở nên sang chảnh hơn. Nhận sự quan tâm đặc biệt từ dân mạng, anh bắt đầu kinh doanh loạt phụ kiện độc lạ trên. Một số người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu món đồ mà Daisuke thiết kế theo ý muốn của mình. Ảnh: @dimda_.
Ngoài ra, Daisuke còn là fashionista sở hữu phong cách thời trang bắt mắt, thời thượng. Anh thu hút 49.800 lượt theo dõi trên mạng xã hội. Ảnh: @dimda_.
Câu chuyện độ dài của váy từng trở thành thước đo nền kinh tế
Hemline index là một chỉ lâu đời để đo độ dài của váy và được sử dụng như thước đo quan hệ giữa độ dài váy và sự bất ổn của một nền kinh tế.
Chỉ số 'Hemline index' thường cho biết nền kinh tế biến động ảnh hưởng đến các xu hướng thời trang nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện.
Mặc dù chúng ta thường nói về ý nghĩa sâu xa của quần áo vì nó liên quan đến những người nổi tiếng và chính trị gia, nhưng đôi khi tủ quần áo của một người còn kể một câu chuyện lớn hơn những gì họ dự định. Thời trang có thể là một thước đo cảnh báo của sự biến động tài chính và khủng hoảng hay không? Chỉ số 'Hemline index' vốn là một lý thuyết lâu đời về độ dài của váy, dường như ủng hộ cho giả thuyết này.
Lý thuyết cho rằng khi nền kinh tế hoạt động tốt, đường hemline tăng lên (hay độ dài của váy sẽ ngắn đi) để phù hợp với cảm giác dễ chịu của thời kỳ đó và giảm xuống nếu suy thoái diễn ra, phản ánh tâm trạng u uất của các tài khoản ngân hàng trống rỗng.
Ví dụ, vào những năm 1920, đường hemline tăng cùng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trước khi giảm trong cuộc "Đại suy thoái". Đường hemline leo lên trở lại vào giữa những năm 1930 và dài đến đầu gối trong suốt thời kỳ thế chiến thứ 2 những năm 1940. Khi Dior tung ra những chiếc váy dài, bồng bềnh vào năm 1947, xu hướng này dường như báo trước cuộc suy thoái năm 1949. Sau đó, khi thị trường đã ổn định, sự tăng trưởng chậm và ổn định của đường hemline bắt đầu, mang đến cho chúng ta những mẫu váy ngắn mini của những năm 60 và kéo dài qua đến cuộc bùng nổ triệu phú thập niên 80. Cuối cùng, độ dài của váy midi xuất hiện khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1987.
Vì mối tương quan chặt chẽ này, báo chí và các nhà kinh tế đã phát triển chỉ số 'hemline index' trong nhiều thập kỷ. "Váy Midi dài hơn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia", United Press International cảnh báo vào năm 1968.
Fort-Worth Star Telegram lặp lại một tuyên bố tương tự vào năm 1978:"Nếu bạn thấy một anh chàng mặc veston nhìn chằm chằm vào chân phụ nữ qua cửa sổ, đừng vội kết luận anh ta đang quấy rồi tình dục. Anh ta có thể chỉ đang siêng năng tìm kiếm manh mối cho tương lai tài chính".
Theo Clara Berg, Giám tuyển Bộ sưu tập của MOHAI (Bảo tàng Lịch sử & Công nghiệp), George Taylor, một nhà kinh tế học tại đại học Wharton vào giữa những năm 1920, được ghi nhận là người đã tạo ra chỉ số 'Hemline index'. Tuy nhiên, ông không thực sự tạo ra mối liên hệ giữa nền kinh tế và độ dài váy. Thay vào đó, Taylor đã viết một luận án Tiến sĩ vào năm 1929 có tên là "Những thay đổi đáng kể sau chiến tranh trong ngành hàng may mặc thời trang" khám phá lý do tại sao ngành dệt may lại có sự phát triển bùng nổ trong những năm 1920. Một yếu tố được ông xác định là độ dài của váy.
Khi bạn theo dõi những thay đổi thực tế trong nền kinh tế, nhìn vào thời kỳ chiến tranh và hậu chiến ở phương Tây sẽ thấy váy dài hơn "được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng" - chứ không phải ngược lại. Phụ nữ không còn bị ép buộc phải phân chia khẩu phần, phải tiết kiệm vì vậy việc mặc những thứ có quá nhiều vải được coi là dấu hiệu của sự sung túc.
Thay vào đó, nhiều yếu tố khác nhau như nền kinh tế, chính trị, sự bùng phát đại dịch và các phong trào xã hội đã ảnh hưởng đến phản ứng của người tiêu dùng về mặt thẩm mỹ. Và khi các nhà thiết kế không khai thác những thay đổi đó và gửi một cái gì đó "sai" xuống sàn diễn thời trang? Phụ nữ sẽ phản đối, cuối cùng dẫn đến thay đổi.
Một ví dụ là khi Dior ra mắt bộ sưu tập New Look ở Paris vào năm 1947 gồm những chiếc váy dài hẳn quá đầu gối. Trong khi một số phụ nữ đổ xô đi mua váy từ nhà mốt, những người khác lại mua những tấm áp phích để phản đối. Tại Hoa Kỳ, câu lạc bộ "The Little Below the Knee Club" được thành lập, bao gồm những phụ nữ muốn có sự tự do lựa chọn trong tủ quần áo của họ, chứ không phải do các nhà thiết kế sai khiến. Nhóm đã đấu tranh để giữ lại những chiếc váy dài chỉ dưới đầu gối một chút và kêu gọi được 300.000 thành viên trong ba tháng.
Thay vì tập trung quá nhiều vào cách thị trường hoạt động tại thời điểm này, chúng ta nên xem xét phản ứng này về mặt tâm lý. Có một lý do chính khiến phụ nữ quay lưng lại với kiểu dáng thời Victoria này: kiểu dáng không phù hợp với hình ảnh người phụ nữ tự chủ.
Tiến sĩ Dawnn Karen, một nhà tâm lý học thời trang và là tác giả của cuốn sách "Dress Your Best Life: How to Use Your Fashion Psychology to Take Your Look - and Your Life - to the Next level" nói rằng phụ nữ cảm thấy mệt mỏi khi cơ thể của họ bị kiểm soát và buộc phải thoát ra ngoài lực lượng lao động.
Bà nói: "Họ bị tước quyền trong ngôi nhà của họ, bị tước quyền trong xã hội nói chung, vì vậy thứ mà họ có thể có quyền lực là những gì họ mặc, những gì họ đặt trên cơ thể của họ. Vì vậy, đó là một cuộc nổi loạn, nhưng điều gì đằng sau cuộc nổi loạn đó cần phải kiểm soát. Điều đằng sau sự kiểm soát đó là nhu cầu về sự an toàn".
Một năm rưỡi sau, thương hiệu Dior đã nâng cao đường hemline lên đến đầu gối.
Những chu kỳ như thế này vẫn tiếp tục, các nhà thiết kế tung ra những mẫu váy mới có độ dài nhất định và phụ nữ phản đối chúng cho đến khi cuối cùng chúng ta đạt đến một thế giới mà trọng tâm bắt đầu thay đổi. Đến những năm 1990, người ta tập trung nhiều hơn vào việc ăn mặc cho các nhóm phong cách cụ thể, chẳng hạn như grunge, văn hóa rave và punk, hơn là tranh luận về phong cách ngắn hơn hay dài hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi những người yêu thích thời trang ngày càng mặc những gì họ cảm thấy thoải mái nhất, chỉ đơn giản là chọn xu hướng nào để theo đuổi, các yếu tố bên ngoài tiếp tục đóng một phần trong việc xác định những gì họ đang mặc. Đó vẫn là trường hợp ngày nay, và đặc biệt là vào năm 2020. Nhờ đại dịch, bất ổn xã hội và suy thoái kinh tế đang gần kề, mọi người hiện đang hướng tới những phong cách có ý nghĩa nhất về mặt tinh thần và cảm xúc.
Tiến sĩ Karen cũng đưa ra giả thuyết rằng điều quan trọng là các nhà thiết kế phải sản xuất cái mà bà gọi là "tủ quần áo thông tuệ". Ngày nay, mọi người muốn tiêu thụ ít thời trang nhanh (fast fashion) hơn, có ý thức về đạo đức và môi trường. Khách hàng muốn biết mọi thứ đến từ đâu và lý do tại sao họ mua thứ gì đó, điều này đã dẫn chúng ta đến khái niệm thời trang không mùa, vượt thời gian.
Vậy, chỉ số Hemline có thật không và nó có tồn tại vào năm 2020? Không hẳn. Nhưng, liệu chúng ta có bị thu hút về một số phong cách nhất định để phản ánh tâm trạng của chúng ta hoặc tình trạng của thế giới bao gồm cả nền kinh tế? Có, và chúng ta có thể sẽ tiếp tục làm như vậy trong nhiều năm tới.
Các hãng mốt ồ ạt tung sản phẩm mới sau thời gian đình trệ vì COVID-19 Burberry, Fendi, GANNI và Levi's tiếp tục đề cao sự đa dạng, tính cá nhân và gửi gắm thông điệp hướng về môi trường trong các bộ sưu tập chuẩn bị ra mắt. Sau thời gian dài bị ngưng trệ vì dịch COVID-19, các tuần lễ thời trang lớn trên thế giới bắt đầu công bố kế hoạch trở lại với những buổi...