Chàng trai người Đức gốc Việt tìm lại được bố qua mạng xã hội
Thông qua trang Viet-bao.de và mạng xã hội, mới đây, chàng trai người Đức gốc Việt Tobias Manh Wendt đã tìm được bố mình.
Tobias Manh Wendt, sinh năm 1991 tại CHLB Đức, hiện đang sống với mẹ, tên là Beate Wendt. Anh đã viết thư và nhờ trang Viet-bao.de đăng tải và nhờ cộng đồng mạng xã hội tìm giúp người bố ở Việt Nam mà anh chưa từng biết mặt.
Theo lời kể của mẹ Tobias, bố anh tên là Nguyễn Tiến Mạnh, sinh năm 1960, quê quán ở Hải Hưng cũ. Khoảng năm 1985-1986, ông Mạnh sang Đức theo diện hợp tác lao động. Ông đã gặp và yêu mẹ Tobias rồi về sống chung tại thành phố Deutzen từ năm 1988 đến 1990. Nhưng rồi, trước khi Tobias chào đời, ông Mạnh đã bị trục xuất về nước và cũng từ ngày đó hai người mất liên lạc với nhau.
Tobias và mẹ
“Tôi lớn lên và cả tuổi thơ chỉ có mẹ, chịu nhiều thiệt thòi mỗi khi nhìn bạn bè có cả bố lẫn mẹ đùm bọc, chăm sóc… Hai mẹ con đều buồn, mong có phép màu, mong ngày đoàn viên với bố. Mang một nửa dòng máu Việt trong người, tôi có rất nhiều bạn bè là người Việt nên càng khát khao được gặp bố…Tôi muốn cùng mẹ về thăm quê cha đất tổ, gặp gỡ họ hàng, anh em…”, Tobias viết trong thư.
Video đang HOT
Sau đúng 12 tiếng đăng tải, Kim Anh, một sinh viên ở Berlin đã giúp Tobias tìm thấy bố thông qua việc chia sẻ bức thư này trên mạng xã hội Facebook. Hàng nghìn người đã đọc thông tin và chia sẻ, giúp cô tìm kiếm ông Mạnh.
Ông Nguyễn Tiến Mạnh – bố của Tobias hiện đang sống tại Việt Nam
Hình ảnh ông Mạnh – bố của Tobias đang sống ở Hải Dương (Việt Nam) – được đăng tải trên mạng xã hội và sau đó được mẹ Tobias xác nhận là đúng. Mẹ con Tobias đang vô cùng xúc động và gửi lời cảm ơn đến cộng đồng mạng đã giúp họ tìm lại người chồng, người cha của mình sau 25 năm thất lạc.
Hiện, Kim Anh đang tiếp tục giúp mẹ con Tobias kết nối với ông Mạnh. Hy vọng, gia đình Tobias sẽ được đoàn tụ tại Việt Nam trong một ngày không xa./.
PV
Theo_VOV
Hạ viện Mỹ thông qua các biện pháp siết chặt trừng phạt Triều Tiên
Hạ viện Mỹ tối 12/1, tức rạng sáng 13/1 đã thông qua các biện pháp nhằm siết chặt trừng phạt Triều Tiên nhằm phản hứng với vụ thử bom H.
Các biện pháp trừng phạt Triều Tiên được thông qua với đa số tuyệt đối, với 418 phiếu thuận và 2 phiếu chống, yêu cầu Tổng thống Mỹ tiến hành các biện phát trừng phạt bất cứ cá nhân, tổ chức nào có các giao dịch với Triều Tiên liên quan đến các hoạt động mua bán vũ khí hủy diệt hàng loạt, các hành hóa xa xỉ, các hoạt đông rửa tiền, lạm dụng quyền con người.
Hạ viện Mỹ thông qua các biện pháp siết chặt trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử bom nhiệt hạch (bom H). (hình minh họa: KT).
Các biện pháp được Hạ viện Mỹ thông qua cũng cho phép Tổng thống Mỹ được quyền trừng phạt bất cứ ai tiến hành các giao dịch tài chính nhằm hỗ trợ các hoạt động bị cấm của Triều Tiên. Các biện pháp này dự kiến cũng sẽ được Thượng viện Mỹ cân nhắc thông qua trong những tuần tới.
Sáng 6/1 vừa qua, Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công bom nhiệt hạch (còn gọi là bom H). Đây là vụ thử hạt nhân thứ tư của Triều Tiên, diễn ra trước thềm kỷ niệm sinh nhật nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Vụ thử hạt nhân này của Triều Tiên đã khiến tình hình tại Đông Bắc Á nóng trở lại. Ngay sau vụ thử, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã lập tức ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng tiến hành họp khẩn cấp nhằm thảo luận các biện pháp đối phó với tình huống nghiêm trọng nảy sinh từ vụ việc này. Dù vẫn chưa xác minh được loại thiết bị hạt nhân mà Triều Tiên vừa thử có phải là bom H như Triều Tiên tuyên bố hay không, các quốc gia trong khu vực đang có các động thái chuẩn bị đối phó.
Dự kiến các Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ sẽ nhóm họp vào ngày 16/1 tới tại thủ đô Tokyo để thảo luận về phương thức đáp trả Triều Tiên./.
Hình ảnh: Dân Triều Tiên đổ xuống đường ăn mừng vụ thử bom nhiệt hạch
Hồng Nhung Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Gần một nửa người Đức muốn hạn chế tiếp nhận người tị nạn Gần 50% công dân Đức ủng hộ việc hạn chế số lượng người tị nạn được tiếp nhận vào nước này mỗi năm. Theo kết quả một cuộc khảo sát được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Đức ngày 10/1, khoảng 50% công dân nước này muốn chính phủ chỉ tiếp nhận 200.000 người tị nạn mỗi năm. Trong khi đó,...