Chàng trai nghị lực, lấy nhà giam làm nơi… ôn thi đại học
Sau khi học phổ thông, bị phạt 18 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, với nghị lực bản thân, tuy ngồi trong “nhà đá” nhưng Nguyễn Hoàng Tín (21 tuổi, vẫn tìm mọi cách để “dùi mài kinh sử” . Sau khi mãn hạn tù, Tín đã thi đỗ Đại học khiến nhiều người nể phục.
Học để làm lại cuộc đời
Sau khi học xong phổ thông, Tín (ngụ tổ dân phố 12, phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) từng thi vào ngành công nghệ thông tin Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, năm ấy chỉ được 12 điểm. Trượt. Sau đó Tín đi ôn thi lại, nhưng do ham chơi, đi theo bạn bè hư nên dính vòng tù tội.
Một ngày đầu tháng 5/2012, người bạn thân của Tín đươc ngươi yêu nhơ đưa đi ban xe đê mua lại xe mơi. Người bạn đó bàn với Tín trôm sô tiên nay đê tiêu xai. Theo kê hoach, khi ban đươc xe, chàng người yêu lây tiên bo vao côp xe của minh rôi đưa ban gai vào siêu thi. Sau đo anh ta ra hiêu cho Tin mơ côp lây tiên.
Có được chìa khóa, Tín lén lút mở cốp xe lấy 42 triệu đồng đem về nhà cất giấu. Không khó khăn để lần ra kẻ trộm, Tín bị công an bắt, tòa tuyên 18 tháng tù giam tội trộm cắp tài sản.
Nén cảm xúc, Tín nhớ lại: “Em bị đi tù 18 tháng, trong đó bị giam 8 tháng ở nhà tạm giam công an thành phố, rồi đi cải tạo 10 tháng ở trại Bình Điền (thị xã Hương Trà), một tháng ba mẹ mới được thăm 1 lần. Trước khi bị bắt, em đã làm hồ sơ để thi Đại học tiếp. Em như người vô hồn vì biết mình không thể dự thi như bạn bè cùng trang lứa được. Những ngày đầu trong nhà giam, em nghĩ sau vấp ngã này, phải vượt qua tất cả để làm lại cuộc đời, nhưng làm bằng cách nào thì chưa rõ”.
Tín tâm sự tiếp: “Lần đầu tiên ba mẹ vào thăm, ba chỉ nhìn em rồi khóc không nói nên lời, còn mẹ thì động viên em cố gắng vượt qua khó khăn này. Ban đầu em cảm thấy chán nản cuộc đời. Dần dần, sau những đêm nằm trằn trọc, suy nghĩ và nhớ lại ánh mắt đau đớn của ba, em thương ba quá, quyết phải thi đậu Đại học để ba vui lòng, đỡ xấu hổ với mọi người về đứa con lỗi lầm.
Nguyễn Hoàng Tín: “Dù khó khăn đến mấy, em cũng sẽ cố gắng học để lấy được tấm bằng Đại học”
Dần dần em bắt đầu nhớ những con số mà mình từng được học, thèm những trang sách quen thuộc, rồi nung nấu quyết tâm theo đuổi con chữ tới cùng. Khi ba mẹ tới thăm lần thứ 3, thì em nói với mẹ xin giám thị mang vào cho ít sách để học bài. Qua tới 3 lần thì mẹ em mới xin được cho em mang vào 3 cuốn sách giáo khoa Toán, Lý, Hóa. Trại giam kỷ luật nghiêm ngặt, không cho mang vào vở, bút, máy tính và những dụng cụ học tập khác”.
Thế rồi, hằng đêm khi những bạn tù đều ngủ, thì chàng trai trẻ bắt đầu học bài, lấy lại những kiến thức đã được thầy cô truyền giảng từ những năm học THPT. Tín kể về việc học ở trong tù: “Việc học khó khăn lắm vì ngày nào em cũng chỉ được đọc chứ không thể làm toán được. Em lại nằm ở gần nhà vệ sinh hôi hám, rồi thức đêm học khuya thì đói bụng.
Chưa dừng lại, đôi lúc nằm gần những người bạn tù khó tính, những người này cứ nói “đi tù rồi mà học với hành gì nữa”, em mà giở sách sột soạt ồn là cũng bị gây sự dọa đánh, ghê lắm. Nhưng bù lại vì đang bị giam không đi làm, cũng không đi đâu hết, tối khuya vẫn có ánh điện ngoài hành lang hắt vào nên nên em có nhiều thời gian, chỉ cần siêng năng nữa thôi. Học ở đây cật lực gần 2 tháng thì em được chuyển đi cải tạo ở Bình Điền. Chuyển trại, em phải làm từ nhổ sắn, cạo mủ cao su, vát gỗ…. nên việc học ở trong tù trong thời gian này tạm thời bị gác lại”.
Sụt tới 12kg vì cật lực học
Video đang HOT
Tín mãn hạn tù, trở về nhà, làng xóm nhìn với vẻ e ngại. Thậm chí ba của người bạn thân trước đây Tín hay sang nhà chơi, nay gặp cậu, ông cũng ngó lơ, xem như không hề quen biết. Ngay lúc đó trong đầu Tín lại cháy bỏng quyết tâm: “Mình đã mang tiếng đi tù, giờ chỉ còn cách thi đậu Đại học mới chuộc lại lỗi lầm của mình trước đây”.
Chị Lê Thị Thanh Hương (42 tuổi, mẹ của Tín) ngồi kế bên trìu mến lau trán con trai: “Tôi bị mù chữ, nên rất muốn con mình học đến nơi đến chốn để thoát khỏi cảnh nghèo. Tín mới ra tù là vợ chồng tôi động viên cho con đi học liền.
Nhiều người trong xóm cứ nói “đi tù về học làm chi nữa, nếu “nhà có phúc lớn”, có may mắn đậu, học ra ai mà nhận nó làm việc”, rồi họ khuyên tôi nên cho Tín đi học nghề là được rồi. Nhưng thấy con vẫn thích học, tôi càng động viên quyết liệt”.
Về nhà, Tín chỉ nghỉ ngơi và chuẩn bị sách vở 1 tuần liền bắt tay vào việc học. Trước đây, Tín học khối A, nhưng khi đi tù về em lại chuyển sang học khối B vì cảm thấy môn Lý sức học mình yếu. Môn Toán, em được người anh con bác giới thiệu học một thầy, Tín được thầy thương, ưu tiên cho học chung cùng một đứa cháu.
“Việc học khó khăn lắm vì ngày nào em cũng chỉ được đọc chứ không thể làm toán được. Em lại nằm ở gần nhà vệ sinh hôi hám, rồi thức đêm học khuya thì đói bụng. Chưa dừng lại, đôi lúc nằm gần những người bạn tù khó tính, những người này cứ nói “đi tù rồi mà học với hành gì nữa”, em mà giở sách sột soạt ồn là cũng bị gây sự dọa đánh, ghê lắm. Nhưng bù lại vì đang bị giam không đi làm, cũng không đi đâu hết, tối khuya vẫn có ánh điện ngoài hành lang hắt vào nên nên em có nhiều thời gian, chỉ cần siêng năng nữa thôi”.
Thầy giáo tốt bụng biết được hoàn cảnh, nghị lực của chàng trai nên không lấy tiền học phí. Môn Hóa, Tín tìm tới người bạn cũ là Đặng Ngọc Bun, hiện là sinh viên năm thứ ba Đại học Y dược Huế. Bun có dạy kèm ở nhà nên Tín tới nhà bạn học, ngoài ra khi gặp những bài khó thì bạn lại kèm thêm cho Tín.
Tiền học thêm môn Hóa em cũng không mất, thi thoảng mời “thầy” 1 li chè hay li nước mía thôi. Còn lại môn Sinh, Tín cũng nhờ một người bạn cũ là Hoàng Anh Tú, sinh viên ngành Quảng trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Huế giúp. Hàng đêm Tú trông coi vật liệu xây dựng giúp ba ở Phú Bài, Tín đạp xe 5km về kho để bạn dạy. Học từ tối đến 11h đêm, Tín về nhà học tiếp.
Một may mắn khác là Tín có người em gái cũng đang ôn thi Đại học nên tài liệu, đăng ký thủ tục thi cử, bài vở được em gái hướng dẫn một cách tận tình. Chàng trai quyết tâm học ngày học đêm không ngừng nghỉ. “Học đến nỗi không biết trời nắng hay mưa, quên ăn, là thường”, Tín nhớ lại. Lúc ra tù em nặng 68kg, đến lúc đi thi còn lại 56kg, sụt tới 12 kg.
Niềm vui xen lẫn nỗi buồn
Ngày đi thi Đại học, con nhà người được cả xóm cả làng quan tâm ríu rít chăm sóc động viên, Tín thì len lén đi thi, không dám chuyện trò với ai, sợ mọi người dèm pha điều tiếng. Hết ngày thi, Tín lao vào đi phụ thợ hồ cùng với người anh họ ở thành phố để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Niềm hi vọng đôi khi tràn về ngộp thở. Một tháng ấy, Tín chỉ nghỉ đúng 4 ngày. Từ ngày thi đến lúc biết điểm, em đã kiếm được 3,5 triệu đồng.
Nhà rất nghèo nhưng cha mẹ vẫn luôn ở bên cạnh và chăm lo cho Tín
Niềm vui vỡ òa khi giấy báo điểm thi bay về. Những ngày này, gia đình em luôn nhộn nhịp người đến thăm và chúc mừng khi hay tin không chỉ Tín, mà cả hai người con trong gia đình đều đỗ đại học. Nguyễn Hoàng Tín đã thi được 16,75 điểm và đỗ vào Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học Huế; còn em gái của Tín, Nguyễn Thị Thu Uyên đỗ cùng lúc 2 trường là Đại học Khoa học Huế và Đại học Bách khoa Đà Nẵng
Một người chú của Tín tâm sự: “Năm nay các cháu ruột của tôi dự thi tới 6 đứa, nhưng cả gia đình ai cũng cầu mong cho Tín đậu là quan trọng nhất, những đứa còn lại không đậu cũng chưa buồn, vì còn nhiều cơ hội khác. Bây giờ gia đình tôi rất vui và tự hào vì đứa cháu đi tù về vẫn đậu Đại học. Cháu đã vượt qua được mặc cảm, vượt qua được bản thân rồi, mong cháu phải học thật tốt để ra trường có được việc làm như ý”
Ông Nguyễn Hoàng Khương (43 tuổi, cha của Tín) tiếp lời em trai: “Tôi có hai đứa con đều dự thi Đại học cùng một lần trong năm nay, nhưng khi đi dự thi, tuy Tín là con trai, cũng là anh, tôi vẫn ưu tiên đi cùng Tín để kịp thời động viên tinh thần cho cháu, còn con gái lại để nó đi với chú. Trước đây khi nó đi tù, tôi mắc “tâm bệnh” mệt mỏi không làm gì nổi, nhưng bây giờ biết con đậu, tôi như khỏe ra, luôn cảm thấy cuộc đời tươi sáng”
Bước qua những lỗi lầm của quá khứ, Tín có lời khuyên chân thật với những bạn bè cùng trang lứa rằng, trước khi làm bất cứ một việc gì thì cũng cần phải suy nghĩ thật kỹ bởi hậu quả của một việc xấu không đơn thuần chỉ bản thân mình hứng chịu, mà còn là gánh nặng của cả gia đình mình.
Những ngày này, Tín phụ giúp mẹ thu hoạch lúa vụ Hè thu. Lau những giọt mồ hôi cho con sau một ngày nặng nhọc với công việc đồng áng, chị Hương kể biết rằng con mình đã hiểu được giá trị của thành quả lao động./.
Theo Tám Bảy
Pháp luật Việt Nam
Người dân hoảng sợ khi lần đầu chứng kiến động đất
Nhiều người dân tại các nơi xảy ra động đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế vào tối 15/5 đã bày tỏ lo ngại về việc sẽ xảy ra tiếp động đất. Đây là lần đầu tiên Huế ghi nhận có động đất và rung chấn ở trên diện rộng với nhiều vùng bị ảnh hưởng.
"Tâm điểm" A Lưới
Anh Lê Viết Khởi (46 tuổi, bảo vệ trường học, trú thị trấn A Lưới, huyện miền núi A Lưới) kể lại: "Vào tối qua, nhà tôi đang chuẩn bị ăn cơm thì bỗng nhà cửa rung ầm ầm, đồ vật trong nhà bị xê xích, va vào nhau loảng xoảng. Hoảng quá, cả nhà tôi hò nhau chạy ra đường thì thấy bà con mình cũng đã bỏ nhà chạy ra rồi. Sợ và run, đứng chờ ngoài đường, đợi lúc lâu không thấy tình trạng rung lắc nữa mới vào nhà lại".
Chị Hương, nhà ở gần trụ sở công an huyện A Lưới (thị trấn A Lưới) cho biết, vào khoảng hơn 19h30' trong lúc cả nhà xem thời sự trên tivi thì nhà bỗng rung lên, đồ dùng bị lắc, bóng đèn có chao đảo, chị vội vàng bỏ chạy ra khỏi nhà. Cả huyện A Lưới bị rung lắc trên toàn bộ các xã và thị trấn, đêm qua là một đêm không ngủ được vì sợ động đất.
Toàn huyện miền núi A Lưới bị động đất mạnh 4,7 độ richter vào gần 19h35' tối 15/5
"Lần đầu tiên bị động đất, xưa nay chưa từng thấy. Anh em có báo là mực nước hồ thủy điện A Lưới lúc xảy ra động đất bị rút xuống. Một số nhà gỗ của bà con bị xê xích. Đồ đạc nhẹ như áo quần, đồng hồ tường của những nhà tôi quen khi xảy ra rung trấn đã bị rớt xuống đất. May mà hiện tượng chỉ rung vài chục giây chứ lâu thì nhà sập mất" - anh Khởi lo lắng.
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, qua kiểm tra tình hình vào sáng nay (16/5), không có thiệt hại về người và của. Tuy nhiên có ghi nhận đồ đạc của một số nhà bị rơi từ trên cao xuống đất lúc xảy ra động đất. "Từ xưa đến nay chưa bao giờ có thấy động đất ở đây, nên hiện tượng vừa qua là chuyện huyện cực kỳ lưu tâm. Sắp tới, chúng tôi sẽ mời các nhà khoa học về xem xét, tìm nguyên nhân và phổ biến cho bà con được rõ, tránh tâm trạng lo lắng, hoang mang trong dân" - ông Cường nói.
Rung chấn động đất lan ra cả tỉnh
Cũng theo diễn tiến này, gần như toàn bộ các huyện như Phú Vang, Nam Đông, Thị xã Hương Trà, Hương Thủy, TP Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế tối qua đều ghi nhận có rung lắc do ảnh hưởng từ tâm động đất phát sinh ở A Lưới. Chủ yếu những người cảm nhận được rung chấn từ ảnh hưởng động đất A Lưới là đang ở tầng 2 của nhà.
PV Dân trí trong sáng 16/5 đã lên tại thủy điện Bình Điền (xã Bình Điền, Thị xã Hương Trà) để ghi nhận tình hình. Ông Nguyễn Quang Hải, TGĐ Công ty CP Thủy điện Bình Điền kể lại: "Tối qua tự nhiên đang ngồi trong dãy nhà ở đây, tôi bỗng thấy lắc một cái, cảm giác như ngồi trên cầu thấy xe đi qua rùng rùng. Nhân viên ngồi canh trên đập thủy điện cũng cảm nhận sự rung lắc như vậy. Tôi khá lo âu, sáng cùng anh em ra kiểm tra bằng mắt thường và các bảng thông số như mức độ thấm, ứng suất trên thân đập thì không ghi nhận sự cố gì. Chúng tôi sẽ đi kiểm tra tiếp trong các ngày tới".
Công nhân thủy điện Bình Điền kiểm tra lại thân đập trong sáng 16/5
Ở công trình thủy điện này, công trình thiết kế cấp 6 thang MKS-64, trong khi đó trận động đất xảy ra tâm ở A Lưới là 4,7 độ richter tương ứng với cấp 5-6 theo Viện Vật lý Địa cầu đưa ra thông báo. Khoảng cách theo đường chim bay từ thủy điện Bình Điền đến A Lưới khoảng 20km, tuy ở xa nhưng cũng ghi nhận được động đất. Ban giám đốc đã điện thoại với người lập đề tài thiết kế, xác định vấn đề tuy không đáng lo nhưng cũng cần lưu ý các phương án, biện pháp chống động đất như kịch bản vỡ đập sẽ dự phòng thiết bị vật tư, nhân lực tại chỗ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Ty, Chủ tịch UBND Thị xã Hương Trà cho hay "Gần như toàn bộ thị xã chúng tôi đều bị rung lắc kéo dài từ vùng núi về đồng bằng. Đây là hiện tượng rất lạ, chúng tôi đang cho cán bộ đi kiểm tra để xem xét nếu có thiệt hại xảy ra".
Trong khu chợ xã Bình Điền (Thị xã Hương Trà), đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về chuyện động đất đêm qua. Ai cũng tỏ vẻ lo sợ, hoang mang vì Huế có đời nào xảy ra động đất đâu. Ở xã Bình Thành bên cạnh đã có vài nhà đã bị nứt như nhà của chị Trần Thị Xê (thôn Hòa Bình) bị nứt 3 đường, mỗi đường dài cả gang tay. "Tối qua em cũng đang ngồi ở trong nhà, bỗng như có một luồng gió tạt ngang làm chao đảo cả nhà. Sợ quá em chạy ra ngoài sân. Sau khi vào, kiểm tra thấy có đường nứt dài ở gần cửa phòng ngủ. Trên tường nơi tiếp giáp với mái tôn cũng có một đường và một đường ở tường ngoài phòng khách".
Các đường nứt sau ngay trận rung chấn ảnh hưởng từ A Lưới ở nhà chị Xê
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, qua báo cáo nhanh của các đơn vị quản lý và vận hành các nhà máy thủy điện, trận động đất vừa qua không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình. Để chủ động ứng phó các sự cố thiên tai đối với các công trình thủy điện, thủy lợi, Ủy ban tỉnh yêu cầu: Chủ đầu tư và đơn vị quản lý các công trình thủy điện, thủy lợi tiếp tục quan trắc kỷ cụm công trình đầu mối, diễn biến địa chất lòng hồ chứa và đánh giá mức độ tác động để có biện pháp xử lý kịp thời (tập trung cho các công trình trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của động đất). Đồng thời rà soát, đầu tư nâng cấp hệ thống quan trắc đảm bảo cho công tác quản lý vận hành và hiệu quả trong thông tin cảnh báo để chủ động trong công tác ứng phó các sự cố thiên tai.
Các hồ thủy điện, hồ đập chứa nước cần được quan tâm kỹ càng vì có liên quan với động đất Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để tiếp tục hoàn chỉnh phương án ứng phó các sự cố khẩn cấp, trước mắt khẩn trương thống nhất cơ chế thông tin phối hợp trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, các sở ban ngành rà soát các quy định liên quan kiểm soát chất lượng, bảo vệ an toàn và ứng phó sự cố khẩn cấp đối với các công trình hồ đập để có Đề cương chung hướng dẫn chủ đầu tư và đơn vị quản lý các công trình thủy điện, thủy lợi lập Kế hoạch ứng phó sự cố; đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức thực hiện".
Đại Dương
Theo Dantri
Huế tưng bừng lễ hội đón Tết TP Huế tổ chức hội hoa xuân; huyện Quảng Điền tổ chức lễ hội đu tiên; huyện Phú Lộc có lễ hội Cầu Ngư; huyện Phú Vang lần đầu tiên được chọn là nơi bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa... Ngày 13/1, tin từ UBND tỉnh TT-Huế cho biết trong dịp tết âm lịch Giáp Ngọ 2014 tới, sẽ có nhiều hoạt...