Chàng trai nghèo nhận tội thay người khác vì thương gia đình?
Án đã tuyên, người phạm tội đã vào trại giam thụ án, tuy nhiên, mỗi lần người nhà vào thăm, bị cáo một mực kêu oan: Bị cáo không phải là người ra tay giết chết bị hại, nhưng do gia đình bị cáo quá nghèo, bị cáo nói ra sẽ làm ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình. Lại một lần nữa, những trang hồ sơ vụ án được lần giở.
Bị cóa tại phiên tòa
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên hoãn, trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ vụ án “Cố ý gây thương tích” do bị cáo Nguyễn Mạnh Côn (28 tuổi, ở TP.HCM) thực hiện. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, Tòa án Nhân dân quận Gò Vấp đã tuyên phạt bị cáo Côn 5 năm tù.
Con gà tức nhau tiếng gáy
Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, một mình mẹ bị cáo phải tần tảo nuôi 5 người con. Học hết lớp hai, bị cáo phải bỏ học phụ mẹ đi “cày thuê cuốc mướn” lo cho cuộc sống hằng ngày. Công việc thường ngày của bị cáo đi chở cá thuê nhưng vẫn không lúc nào đủ ăn. Bất lực với cái nghèo khó, anh trai bị cáo không dám ngẩng cao đầu để đối diện với những dèm pha của miệng lưỡi thế gian.
Ngày nào cũng vậy, mỗi lần đi ra đường hay tụ tập với đám bạn trong xóm, câu đầu tiền mà người anh trai của Côn nghe được là “gia đình mày nghèo kiết xác, làm cả đời mà không có được căn nhà thì đừng chơi với tụi tao làm gì”. Chán đời, anh trai Côn “giải sầu” bằng ma túy…
Trong một lần đang lên cơn nghiện, không có tiền mua thuốc về chích, anh trai Côn ra đi trong đau đớn và vật vã. Đây cũng là lần thứ hai Côn chứng kiến hai người đàn ông trong nhà ra đi bởi cái nghèo và nghiện hút. Từ đó, Côn tự hứa là sẽ sống thật tốt, làm việc bằng chính công sức lao động của mình để có thể bù đắp cho mẹ và các em.
Hằng này, trên chiếc xe cà tàng, Côn làm nghề chở cá thuê cho các chủ vựa. Hết giờ, Côn tranh thủ kiếm việc khác làm thêm để tăng thu nhập. Biết Côn là người chịu thương, chịu khó nên hàng xóm ai cũng động viên, khuyên nhủ hãy cố gắng làm ăn thì có ngày may mắn sẽ mỉm cười. Nhưng có ai biết khuất sau nụ cười của cuộc đời vẫn còn đó vô vàn cám dỗ, đòi hỏi những người như Côn phải bỏ ngoài tai để chiến thắng số phận.
Theo cáo trạng, khuya 23/5/2011, Côn, anh Phúc và những người bạn trong nhóm cùng rủ nhau đi đến quán nhậu trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp. Suốt buổi nhậu, Côn luôn phải lắng nghe những lời nhục mạ của đám bạn về cái nghèo của gia đình mình. Một lúc sau nữa, khi đã ngà ngà say, Côn mạnh miệng lên tiếng “phản pháo” và lời qua tiếng lại với anh Phúc.
Trong lúc này, anh Phúc lại nhờ người đi mua giò heo về để cả nhóm nhậu tiếp. Nói xong, anh Phúc đứng dậy đi vào nhà lấy tô để đựng giò heo. Vừa quay lưng đi lấy được cái tô, Côn buột miệng nói: “Mày sống đừng có tạo nét quá để em út gọi mày bằng thằng”. Thế là giữa Côn và anh Phúc to tiếng nảy lửa.
Video đang HOT
Đang cầm chiếc tô trên tay, anh Phúc ném thẳng vào người Côn. Côn né được và dùng vỏ chai bia ném vào đầu anh Phúc. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng anh Phúc tử vong, còn Côn sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Bi kịch của một gia đình
Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử nhận định, giữa bị hại và bị cáo có mối quan hệ quen biết và cùng nhau tụ tập nhậu nhẹt trong khi tinh thần đang bị phấn khích nên có những lời nói dẫn đến cuộc ẩu đả với nhau.
Trong cuộc nhậu, bị hại là người gây nên cuộc tranh cãi và là người luôn khiêu khích bị cáo, dẫn đến bị cáo không làm chủ được bản thân. Hơn nữa, bị hại chết không phải do vết thương của bị cáo gây nên mà do bị hại đi thụt lùi để né tránh đòn đánh chí tử của bị cáo mà tự té dẫn đến bị chấn thương sọ não và tử vong. Sau khi xem xét những tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo 5 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Tâm sự với chúng tôi, cô Anh (hàng xóm của bị cáo) chia sẻ, từ lúc Côn phải thụ lý án tù, gia đình của Côn cũng đi vào ngõ cụt, không có lối ra. Biết được hoàn cảnh gia đình Côn, nhiều người trong xóm đã đến khuyên nhủ và động viên, cố gắng vượt lên hoàn cảnh. Thế nhưng, vì muốn có tiền và muốn làm giàu một cách nhanh chóng, hai cô em gái của Côn phải tìm cách sang nước ngoài “buôn phấn bán hoa” để lấy tiền nuôi mẹ già cũng như bồi thường cho phía bị hại.
Còn mẹ của Côn thì ngày nào cũng khóc lóc vì thương con và vì tủi hờn với cái nghèo của mình. “Mặc dù nó không phải là đứa con do tôi đứt ruột sinh ra nhưng với tôi, nó như là một đứa con cần nhận được sự che chở của người mẹ.
Trong một lần đi lễ nhà thờ, biết được hoàn cảnh nghèo khó của nó và biết nó là một người chịu khó, lam lũ làm ăn, đối xử tốt với mọi người trong xóm nên tôi thấy thương nó. Bây giờ nó ngồi tù, tôi chỉ biết dành hết tình thương cho nó và thương xuyên vào thăm động viên nó cố gắng cải tạo tốt để sớm trở về với gia đình và xã hội.
Một lần, tôi vào trại giam thì thấy nó khóc không ngớt, nó nói con không phải là người ra tay giết bị hại mà do người khác làm, con bị oan. Nhưng đứng trước mọi người, con phải nhận hết để không làm liên lụy đến những người trong gia đình. Nước mắt nó chảy ròng và nghẹn ngào trong lời nói “con bị oan”, bà nói trong nước mắt.
Cô hàng xóm cho biết thêm: “Lần đi thăm nó về, tôi chỉ muốn tìm mọi cách để minh oan cho nó. Mặc dù, tôi chỉ là người hàng xóm nhưng khi thấy hoàn cảnh của nó như vậy, tôi không thể làm ngơ được. Nhất là khi nhớ đến ánh mắt và lời nói của nó trong trại giam và nghĩ đến người có tội lại được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì bản thân tôi là người từng làm mẹ, tôi không cầm được cảm xúc của mình.
Hôm nay, đến dự phiên tòa, tôi chỉ mong nó được giảm án và Hội đồng xét xử sẽ tìm ra được những tình tiết mới, tìm ra thủ phạm gây án. Bởi từ lúc nó đi tù cho đến nay, gia đình nó đầy rẫy những bị kịch. Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử đã phải hoãn phiên toà để làm rõ những tình tiết trong vụ án”.
Theo PLVN
Vững bước trên đôi chân tật nguyền
Vượt qua mặc cảm đôi chân không lành lặn, chàng trai nghèo Nguyễn Văn Cương - sinh viên lớp Sử K33, ĐH Khoa học Huế đã khẳng định được mình trên giảng đường ĐH. Em trở thành "nhân chứng sống" cho nghị lực vượt khó vươn lên khiến nhiều người nể phục.
Vươn lên từ gian khó
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, Cương có phần kém "may mắn" hơn so các bạn cùng trang lứa. Hơn 30 năm trước, do kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ Cương đã tình nguyện rời vùng quê miền biển Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế) để đi làm kinh tế mới trên vùng cao Nam Đông.
Lúc mới chào đời, cậu bé Cương cũng lành lặn, bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng càng lớn lên, đôi chân của em càng hiện rõ chứng dị tật. Bỗng chốc Cương bỗng trở thành đứa trẻ tật nguyền. Nhưng ở cậu bé Cương toát lên một điều đáng khâm phục, đó là chí ham học. Đến năm đi lớp 1, thấy bạn bè đều tung tăng đến trường, Cương nằng nặc đòi bố mẹ đưa mình đến trường đi học. Thương con, bố mẹ Cương thay nhau đưa con đến trường.
Mặc dù khoảng cách từ nhà đến trường chỉ hơn 3km nhưng với Cương là cả một "khoảng trời xa xôi". Bởi lẽ, với bàn chân tật nguyền quá yếu, không thể đỡ nổi một cơ thể dù gầy gò, bé xíu.
"Biết là khó khăn mỗi khi đến lớp nhưng chưa bao giờ em có ý định bỏ học hay nhụt đi ý chí. Nhiều năm đi học em đã lê từng bước chân để tới trường học tập" - Cương tâm sự.
Năm lên cấp 2, bố mẹ đã tích cóp dành dụm và mua cho cậu con trai út Nguyễn Văn Cương một chiếc xe đạp để có thể tự mình đi học. Cương kể: "Lúc mới tập đi xe, do chân mình vừa ngắn lại vừa yếu nên đã không giữ được thăng bằng, cứ thế ngã miết. Nhưng mình không nản và tiếp tục tập cho đến khi đi được rồi mới thôi!".
Tập được xe đạp rồi nhưng với thể trạng của em thì cũng chỉ đi được vài km là kiệt sức. Nhiều ngày trời mưa to, gió lớn, em cố gắng đạp xe đến được cổng trường thì ngã quỵ. Đôi chân run rẩy, đau buốt, không thể lê nhấc nổi đến chỗ bàn ngồi học.
"Cũng nhờ bạn bè, thầy cô dìu lên em mới được đến lớp, khi đau lại có người cho đi nhờ xe. Một mình em chắc cũng chẳng bao giờ đến được trường" - Cương cho biết thêm.
Năm lớp 11, cũng vì làm lụng quá lao lực, bố Cương chẳng may qua đời. Gạt đi nước mắt đau thương, Cương tiếp tục đến lớp, đến trường học tập. Bằng tất cả nghị lực, 12 năm học liền Cương đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Đây thật sự là một "kỳ tích" của cậu bé tật nguyền Nguyễn Văn Cương.
Hằng ngày, Cương tự mình đạp xe đến trường.
Vững tin trên bước đường đời
Dường như với sinh viên của trường ĐH Khoa học Huế, hình ảnh một chàng sinh viên tật nguyền, nhỏ thó hằng ngày vẫn đều đặn cắp sách đến giảng đường đã trở nên khá quen thuộc mỗi ngày...
Cương kể: "Khi vừa học xong 12, em rất buồn vì nghĩ con đường học tập sẽ bị gián đoạn bởi lý do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Như biết được nguyện vọng của em, mẹ đã dành dụm từng khoản tiền ít ỏi để đưa em đi thi ĐH. Không ngờ, ước mơ đó lại trở thành hiện thực".
Ngày mới bước chân vào lớp Sử K33, khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học Huế, Cương đã không khỏi mặc cảm bởi những ánh mắt đổ dồn về phía mình. Nhưng về sau, mọi nỗi lo, tự ti về bản thân đã không còn đeo bám "chàng trai tật nguyền" nữa, bởi Cương biết những ánh mắt kia không phải là những con mắt đầy mỉa mai, kinh thường mà là những màu mắt đầy ngạc nhiên, khâm phục về nghị lực của mình. "Ở lớp, các bạn thường hay quan tâm mình hơn là xa lánh" - Cương chia sẻ.
Vượt lên số phận, chàng sinh viên tật nguyền Nguyễn Văn Cương đã quyết tâm học tập, mong muốn trở thành người thầy giáo giỏi truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho những em nhỏ nơi quê hương bản làng miền núi Nam Đông của mình. Hằng ngày, sau những buổi học tập trên lớp, Cương lại cùng chiếc xe đạp "tí hon" của mình cọc cạch tìm đến phòng trọ của các bạn sinh viên trong lớp để trao đổi bài vở mỗi khi gặp khó khăn. Cương bảo: "Thời buổi chừ mà không tự thân vận động tìm tòi, học hỏi thì ai sẽ lo được cho mình. Em nghĩ, trong cuộc sống đôi khi cũng rất cần từ cả những thứ mà người ta bỏ đi vì cho là nhỏ nhặt".
Di chứng của chất độc da cam đã không "quật ngã" được nghị lực sống của chàng trai xứ núi Nam Đông. Cuộc sống là vậy nhưng chưa bao giờ Cương nhụt đi ý chí mà ngược lại, Cương luôn phấn đấu và nuôi niềm tin lớn lên từng ngày.
"Nhiều đêm em không ngủ được, cứ trằn trọc hoài vì nghĩ về mẹ, về hoàn cảnh gia đình khổ cực. Chính những thứ đó lại càng thúc giục em luôn cố gắng học tập, quyết tâm làm một việc gì đó để giúp đỡ mẹ" - Cương tâm sự.
Ghi nhận nỗ lực của chàng trai tật nguyền biết vượt lên số phận, năm 2009, huyện Đoàn Nam Đông đã giới thiệu tấm gương Nguyễn Văn Cương và đề nghị được xét nhận học bổng "Niềm hy vọng" của Công ty Bia Huế phối hợp với Báo Tiền Phong. Cương cho biết, năm học vừa rồi mình cũng đạt danh hiệu sinh viên khá của khoa Lịch sử, được thầy cô và bạn bè quý mến.
Chia tay chúng tôi, Cương nói đầy tự tin: "Giờ em không còn thấy mặc cảm nữa. Cuộc sống là vậy, đẹp hay không là do mình tự quyết định lấy, không ai có thể tự thay đổi được mình. Quan trọng là bản thân mình có dám vượt lên số phận để chiến thắng hay không mà thôi!".
Theo Dân Trí
Hạnh phúc lấy được chồng nghèo Bây giờ, nói đến việc lấy một chàng trai nghèo là nhiều cô gái tìm đường chạy từ xa. Nhưng ít ai biết có lúc nghèo lại trở thành ưu điểm của người chồng. Nhiều người vợ lấy chồng nghèo sẽ thở phào: "May mà chồng mình nghèo, chứ ông chồng giàu thì..." Kiên là trai ngoại tỉnh, gia cảnh rất khó khăn...