Chàng trai nghèo 4 năm chăm sóc người hàng xóm bại liệt
Không phải là bà con họ hàng nhưng hơn 4 năm qua, chàng trai quê Quảng Nam Hồ Công Danh tình nguyện chăm sóc người hàng xóm bị bại liệt toàn thân. Đến khi nhập học Trường ĐH Quy Nhơn, Danh đã đưa người hàng xóm này vào Quy Nhơn để tiện chăm sóc.
Em Hồ Công Danh (sinh năm 1993) quê ở thôn Phú Nam Đông, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, hiện là tân sinh viên ngành Kỹ thuật điện, khoa Kỹ thuật công nghệ, Trường ĐH Quy Nhơn.
Câu chuyện mới nghe tưởng như đùa lại là sự thật. Để xác minh thông tin, chúng tôi tìm về khu nhà trọ ở tổ 16, khu vực 3, phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn). Tại đây, chúng tôi gặp một chàng trai có khuôn mặt sáng sủa, hiền từ, phúc hậu, đó chính là em Hồ Công Danh. Còn người đàn ông bệnh tật đang nằm liệt giường là anh Nguyễn Thanh Tùng (SN 1981), người ở cùng xóm của em Danh ở quê.
Đang chuẩn bị nấu cháo chuẩn bị bữa sáng cho anh Tùng, Danh vội nghỉ tay tâm sự: “Em đang nấu cháo cho chú Tùng, mấy bữa nay nhìn chú lại người, có da có thịt rồi đó, chứ mấy hôm trước mới từ quê vào do bệnh nặng lại phải đi xe ô tô nên nhìn chú thê thảm lắm, chỉ có da bọc xương”.
Không phải là bà con họ hàng nhưng hơn 4 năm qua, em Hồ Công Danh tự nguyện chăm sóc người hàng xóm bị bại liệt toàn thân.
Qua trò chuyện với Danh, chúng tôi cũng mới biết về hoàn cảnh éo le mà anh Tùng gặp phải. Năm 2005, anh Tùng bị tai nạn bất ngờ vì té cây, chấn thương cột sống cổ, gãy đốt sống cổ, liệt tủy sống dẫn đến liệt toàn thân. Từ khi bị nạn, gia đình anh Tùng chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Gần 7 năm qua, anh Tùng chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phải có người khác giúp đỡ.
Từ năm 2008 (khi Danh đang học lớp 10), em thường xuyên qua lại nhà anh Tùng chơi trò chuyện, phụ giúp người nhà anh Tùng chăm sóc cho anh. Khoảng giữa năm 2011, khi cha mẹ anh Tùng đều qua đời, còn anh em ruột thì người bị bệnh tâm thần, người lập gia đình ở xa, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên để anh Tùng một mình. Kể từ đó, mọi sinh hoạt của anh Tùng từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều do Danh chăm sóc.
Khi được hỏi, xuất phát từ lý do nào mà em tự nguyện chăm sóc cho một người không phải là họ hàng thân thích lại bị bệnh bại liệt nặng, Danh tâm sự: “Nhà em ở gần nhà chú Tùng, lúc em đang học lớp 10 thì biết chú bị tai nạn nằm liệt giường, em thường qua chơi và xin bố mẹ ngủ lại trò chuyện để chú đỡ buồn. Đến khi bố mẹ chú ấy mất chẳng còn ai chăm sóc, em thấy thương nên xin bố mẹ qua nhà lo cơm nước, vệ sinh cá nhân cho chú. Thấy hoàn cảnh chú éo le nên cha mẹ em cũng đồng ý”.
Ngoài lúc chăm sóc anh Tùng, khi rảnh Danh tranh thủ học bài.
Video đang HOT
Năm nay khi học xong lớp 12, Danh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và đậu vào ngành Kỹ thuật điện, Khoa Kỹ thuật công nghệ. Ngày nhận giấy báo đại học, Danh lại suy nghĩ không biết làm thế nào để vừa học mà vừa chăm sóc được anh Tùng. Nghĩ đi nghĩ lại, Danh quyết định xin cha, mẹ được phép đưa anh Tùng vào Quy Nhơn để vừa học, vừa chăm sóc.
Danh chia sẻ: “Biết em có ý định đưa chú Tùng vào Quy Nhơn chăm sóc, cha mẹ không vui lắm vì sợ bất tiện và ảnh hưởng tới công việc học tập nhưng cha mẹ cũng rất hiểu hoàn cảnh éo le của chú Tùng nên đồng ý. Khi đó em nghĩ nếu để chú ở Quảng Nam thì sẽ không có ai chăm sóc. Thôi thì đưa chú vào Quy Nhơn để em vừa đi học, vừa chăm sóc với mong muốn chú sống được ngày nào hay ngày đó”.
Nằm liệt trên chiếc giường che kê tạm bợ, anh Tùng giọng nghẹn nói: “Nếu không có cháu Danh chăm lo từ cái ăn đến vệ sinh thì tôi đã chết lâu rồi. Khi Danh nói đậu đại học và sẽ đưa tôi vào Quy Nhơn vừa học, vừa chăm sóc, lúc đó tôi không muốn là gánh nặng và ảnh hưởng đến học tập của Danh. Tôi đã tuyệt thực 7 ngày không ăn uống để chết đi cho xong bởi có sống cũng vô ích”.
Bà Trương Thị Cậy (58 tuổi) – chủ nhà trọ cho biết: “Quả thật khi cháu Danh đưa anh Tùng đến xin ở trọ, mới nhìn tôi cũng rất sợ vì thấy người bị liệt toàn thân, da bọc xương, sợ ảnh hưởng tới những phòng trọ khác nên mình cũng hơi ngại. Nhưng khi nghe cháu Danh trình bày hoàn cảnh mình thấy cháu chỉ là người dưng nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, khi đó nhìn cháu đáng thương nên để cháu ở trọ và giảm một phần nào tiền phòng để giúp cháu chăm sóc anh Tùng”.
Không bà con thân thích nhưng việc làm của em Hồ Công Danh thật đáng khâm phục và trân trọng. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của Danh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải vừa học tập, vừa lo chăm sóc cho một người bị liệt toàn thân.
Doãn Công
Theo dân trí
Cha 9 năm cõng con bại liệt đi tìm chữ
Đã 9 năm qua, người dân làng Ngòi (xã Đông Đạt, huyên Phú Lương, Thái Nguyên) không còn lạ lẫm với hình ảnh người cha ngày ngày trèo đèo, lội suối cõng con đi học. Có thời gian trời mưa tâm tã hàng tháng, đường sá lây lôi nhưng anh Vinh vân đêu đặn ngày 4 lượt đưa, đón con gái đên lớp.
Cứ mỗi buổi sáng sớm, dù ngày mưa hay ngày nắng, anh Nông Văn Vinh (1974) lại cõng con gái là Nông Hoài Hương (1999) đến trường.
Căn nhà nhỏ bé của cha con cháu Nông Hoài Hương nằm khép mình giữa bôn bê đôi núi. Khi chúng tôi hỏi chuyện cháu Hương, anh Vinh không giấu được nước mắt: "Khi mới lọt lòng, cháu cũng kháu khỉnh, đáng yêu như bao đứa trẻ khác. Nhưng lúc lên 3 tuôi, tôi thây con gái đứng lên mà chân không thê bước đi. Vợ chông tôi đưa con đên bênh viên Đa khoa Thái Nguyên đê khám, bác sĩ bảo con tôi bị liêt hai chân và giới thiêu xuông bênh viên Bạch Mai".
Dù ngày nắng hay ngày mưa, anh Vinh luôn đông hành cùng con. Ở tuổi 40, tóc anh đã sớm bạc
Hai vợ chông tôi lại lặn lôi đưa con xuông Bênh viên Bạch Mai, các bác sĩ đã kiêm tra các chức năng cho cháu. Sau 10 ngày lây tủy đi xét nghiêm, bác sĩ kêt luân cháu bị ngắn cơ bâm sinh, không thê đi lại được. Nghe bác sĩ nói mà vợ chông tôi như sét đánh ngang tai, đau đớn đưa con vê nhà.
Mỗi lần nhìn con ngồi trong nhà nhìn ra cửa sổ, đôi mắt cháu buồn, phận làm cha như tôi cũng không biết làm gì hơn, thương con chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, cố gắng trồng chè với hy vọng có tiền đưa cháu đi chữa bệnh".
Anh Vinh bê con gái xuông bâc hè cửa lớp học
"Năm 2004, Bênh viên Chỉnh hình và phục hôi chức năng Thái Nguyên có tạo điêu kiên vê chi phí điêu trị cho cháu, chông tôi đưa cháu lên đó tâp luyên được 2 tháng. Tuy nhiên chi phí ăn uông tôn kém, nhà lại không có người lao đông, kinh tê gia đình gặp nhiêu khó khăn nên chúng tôi đành đưa cháu vê nhà" - chị Ngân, mẹ Hoài Hương cho biết thêm.
Tuy hai chân không đi lại được nhưng Nông Hoài Hương rất hiếu học, em luôn khát khao được đi học như các bạn cùng trang lứa.
"Lên 5 tuôi, thây bạn bè đi học, Hương cũng đòi bô mẹ đi học mâu giáo. Chiêu lòng con, tôi cõng cháu đên lớp học. Đên lớp, cháu hớn hở nô đùa cùng bạn bè, tôi cũng thây nhẹ lòng. Chiêu tôi tôi cõng con về nhà, trên đường, cháu hỏi: Bô ơi, sao con không đi được như các bạn?...", anh Vinh trâm giọng.
Nhà anh Vinh cách xa trường học hơn 2km, những hôm trời mưa, đường ngâp đên đâu gôi thì anh lại phải đưa con đi đường vòng tới 5km mới đên được trường. Thường lê, cứ 6h sáng, anh Vinh đã đưa con đên trường, trưa 10h30 đi đón con vê.
Mùa mưa nước chảy qua con suôi to nên hai cha con phải đi đường vòng
"Sau khi Hoài Hương học xong lớp mâu giáo, bước vào lớp 1, Trường Tiêu học Đông Đạt, cháu lại thường xuyên học cả ngày, có thời gian cả tháng trời ngày 4 lượt tôi đưa cháu đi lại. Con đường trơn nhuội, nhiều khi trượt chân, hai cha con bẩn hết quần áo, thương con tôi lại cõng cháu quay về nhà thay áo mới, khi đến lớp thì cũng muộn.
Đã 9 năm qua, dù mưa gió như thế nào tôi cũng cố gắng không đê con nghỉ học. Đôi chân không đi lại được đã là thiêt thòi so với bạn bè, tôi không muôn cháu nó phải thua thiêt với bạn bè vê tri thức, đây là quyên cháu đáng được hưởng" - anh Vinh chia sẻ.
Hương buông xuôi, ước mơ đi học để sau này giúp bố mẹ bớt khó khăn luôn cháy bỏng trong cô bé lớp 8 trường THCS Đông Đạt. Trong suôt 8 năm học Hương luôn đạt học sinh giỏi, đạt giải nhât trong cuôc thi vở sạch chữ đẹp do trường tô chức.
Hương ham mê học tâp các môn Văn, Sử, Địa
Hương tâm sự: "Em muốn học tập tốt để không phụ lòng bố mẹ, bố em vì em đã vất vả nhiều, nhìn bố bạc tóc ở tuổi 40, em rất buồn. Em sẽ cô gắng học tâp thât tôt đê không phụ công ơn của cha mẹ. Em chỉ mong tiêp tục được đi học và môt ngày em được bước chân vào giảng đường Đại học".
Để bố bớt gánh nặng, Hương chăm chỉ luyên tâp để thỉnh thoảng có thể tự mình đến trường, những chô bằng phẳng em cũng có thê tự đi được môt đoạn ngắn. Đê có thê di chuyển, hai tay Hương chông nạng, em gông mình dôn toàn bô cơ thê phía trên lắc mạnh đê đôi chân có thê nhâc đi.
Môi bước đi của Hương là sự đau đớn
Nói vê cô học trò của mình, cô Tạ Thị Huyên - giáo viên chủ nhiêm lớp 8A, trường THCS Đông Đạt xúc đông: "Hương là môt học sinh giàu nghị lực, em rất ngoan hiên và hòa nhã với bạn bè. Tôi rât tự hào vê cô học trò vượt qua sô phân này".
Theo 24h
Tỷ phú hà tiện: Mỗi năm mua thịt cá 2 lần Cuộc đời lão tỷ phú Hai Hộ với những chuyện kể ly kỳ về tính hà tiện đã trở thành giai thoại sống có một không hai ở mảnh đất này. Nhiều người còn nói chắc với tôi rằng: Nếu có cuộc thi hà tiện thì chắc một điều rằng lão tỷ phú Hai Hộ đứng đầu bảng...! Ăn để sống chứ không...