“Chàng trai năm ấy”: Hứa Vĩ Văn chuẩn bị 3 tháng để quay… 30 giây!
Có một cảnh quay chỉ được sử dụng 30 giây trong “ Chàng trai năm ấy”, đó là lúc Hứa Vĩ Văn độc diễn, nhưng cả diễn viên lẫn đạo diễn phải làm việc, trao đổi trước đó 3 tháng.
Hầu như mọi bộ phim đều có một vai phản diện (hoặc bị nghĩ là phản diện), ở Chàng trai năm ấy không thể bỏ qua vai quản lý Lâm do Hứa Vĩ Văn thủ vai. Dưới vai trò là người quản lý của Đình Phong, một chàng ca sĩ trẻ nổi tiếng, Lâm khoác lên mình một vẻ ngoài gai góc, thiếu thiện cảm với mọi người. Được xem như người anh không đồng huyết thống, Lâm luôn là người đưa ra mọi quyết định liên quan đến con đường sự nghiệp của Phong và không bao giờ thông qua ý kiển của bất kỳ ai.
Hứa Vĩ Văn trong “Chàng trai năm ấy”
Thử thách lớn đầu tiên của Hứa Vĩ Văn là phải nhuộm lại toàn bộ tóc thành màu bạch kim, màu của tiền bạc. Sau buổi họp báo công bố dự án phim hồi tháng 6, Hứa Vĩ Văn đã nhận được nhiều thắc mắc cũng như khá nhiều lời phê bình không hay về mái tóc mới của mình cho nhân vật Lâm, thậm chí còn bị đem ra so sánh với hình ảnh ngày xưa… điều này khiến anh gặp khá nhiều áp lực trước khi bước vào quá trình ghi hình kèo dài hơn 50 ngày.
Đã từng hợp tác với đạo diễn Quang Huy từ dự án phim Thần tượng, ít nhiều khi đến vớiChàng trai năm ấy, cả hai cũng hiểu nhau hơn trong cách làm việc lẫn tính cách của nhau. Khi bắt đầu viết kịch bản từ hơn nửa năm trước, người hiện ra trong đầu của đạo diễn cho nhân vật Lâm không ai khác ngoài anh Long của Thần tượng.
Video đang HOT
Trong số tất cả các diễn viên, Hứa Vĩ Văn là người phải làm việc cật lực nhất. Có một cảnh quay chỉ được sử dụng 30 giây trong phim, đó là lúc Văn độc diễn, nhưng cả diễn viên lẫn đạo diễn phải làm việc, trao đổi với nhau về cách diễn, ý tưởng, tập thử và sau mỗi tuần phải luyện tập lại sao cho để giữ được cảm xúc, cả quá trình kéo dài trong hơn 3 tháng.
Hứa Vĩ Văn được khen ngợi bởi những biểu cảm tốt
Điều đáng nói là khi bước vào diễn thật, Hứa Vĩ Văn đã hoàn thành cảnh quay chuẩn bị suốt 3 tháng này chỉ sau một lần diễn. Trong đoạn clip hậu trường được Chàng trai năm ấy tiết lộ, khán giả có thể thấy đạo diễn Quang Huy ngồi bần thần khi xem Hứa Vĩ Văn diễn. Khi cảnh quay hoàn thành, anh cũng chạy đến ôm chầm lấy diễn viên của mình đầy xúc động.
“Chàng trai năm ấy”: Hậu trường nhân vật của Hứa Vĩ Văn
Khi được hỏi rằng liệu Quang Huy có sợ rằng Lâm lại sẽ khiến khán giả nghĩ đây là một phiên bản mới của Long trong Thần tượng, anh bình thản chia sẻ: “Không, ở Thần tượng, tôi không biết hết về Văn, nhân vật Long không có nhiều góc cạnh để tôi nhận thấy được hết khả năng của Văn, nếu Văn không khuyến mãi thêm một số ít cảm xúc thì tôi cũng không biết được Văn có nhiều màu như vậy. Nên ở phim mới, tôi tập trung khai thác những màu mà Văn chưa thể hiện ở Thần tượng”.
Theo TT / Trí Thức Trẻ
'Chàng trai năm ấy': Sơn Tùng diễn tốt dù lại gây tranh cãi
Bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc đời của Wanbi Tuấn Anh nhưng lại có ý kiến cho rằng nam ca sĩ "Chắc ai đó sẽ về" đã mang đến một hình ảnh quá khác với chàng ca sĩ quá cố.
Sau thành công của bộ phim đầu tay mang tên Thần tượng, đạo diễn kiêm nhà sản xuất Nguyễn Quang Huy tiếp tục thực hiện Chàng trai năm ấy, với vai chính thuộc về chàng ca sĩ trẻ đang nổi Sơn Tùng M-TP và nội dung nói về cuộc sống, hoài bão của những người trẻ.
Chàng trai năm ấy có thể nói là một trong những bộ phim có số phận long đong nhất trong làng điện ảnh Việt. Lên kế hoạch khởi chiếu từ trung tuần tháng 11, nhưng vì những lùm xùm liên quan đến ca khúc chủ đề Chắc ai đó sẽ về nên bộ phim buộc phải dời ngày ra mắt. Chỉ khi ca khúc này thay beat, phim mới có thể được lưu hành kể từ tuần lễ khép lại năm 2014.
Bộ năm gắn kết xoay quanh nhân vật Đình Phong trong Chàng trai năm ấy.
Nội dung bộ phim xoay quanh một nam ca sĩ trẻ đang lên có tên là Đình Phong (Sơn Tùng M-TP), người say mê ca hát và luôn luôn tự tin vào bản thân mình. Bên cạnh cậu gồm có: cô bạn gái dễ thương tên Sky (Hari Won), người đến từ Hàn Quốc với vốn tiếng Việt còn ít nhiều hạn chế; người bạn thân Ngô Kiến Hà (Ngô Kiến Huy) có tính tình nhí nhố; nữ phát thanh viên đỏm dáng Phạm Quỳnh Băng (Phạm Quỳnh Anh) "chả sợ gì, chỉ sợ già"; và quản lý Lâm (Hứa Vĩ Văn) bảo thủ, có phần tham tiền, nhưng vốn rất yêu quý Đình Phong. Với tình bạn bền chặt, cả năm luôn sát cánh bên nhau trên mọi chặng đường của Đình Phong. Nhưng bước ngoặt xảy ra khi Đình Phong phát hiện ra mình bị ung thư và phải trải qua những ngày cuối cùng trong đời khi nhiều giấc mơ còn đang dang dở.
Với Chàng trai năm ấy, đạo diễn Quang Huy tiếp tục đem lại những thước phim gần gũi với người trẻ. Nội dung của phim khá đơn giản, thậm chí gần như có thể tóm lược toàn bộ qua trailer. Nhưng điểm mạnh của người đạo diễn ở đây là cách thể hiện giàu cảm xúc: một câu chuyện gần gũi trên nền là những hình ảnh đẹp lung linh, cùng giai điệu chủ đạo mượt mà của Chắc ai đó sẽ về. Giống như phần lớn các bộ phim Việt Nam khác, Chàng trai năm ấy cũng có nhiều tình huống hài hước. Những tình huống tung hứng này thường là khá có duyên, đem lại tiếng cười thực sự cho người xem, dù có đôi lúc vẫn còn bị hơi quá và bất hợp lý.
Cái hài trong Chàng trai năm ấy hoàn toàn phù hợp với đối tượng khán giả trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen.
Nếu như khoảng 2/3 đầu bộ phim là sự vui vẻ, ngọt ngào, thì tới 1/3 cuối cùng, phim lại đem tới những trường đoạn khiến không ít khán giả phải rơi nước mắt. Đây là lúc nhân vật Đình Phong đi tới chặng cuối hành trình của cuộc đời, khi cậu không ít lần té ngã, cố gắng đùa vui bên bạn bè và người thân. Rồi tất cả cảm xúc như vỡ òa khi Đình Phong độc thoại trong liveshow của cậu ở cuối phim.
Sơn Tùng M-TP tạo được dấu ấn trong vai diễn đầu tay của anh. Mặc dù chất giọng đôi lúc còn hơi khó nghe và ban đầu đem tới cảm giác loi choi, nhưng càng về sau Sơn Tùng càng chiếm được cảm xúc của người xem, tạo ra một Đình Phong hết sức sống động, dễ mến. Hầu hết các diễn viên bên cạnh Sơn Tùng đều tròn vai. Trong đó, nổi bật nhất là Ngô Kiến Huy với lối diễn xuất tưng tửng, tếu táo. Đặc biệt, Ngô Kiến Huy có một màn hát nhép cực kỳ tếu táo trên nền ca khúc Chắc ai đó sẽ về, thậm chí có thể nói là còn ấn tượng hơn cả MV chính thức của Sơn Tùng. Trái ngược lại, Phạm Quỳnh Anh trong vai Hà lại là một sự làm quá không cần thiết đến từ đoàn làm phim. Nhân vật có giọng nói thảo mai hơn thường lệ này không ít lần khiến người xem phải ngao ngán vì sự lố của mình.
Một trong những giúp cho Chàng trai năm ấy được được đánh giá cao hơn các bộ phim Việt khác, đó là tác phẩm để lại được một thông điệp thực sự. Thông điệp trong phim đơn giản nhưng đầy ý nghĩa: hãy sống tích cực hơn, làm những điều ý nghĩa cho những người mà ta yêu quý. Người ta hay nói : "Hãy sống sao để đến lúc ra đi, mọi người khóc còn bạn thì mỉm cười nơi chín suối", nhưng với bộ phim này, chính xác hơn phải là: "Hãy sống sao để đến lúc ra đi, bạn mỉm cười nơi chín suối, còn mọi người cũng mỉm cười vì đã vui vẻ đi hết đoạn đường cùng bạn".
Tuy nhiên, bởi lấy cảm hứng từ cuộc đời của Wanbi Tuấn Anh và một phần cuốn tự truyện Bắt đầu từ một kết thúc của nam ca sĩ quá cố và người quản lý, nhà báo Lý Minh Tùng mà phim lập tức gây ra tranh cãi từ thời điểm chưa trình chiếu cho đại chúng. Có ý kiến cho rằng Đình Phong trong phim hoàn toàn không giống như Wanbi Tuấn Anh, và thậm chí đạo diễn Quang Huy còn nợ Wanbi Tuấn Anh một lời xin lỗi. Song, vị đạo diễn lại cho rằng Wanbi Tuấn Anh và Đình Phong không phải là một và điều quan trọng nhất là Chàng trai năm ấy muốn truyền tải ý chí sống mạnh mẽ của nam ca sĩ quá cố tới cho người xem. Dù cuộc tranh cãi này chưa có hồi kết nhưng không thể phủ nhận đạo diễn Quang Huy đã phần nào thành công.
Zing.vn đánh giá: 3,5/5
Theo Zing
"Chàng trai năm ấy": Chưa ra mắt đã gây xôn xao Có lẽ khó có bộ phim nào mà từ nội dung, việc chọn diễn viên đến bài hát được sử dụng trong phim đều tạo nên những "cơn sóng" trong dư luận như "Chàng trai năm ấy". Dù còn một tuần nữa mới chính thức ra rạp nhưng "Chàng trai năm ấy" đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Gợi nhớ...