Chàng trai miền Tây rời Canada về Việt Nam, bán sức để tiết kiệm chi phí, tự tay dựng nhà gỗ giữa cao nguyên
Ngôi nhà trên sườn đồi, giữa mây với trời là hiện thực thật đẹp được thực hiện trong sự “điên rồ” và hạnh phúc nhất của tuổi trẻ của chàng nhiếp ảnh gia có mái tóc dài xoăn bụi phủi.
Người thanh niên đi tìm giấc mơ an yên chứ không an nhàn
Hôm nay, trời Đà Lạt lại mù mây như những ngày mùa đông khác ở cái xứ lạnh này. Phạm Minh Tài- chàng thợ ảnh 31 tuổi- bước từ hiên căn nhà gỗ xuống dưới chiếc sân nhỏ nền đất hít một hơi thật sâu như muốn thu hết những gì bình yên, trong trẻo nhất của không khí vào lồng ngực mình.
Giữa khung cảnh nên thơ này, anh bỗng nhớ về quãng thời gian hơn 1 năm về trước khi rời Canada về đây… đi tìm giấc mơ.
Chàng thợ ảnh tên Tài những ngày đầu mải mê thực hiện căn nhà trong mơ của mình.
Trước khi quyết định “xách vali” về nước, chàng thanh niên quê gốc miền Tây ấy có cuộc sống lý tưởng ở 1 trong những quốc gia đáng sống nhất hành tinh.
Tại đây, anh có nhiều cơ hội kiếm tiền với mức lương cao nhờ những công việc mình lần đầu trải nghiệm như làm thợ sơn sửa nhà, dựng farm, thậm chí đi cào tuyết,… bên cạnh công việc chính chụp ảnh.
Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến một kẻ mộng mơ đã… bớt mộng mơ. Tài không do dự nhiều và về thẳng mảnh đất cách mình hàng nghìn km.
Sự lựa chọn mang đến nhiều vất vả nhưng anh chưa khi nào có chút buồn về quyết định của mình.
Tài miên man nhớ: ” Với 1 người thích sự tự do như mình thì quyết định ở đâu không khó. Ở đâu mình cũng có thể xây dựng được cuộc sống và cách sống cho riêng mình. Tài sinh ra và lớn lên ở mảnh đất tận cùng tổ quốc – Cà Mau, học và làm việc ở Sài Gòn. Nhưng tại sao mình lại chọn Đà Lạt? Đơn giản vì Đà Lạt là nơi mà ở đó mình cảm nhận được là chính mình, được theo đuổi đúng đam mê và nghề chụp ảnh của mình. Nơi đây cho mình cảm giác an yên nhưng tất nhiên mình không sống an nhàn.
Trước đó Tài đã đến Đà Lạt rất nhiều lần, nơi đây chất chứa rất nhiều kỷ niệm đẹp, vui có, buồn cũng có, là nơi mà mình làm gì cũng được. Mình tin nơi ở mới này cho mình những mối quan hệ mới, xây dựng 1 cuộc sống mới đúng với cái chất của bản thân. Và điều đó làm mình hạnh phúc“.
Với người trẻ đơn giản là vậy thôi, đi đến đâu cũng chỉ tìm chữ “đam mê”, “hạnh phúc”. Từ đây, một hành trình mới bắt đầu…
Tự tay làm tất, “bán sức” để tiết kiệm chi phí
Dù không phải suy nghĩ quá nhiều khi về với mảnh đất cao nguyên Labiang này, nhưng anh thanh niên này “phải”… làm nhiều.
Video đang HOT
Tháng 9/2020, Tài bắt đầu hành trình đi thực tế để tìm thuê đất với tiêu chí địa điểm đẹp, yên tĩnh nhưng tiện đi lại, không quá xa trung tâm để xây dựng homestay.
Tài lăn lộn 3 tháng ở mảnh đất của mình để dựng lên ngôi nhà gỗ mơ ước.
Mất nhiều tháng rong ruổi, Tài tìm thuê được mảnh đất 3000m2 nằm cách Quảng trường chưa tới 3km. Ở đây có ngôi nhà gỗ cũ kĩ nằm giữa một vườn hồng 50 gốc lâu năm, phía trước là đồi thông xanh rì.
Để tiết kiệm chi phí, Tài tự mình cải tạo lại căn nhà cũ có sẵn. Những phần liên quan tới xây dựng, tu bổ đòi hỏi kinh nghiệm như gia cố gác mái, hàn sắt, thay mái tôn, đập tường,… anh thuê thợ làm “cuốn chiếu” trong 4 ngày.
Để tiết kiệm chi phí, chàng trai 9X cải tạo ngôi nhà cũ có sẵn.
“Chiến lợi phầm” mang tên hạnh phúc của Tài là kết quả của sự điên rồ và ước mơ tuổi trẻ.
Việc làm hệ thống đường nước, đường điện, Tài cũng tự mày mò làm chứ không thuê thợ. Quá trình decor, làm nội thất, anh cũng đảm nhiệm.
Hoàn thiện những hạng mục cơ bản của căn nhà, Tài lại dành thời gian sáng sớm lên đồi chụp ảnh cưới cho khách. Chiều tối, anh tranh thủ trang trí homestay hay ngồi lì ở vườn hồng tỉa cành, làm cỏ.
Phải mất khoảng 3 tháng, ngôi nhà gỗ nuôi dưỡng tâm hồn anh mới hoàn thiện theo đúng ý của chàng nhiếp ảnh gia.
Quan điểm sống chill của người đàn ông tuổi 30
Khi về nước, lên Đà Lạt, Tài nhận được nhiều ý kiến, lời khuyên của mọi người. Anh nghĩ, nếu cứ phân vân thì cơ hội đi qua, nếu làm thì hoặc là thành công, hoặc là thất bại nhưng ít nhất là mình đã được hết mình với chính mình.
Tài- phiên bản sống ở Đà Lạt: Sống, tận hưởng và làm việc hết mình.
Thế là Tài làm việc quần quật nhưng đêm về thấy lòng bình yên lạ. Và hơn 1 năm nay qua ngày nào anh cũng hạnh phúc. Anh gọi đó là sống chill.
” Quan điểm sống của mình đơn giản là sống- làm việc và cống hiến, vừa trải nghiệm về cuộc đời, vừa hưởng thụ cuộc sống.. Khi ở căn nhà gỗ, xung quanh cây cối, sáng sớm mở mắt ra đón sương và nắng, pha 1 ly cafe ngồi trước nhà ngắm thông, nghe tiếng chim hót ríu rít… rồi mình bắt đầu 1 ngày làm việc mới. Tài đã sống ở Toronto sầm uất, hay ở Sài Gòn- thành phố không ngủ và mình nhận ra rằng sống ồn ào, náo nhiệt thì rất rất nhiều nơi có, nhưng để bình yên mới là điều chúng ta tìm về khi thấy mỏi mệt“, anh bộc bạch
Trong dòng nhật ký về mảnh đất mới mình quyết định gắn bó, Tài viết: Hoặc cũng có thể trải qua bao nhiêu chuyện trên đời, mình muốn tìm về 1 nơi bình yên để sống chậm lại, sống cho bản thân mình nhiều hơn. Những buổi sáng lên đồi thông ngắm bình minh, săn mây, hay ra hồ Tuyền Lâm ngắm sương trên mặt hồ, những buổi chiều hoàng hôn buôn xuống dưới cách lạnh 14 độ. Những điều ấy như nuôi dưỡng lại tâm hồn của chính mình. Thật thích khi ở Đà Lạt.
Lấy chồng Tây gặp biến cố, người phụ nữ để con vào lồng sắt chở khắp Sài Gòn lượm ve chai
Lấy chồng Canada, chị Duyên từng có cuộc sống khá giả. Nào ngờ biến cố bi đát đẩy người phụ nữ và con ra gầm cầu ở, lang bạt nay đây mai đó...
Lấy chồng Tây và biến cố bi đát đổi thay cả số phận
"Mang tiếng lấy chồng nước ngoài mà ngày hôm nay không có gì. Mẹ con phải ra đường, người nhà không được nhờ hay g iúp đỡ gì. Thấy tủi nhục quá. Thôi giờ mẹ con sống như vậy không dám phiền đến ai, ngày ngày đi lượm ve chai vậy", chị Duyên mở đầu cho câu chuyện về số phận cay đắng của mình.
Người dân Sài Gòn đã vài tháng nay không lạ gì với chiếc xe cồng kềnh như ngôi nhà di động của mẹ con chị Huỳnh Thị Bích Duyên (SN 1970). Chiếc xe được gắn chiếc lồng sắt phía sau, có mái che, ở trong có đệm, chăn màn, vài bộ quần áo để cậu con trai ngồi phía trong có thể nằm, ăn ở sinh hoạt. Đó là mái ấm chị Duyên dùng để trú ngụ che nắng che mưa qua suốt mùa dịch.
Mẹ con chị Huỳnh Thị Duyên trú ngụ trên chiếc lồng sắt sống qua ngày
Năm 1999, chị Bích Duyên đăng ký kết hôn với người đàn ông quốc tịch Canada sau khoảng thời gian tìm hiểu, hẹn hò. Chồng dạy học ở Việt Nam, chị Duyên có vốn liếng, mở thêm quán nhậu ở đường Phan Xích Long (Sài Gòn). Về sau, chị sinh được 2 người con, 1 gái 1 trai, cuộc sống dư dả, hai vợ chồng có của ăn của để. Những tháng ngày sau đó là thời điểm "hoàng kim" với người phụ nữ quê gốc Hải Phòng.
Cứ ngỡ cuộc đời sẽ ấm êm như vậy mãi về sau, nào ngờ, biến cố ập đến khiến bao mộng ước về tương lai của gia đình nhỏ tan vỡ.
Năm 2015, người chồng ngoại quốc bỗng phát hiện bị ung thư, phải vào điều trị trong Bệnh viện Chợ Rẫy. Chị Duyên vội bán tống bán tháo tài sản, lấy tiền chạy chữa cho chồng. Nhưng bệnh tình diễn biến quá nhanh, chồng chị ra đi để lại 2 đứa con côi và khoản tiền nợ chữa bệnh.
"Đến thời điểm quyết định cho con về Canada để ăn học thì ông bệnh rồi mất. 8,9 tháng trong Chợ Rẫy hết tiền, bị tim rồi lên não, điều trị xong rồi phát hiện ung thư. Tôi còn 1 đứa con gái, nó qua Singapore rồi nhà chồng cắt đứt liên lạc từ đó tới nay, giờ tôi không biết tung tích con tôi ra sao nữa.
Sau khi chồng mất, người thân ở Canada qua, hứa sẽ giúp đỡ mẹ con rất nhiều. Nhưng họ cũng chỉ nói vậy, rồi giãn cách, biệt tăm. Mẹ chồng tôi già rồi, nuôi 4 đứa cháu. Vương (con trai -pv) từng qua đó chơi nhưng bị đuổi về Việt Nam", chị Duyên tâm sự.
Đứa con lai mang nét đẹp của chị Duyên và người chồng Canada
Để con trong lồng sắt, rong ruổi Sài Gòn nhặt ve chai
Con trai cả của chị Duyên mang quốc tịch cha, tên Baker Huỳnh Ngọc Vương (SN 2001) khi đó học lớp 8. Chịu cú sốc mất cha, Vương sụp đổ, lại gặp nhóm bạn xấu chơi "hút cỏ", chàng thiếu niên sa ngã.
Một sáng ngủ dậy, Vương bỗng thấy đôi chân mình tê liệt, không nhấc lên nổi nữa. Em được chẩn đoán liệt dây thần kinh.
"Một buổi sáng, cháu ngủ dậy nói với tôi: Mẹ ơi sao con đứng lên không được. 2 mẹ con ôm nhau khóc. Tôi cho cháu đi khám BV 115, lúc đó chưa bảo hiểm, bác sĩ chẩn đoán: Viêm đa khớp dây thần kinh, liệt tứ chi. Truyền thuốc được 5 ngày, bác sĩ nói Vương phải đóng 200 triệu điều trị. Tôi không có khả năng, xin cháu về.
Sau có MTQ đóng cho cháu 200 triệu vô làm lại thì 50/50, sau 3-6 tháng cháu sẽ đi lại được. Điều trị được 5 ngày thì dịch quá, đúng đợt giãn cách nghỉ từ bữa tới giờ", chị Duyên nghẹn nào.
Ngày nào đi nhặt ve chai, người góa phụ cũng nhốt con vào lồng sắt
2 mẹ con tối ra gầm cầu ngủ, chị nằm đằng trước, con ở trong lồng phía sau
Đôi chân của Vương bị teo, giờ như khúc xương khô. Ngày ngày, em theo mẹ đi nhặt ve chai, nằm yên trong lồng sắt phía sau, tối ra gầm cầu Tân Thới Hiệp ngủ. Tiền bán phế liệu, chị Duyên đem con cho đi bấm huyệt, phí 200k/buổi. Vương rất thương mẹ, nói sau này khỏi sẽ đi làm bảo vệ để phụ mẹ.
" Giờ bác sĩ bảo chân Vương chết hết cơ rồi, bấm mở huyệt ra đau lắm. Đi 1 ngày vậy 200k, tôi không đủ khả năng mướn trọ nữa mới thuê người ta đóng cái xe. Người ta nhìn cũng hiếu kỳ lắm, nhiều người thấy xe phanh không kịp, có khi ủi vô mình luôn..."
Chị Duyên bật khóc khi kể về biến cố cuộc đời
Ước nguyện của chị là chữa khỏi chân cho cậu con trai
Sau khi đoạn clip về mẹ con chị Duyên đăng tải lên mạng xã hội, nhiều MTQ đã ngỏ ý xin giúp đỡ.
Nguồn: Lê Thân Thiện Channel
Triệu phú có 400 triệu USD vẫn đi siêu thị mua gà 110k, quần 440k: 'Tôi cực ghét lãng phí tiền, chẳng bao giờ xấu hổ vì mua hàng giảm giá' "Tôi có thể đến một cửa hàng cao cấp và mua gà quay với giá cao hơn 40%. Nhưng nó cũng chỉ là gà quay mà thôi", vị triệu phú nói. Kevin O'Leary là một doanh nhân người Canada. Ông từng là "cá mập" nổi tiếng góp mặt trong chương trình "Shark Tank" của Mỹ. Tuy hiện sở hữu khối tài sản lên...