Chàng trai mang hết tiết kiệm đi du lịch khuyên mọi người ở nhà tránh Covid-19
Làm được bao nhiêu tiền, Lộc tiết kiệm rồi đi du lịch hết. Nhưng trong lúc Covid-19 quay lại, chàng trai 26 tuổi đi hết 56 tỉnh thành ở Việt Nam, nhiều nơi ở Trung Quốc, 7 nước Đông Nam Á khuyên mọi người nên ở nhà.
Phan Lộc, người mê xê dịch khuyên bạn trẻ dừng đi du lịch khi dịch Covid-19 trở lại – NVCC
Phan Lộc, trú Q.Bình Thạnh, TP.HCM không thích ngồi yên một chỗ. Thời còn là học sinh, sống cùng cha mẹ ở An Giang, Lộc đi các tỉnh khu vực miền Tây và Đông Nam bộ. Khi lên Đà Lạt học ĐH rồi về TP.HCM tiếp tục học tập, làm việc, Lộc đi không ngừng, quan điểm của anh là làm được bao nhiêu đi du lịch hết bấy nhiêu. Tuy nhiên, theo Lộc, đi du lịch cần tâm trạng thoải mái, bình an nhất, trong lúc dịch Covid-19 đang trở lại, khi mọi nơi đều cảnh giác chống dịch, người trẻ nên dừng các chuyến khám phá.
Vì mọi thứ có thể làm lại, trừ sức khỏe
Luôn có triết lý “tiền có thể làm lại được, tuổi trẻ thì không”, trước đây Lộc làm được bao nhiêu, anh tiết kiệm trong thẻ ngân hàng, rồi sau đó rút ra để đi du lịch bằng hết. Khi tài khoản cạn tiền, động lực làm việc lại mạnh mẽ hơn, anh lại tiếp tục “cày cuốc”, nuôi cho những kế hoạch đi mới.
Phan Lộc đang làm việc tại nhà, theo anh mọi thứ có thể làm lại, trừ sức khỏe, tính mạng – THÚY HẰNG
Khi đang học ĐH tại TP Đà Lạt, với chiếc xe máy của mình, cùng với một hoặc nhiều người bạn, Lộc đi về các tỉnh lân cận, như khắp các tỉnh ở Tây nguyên, đổ đèo Vĩnh Khánh để xuống Nha Trang, từ Nha Trang đi Đà Nẵng, Quảng Nam và nhiều tỉnh thành ở miền Trung. Để có tiền đi du lịch, Lộc xin làm nhân viên lễ tân trong các khách sạn tại Đà Lạt vào tất cả các buổi tối, việc này giúp anh vừa học được tiếng Anh, lại có tiền tiết kiệm cho các chuyến khám phá.
Có nhiều cái tết, Lộc không về quê mà tranh thủ thời gian này để khám phá văn hóa các vùng đất khác nhau. Lộc từng đón tết ở cao nguyên đá Hà Giang, trong tiết trời lạnh cóng, hoa đào bung nở hồng rực và người dân ngồi uống rượu ngô trong những ngôi nhà có tường rào đá. Có những tết khác, anh về Phú Thọ, Lạng Sơn, Hải Phòng… và xem cuộc sống nơi đó khác gì miền Tây quê mình.
Làm được bao nhiêu tiền, Lộc đi du lịch hết – NVCC
Đến nay, ở Việt Nam anh đã đi 56 tỉnh thành, chỉ còn Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị là Lộc chưa đặt chân qua.
Tốt nghiệp ngành Việt Nam học tại Trường ĐH Đà Lạt (Lâm Đồng), anh từng tham gia làm hướng dẫn viên du lịch một thời gian, sau đó thấy công việc này quá vất vả, không thể nuôi được ước mơ tận hưởng chuyến du lịch đích thực, anh học tiếp ngành ngôn ngữ Trung tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Trong thời gian học, Lộc tham gia khóa liên kết đào tạo, du học tại Trung Quốc khoảng 1 năm.
Video đang HOT
Phan Lộc đi tới 56 tỉnh thành ở Việt Nam, nhiều nơi ở Trung Quốc, 7 nước Đông Nam Á – NVCC
Tận dụng cơ hội này, Lộc đi du lịch tới nhiều tỉnh thành của Trung Quốc như Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thành Đô, Hồ Nam… tới nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của nước bạn. Lộc kết bạn với nhiều người bạn bản địa, cùng họ về thăm quê, đó cũng là những chuyến du lịch giúp anh hiểu hơn rất nhiều văn hóa đặc sắc của nơi đó, từ đời thường tới các lễ hội, ngày tết nguyên đán.
Trở về từ Trung Quốc, Lộc làm nhiều công việc như phiên dịch tiếng Trung, gia sư tiếng Trung, dạy tiếng Trung cho các công ty, doanh nghiệp có làm việc với phía Trung Quốc. Vẫn giữ đúng triết lý sống làm được bao nhiêu sẽ dành để đi du lịch hết, Lộc đã đi du lịch hết 7 nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ trừ Đông Timor, Indonesia, Myanmar và Lào là chưa tới.
Yêu đi du lịch như vậy, nhưng theo Lộc, sức khỏe, tính mạng con người mới là số 1. Mọi thứ có thể làm lại, trừ sức khỏe, tính mạng, mọi người không nên bất chấp để có những chuyến khám phá trong khoảng thời gian này.
Đi du lịch cần tâm trạng bình an
Dù mê xê dịch nhưng Lộc luôn cố gắng vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng, thời gian này anh hạn chế ra đường và không đi du lịch, chỉ sinh hoạt và làm việc tại nhà.
Chuyến du lịch sẽ trọn vẹn hơn trong điều kiện an toàn, mọi người không lo về dịch bệnh – NVCC
Theo Lộc, trong thời điểm này dịch Covid-19 đang trở lại, dù đây là thời điểm các địa điểm du lịch trong nước vắng khách, khách sạn, dịch vụ được giảm giá nhiều, mọi người tiết kiệm được rất nhiều tiền cho các chuyến đi, nhưng đi du lịch lúc này trong tâm trạng phấp phỏng, bất an, do đó không khiến chuyến đi trọn vẹn.
Lộc cũng cho biết, nếu bạn đang “mắc kẹt” tại các địa điểm du lịch và chưa thể về nhà vì các lý do cá nhân, chuyến bay, nên chú ý, phải tự bảo vệ cho bản thân cũng như cộng đồng. Hạn chế tiếp xúc và tụ tập nơi đông dân cư, phải luôn đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng, luôn chuẩn bị sẵn dung dịch rửa tay, sát khuẩn bên cạnh, phải rửa tay thường xuyên, hạn chế đi các phương tiện công cộng như xe buýt, xe khách…
Lộc hy vọng mọi người hạn chế tới nơi đông người lúc này – THÚY HẰNG
“Tự bảo vệ bản thân là góp phần bảo vệ toàn xã hội và toàn thế giới, các bạn trẻ hãy luôn đeo khẩu trang và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng dịch khi đi ra ngoài. Tôi hy vọng mọi người cùng hạn chế tới nơi đông người, không đi du lịch vào thời điểm dịch Covid-19 này để chung tay bảo vệ xã hội, sớm giúp du lịch nói riêng và đất nước chúng ta vượt qua thử thách này” Lộc, chàng trai dành hết các sổ tiết kiệm đi du lịch, nhắn gửi.
9X dốc cạn tiền đi du lịch một mình 600 ngày
Hai năm qua, Thùy Trang (25 tuổi) một mình rong ruổi khắp 40 tỉnh thành trong nước, đi Thái Lan 10 lần, Trung Quốc 5 lần, đi Hàn 2 lần.
Ở tuổi 25, Nguyễn Thùy Trang tự hào với hành trình "600 ngày lang bạt" khắp 40 tỉnh thành Việt Nam, đi gần 10 nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Không dư dả tiền bạc, Trang vừa làm nhiều công việc, có khi tiết kiệm cả tháng mới đủ cho một chuyến đi xa.
Hai năm qua, Thùy Trang đã đặt chân tới Thái Lan 10 lần, 5 lần đi Trung Quốc, sang Hàn Quốc 2 lần và Malaysia 3 lần. Ngoài ra, cô cũng tới thăm Lào, Campuchia, Myanmar, Đài Loan, Singapore.
"Mình cứ đi lại những chỗ ấy suốt 2 năm xê dịch vì muốn tìm hiểu nhiều hơn, muốn thân thuộc hơn với một nơi chốn mình thích. Chứ mình không đi để lấy thành tích, ví dụ phải đặt chân đến bao nhiêu quốc gia trước tuổi 30", cô bộc bạch với Zin g.
Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) tâm sự cô đang trải qua lần thất nghiệp thứ 3, sau khoảng 2,5 tháng thử sức ở công việc biên kịch kiêm trợ lý đạo diễn. Trang vẫn nhận dự án freelance và tiếp tục lên lịch trình cho những chuyến đi mới.
Thùy Trang đã có 2 năm đi du lịch khắp các tỉnh thành trong nước và nhiều nước khu vực Đông Á - Đông Nam Á.
Ký ức độc quyền của tuổi trẻ
"Trước năm 2018, mình là một con người khác hoàn toàn bây giờ. Quan điểm tài chính lúc đó là phải kiếm thật nhiều tiền nhưng không tiêu, chỉ để tiết kiệm vậy thôi cho an tâm. Với mục tiêu 'theo đuổi tiền bạc', mình đã rất cố gắng làm 4-5 công việc cùng một lúc, hầu như ngủ không đủ giấc vì chạy deadline", Thùy Trang nói về bản thân trước khi bắt đầu hành trình đi phượt.
Từ năm 2 đại học, Trang nhận nhiều công việc để trang trải cho bản thân, có một chút gửi về cho gia đình. Vì đi làm sớm và có quan điểm tiết kiệm, cô rất trân trọng từng đồng tiền kiếm ra, cuộc sống hầu như chỉ xoay quanh công việc. Cứ như vậy suốt 4 năm đại học.
"Nhưng khi ra trường, đi làm công sở, mình bắt đầu cảm thấy 'sai sai' với quan điểm sống đó. Mình cũng giống rất nhiều bạn trẻ 22 tuổi khác, vào lúc ấy đã rất chênh vênh và không biết bản thân thực sự muốn gì".
Được tiếp xúc với những nhân vật truyền cảm hứng, đặc biệt là rapper Đen Vâu, Thùy Trang dần có cái nhìn khác hẳn về cuộc sống, mục tiêu trong đời.
Trang nhận xét bản thân đã có nhiều thay đổi sau 600 ngày "lang bạt".
"Một câu nói đã luôn ám ảnh mình: 'Hiếm ai có đủ thời gian, tiền bạc, dũng khí, sức khỏe để đi và làm điều mình thích. Ai cũng có đam mê, nhưng không phải ai cũng dùng đến nó. Nếu được lựa chọn và đủ năng lực để lựa chọn, tại sao lại không làm điều ấy ngay và luôn, cứ phải đợi đến sau này - một khoảng thời gian vô định chẳng ai biết trước?'".
Câu nói truyền động lực đó cùng với niềm khao khát đi khám phá bản thân, Trang quyết định bước ra ngoài "vùng an toàn", để hiểu được những cái bên trong mình.
Khi mới bắt đầu, 9X đã nài nỉ bạn bè thân thiết đi chung nhưng không có ai đủ khả năng về thời gian, sức khỏe, tài chính để đi dài ngày như vậy. Do đó, ban đầu Trang du lịch một mình là vì không có ai đi cùng.
Sau đó, khi tận hưởng được việc đi một mình, Trang thấy những ý nghĩa rất riêng và vui với chuyện đó.
"Đi một mình, bạn chính là người tự vẽ lên câu chuyện và hành trình, không có sự can thiệp của ai cả. Gặp gỡ ai, ngủ giờ nào, đi đâu chơi, thậm chí trải qua điều tồi tệ và những biến số khó lường như thế nào, được ai giúp đỡ, đều là những 'ký ức độc quyền' khó quên trong hành trình tuổi trẻ".
Với 9X, những chuyến đi là "ký ức độc quyền" của tuổi trẻ.
Để có chuyến đi thuận lợi, Trang đặt vé sớm. Không phải người dư dả nên tiền cho từng chặng được Trang để dành từ trước. Cô liên tục làm việc qua mạng, làm freelance trong lúc đi nên vẫn có khoản thu nhập thêm.
"Mình luôn cố gắng chi tiêu hợp lý, cố gắng hạn chế các khoản phát sinh quá cao so với dự trù. Trước khi đi chặng dài, mình tích cóp tiền đủ để sống 2-3 tháng nếu thất nghiệp dài hạn, không dùng vào mục đích gì hết, chỉ gửi tiết kiệm để an tâm".
Những lần đầu tiên
Bắt đầu đi du lịch một mình với quỹ tiền bạc cũng như vốn ngoại ngữ hạn hẹp, Thùy Trang gặp không ít vấn đề. Nhưng chính những khó khăn đó đã làm nên hành trình đáng nhớ, rất riêng của cô.
Mất khá lâu để Trang giao tiếp được với người bản xứ song điều đó không ngăn được cô làm quen và kết bạn với những người mới trên đường đi.
Trang đếm không hết những "lần đầu" của mình suốt 2 năm xê dịch.
"Lần đầu có hộ chiếu và được bay nước ngoài, lóng ngóng giữa sân bay vì chẳng biết sẽ phải làm gì tiếp theo dù đọc review thuộc hơn cả bảng cửu chương. Lần đầu đi liền tù tì một nơi 4 lần trong 2 tháng là Thái Lan, vào đúng đợt đang bị đánh bom. Lần đầu nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ cộng đồng người Việt hoàn toàn xa lạ: hỗ trợ đổi tiền, tìm bố hộ mình, chỉ đường, cập nhật tình hình bom đạn ở Thủ đô Bangkok", Trang kể.
9X nhớ những pha thót tim như hỏng xe giữa giông bão trên đường đi Mũi Điện (Phú Yên), phải dắt bộ xe 10 km rồi được người dân địa phương giúp. Có lần cô mất điện thoại ở Đài Loan và được cảnh sát cứu nguy ngay trước giờ lên máy bay.
Sau mỗi chuyến đi, Trang trưởng thành hơn, nhận ra nhiều thiếu sót của bản thân để thay đổi từng ngày.
Trong các chuyến đi, cô gái 25 tuổi hạnh phúc khi gặp được nhiều bạn bè mới. Có những người xa lạ giờ thành tri kỷ vì có chung đam mê và cùng "tần số".
Cô từng được một người lạ trên Facebook tặng 2 đêm lưu trú khách sạn "xịn mịn" ở Bangkok. Thay vì suốt ngày ở dorm, Trang có lần đầu được ở chỗ sang. Cô vui vì những điều nho nhỏ như vậy.
Trang từng có lần dốc cạn 30 triệu đồng cuối cùng trong tài khoản để đưa gia đình đi du lịch. Cô nhớ mãi lần đầu tiên, và cũng là lần duy nhất được đi du lịch chung với bạn thân trong 2 năm qua.
"Rất nhiều điều đọng lại trong mình sau những chuyến đi. Mình thường tâm niệm hành trình không phải là đích đến, mà là sự chiêm nghiệm để hiểu hơn về chính mình và mở lòng đón nhận tất cả. Mình trải qua rất nhiều biến cố trong gần 600 ngày, có những sự cố rất buồn cười, nhưng có những lần cũng suýt chết, điều đó giúp mình trân trọng cuộc sống hơn".
Trang bật mí, sắp tới cô sẽ có chuyến phượt bằng xe máy xuyên Việt cùng bạn thân nhất, trong khoảng 20 ngày.
"Mình rất háo hức mong chờ vì bản thân chưa trải nghiệm cung đường nào dài như vậy ở Việt Nam cả. Đó cũng là mong ước của mình và bạn ấy từ khá lâu. Chúng mình đều đã làm những điều khá điên rồ, lần này sẽ là một dấu mốc đáng nhớ tiếp theo của tuổi trẻ".
Lương hai vợ chồng ngót nghét 40 triệu nhưng "chẳng bỏ ra được đồng nào", vợ trẻ được chị em chỉ ra khoản hoang rành rành Mặc dù lương cao nhưng chi tiêu chưa hợp lý nên cặp vợ chồng này vẫn thường xuyên trong tình trạng cháy túi. Câu chuyện chi tiêu gia đình thế nào cho hợp lý luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Đặc biệt, những cô vợ trẻ mới tập tành nắm tài chính, chăm lo cho...