Chàng trai mang bầu, trưng biển hỏi kinh nghiệm sinh con
Một thanh niên người Trung Quốc tự xưng là mình có thai rồi trưng biển hỏi kinh nghiệm sinh con trên cầu vượt khiến nhiều người cho rằng anh chàng này bị điên.
Gần đây, trên một cầu vượt tại thành phố Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc) bỗng xuất hiện một chàng trai trông khá bảnh bao, đeo kính râm ngồi trầm tư trước một tấm biển có nội dung quặc: “Anh có thai rồi, mong cao nhân chỉ cho sinh em bé thế nào”.
Hình ảnh này đã được người đi đường chụp lại và trở thành “câu chuyện lố bịch mong thành người nổi tiếng” giống bao chiêu “PR bản thân ngớ ngẩn” khác, như nhận xét của rất nhiều cư dân mạng.
Tuy đoạn cầu vượt không quá đông người qua lại nhưng hầu như ai đi qua cũng bị tấm biển của “chàng trai mang bầu” thu hút nhãn cầu và ai cũng tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí còn có người nghi ngờ “hay là anh chàng này bị điên?”.
Có lẽ mục đích “anh muốn làm người nổi tiếng” của chàng trai này đã phần nào phát huy công dụng khi nhà đài cũng tìm đến để phỏng vấn và quay hình chàng trai mang bầu. Sau khoảng 20 phút thì đã có tới 5 đài truyền hình và 3 tòa soạn báo và 1 báo mạng đến săn tin và phỏng vấn chàng trai mang bầu…
“Ai bảo đàn ông không thể mang bầu? Anh giai này mang bầu đấy thôi, ngày nay đến gà trống còn đẻ được trứng nữa là”, “ Thế giới rộng lớn ngày càng có nhiều chuyện lạ, có còn điều gì không thể không nhỉ? Nếu một ngày bạn gọi điện cho bạn trai và được anh ấy thông báo đang đi nghỉ dưỡng thai thì cũng đừng lấy đó làm điều kinh ngạc”…, một số độc giả bình luận sôi nổi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bi hài nữ sinh vác bụng bầu đi "xin" điểm
Cái bụng bầu lồ lộ qua lớp áo mỏng, chân bước khệ nệ, gương mặt còn khá trẻ... đó là những nét cơ bản để phác họa về những bụng bầu sinh viên. Tại các trường Cao đẳng, Đại học, không khó để bắt gặp những sinh viên mang bầu. Có cưới xin đàng hoàng và được gia đình hai bên ủng hộ nhưng cảnh "vác" bụng to đi học vẫn khiến những cô sinh viên này gặp phải lắm chuyện bi hài.
Học không tốt, thi lại như thường
Nếu đặt trong hoàn cảnh bình thường, thời gian mang bầu là thời gian người phụ nữ cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo nhất. Nhiều người khi có bầu còn xin nghỉ làm để ở nhà dưỡng thai trong khi đó những bầu bí sinh viên thì dù mệt mỏi vẫn phải cố gắng hết mình để đảm bảo giờ học trên lớp, tránh việc bị thi lại, học lại. Đó là một thiệt thòi không nhỏ.
"Lớp mình sỹ số 30 bạn, 100% con gái, trong đó có 4 người đang mang bầu. Mang bầu khi đang đi học kể cũng vất vả nên một vài bạn lớp mình cứ thỉnh thoảng lại bỏ một buổi học" - Nguyễn T (sinh viên năm cuối, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội) chia sẻ.
Đối với những bạn sinh viên chưa lập gia đình, lý do bỏ học thường là do ham vui, chán học còn đối với những bụng bầu sinh viên thì nguyên nhân bỏ tiết học hầu hết là do thấy người mệt mỏi, trót hẹn đi khám thai định kỳ...
"Mệt mỏi thì còn có thể cố gắng đi học nhưng đi khám thai định kỳ thì không thể bỏ được. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến đứa bé sau này nên chồng mình cũng rất quan tâm. Bao giờ anh ấy cũng nhắc nhở mình đi khám đúng hẹn. Những lần ấy mình đều phải gọi điện để xin phép giảng viên. Cũng may là các thầy cô đều thông cảm!" - Nguyễn T cho biết thêm.
Cái bụng bầu lồ lộ qua lớp áo mỏng, chân bước khệ nệ, gương mặt còn khá trẻ... đó là những nét cơ bản để phác họa về những bụng bầu sinh viên (Ảnh minh họa - Nguồn Vietbao)
Tuy nhiên trên thực tế không phải giảng viên nào cũng chấp nhận những lý do xin nghỉ học kiểu ấy. Các giảng viên nữ thì còn đỡ gây khó khăn vì ít ra họ cùng là phái nữ, khá đồng cảm với nỗi vất vả của các bà bầu.
Đối với các thầy khó tính thì việc xin xỏ khó khăn hơn nhiều vì các thầy cho rằng nhiệm vụ của sinh viên đến trường là để chú tâm học hành chứ không phải để lấy chồng và đẻ con.
Do vậy khi nữ sinh xây dựng gia đình sớm, viện cớ này nọ để xin nghỉ học rồi nghỉ quá số buổi cho phép thì các thầy vẫn cho thi lại, học lại như thường.
Trong hoàn cảnh như vậy, nếu không muốn nhận những ánh mắt dò xét của bạn bè trong lớp rồi những lời bàn ra tán vào, các bầu bí sinh viên phải nỗ lực gấp nhiều lần để vừa chăm lo vẹn toàn cả việc học hành (đi học đầy đủ, đúng giờ...) lẫn chuyện gia đình nội ngoại cũng như đảm bảo cho thai nhi trong bụng phát triển tốt nhất.
Trần L (Cao đẳng Du lịch) than thở: "Những buổi học bù là mệt nhất. Sau các buổi học như thế về đến phòng trọ mình cũng chẳng thiết tha ăn uống gì nữa. Không ăn thì sợ ảnh hưởng xấu đến đứa bé nhưng quả thực nhìn thấy thức ăn mà toàn thân mình đã ớn lạnh."
Xin ra ngoài liên tục vì buồn... ói
Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu tiên, rất nhiều thai phụ sinh viên ngại "cháy mặt" vì cứ đang học chốc chốc lại phải xin phép ra ngoài vì muốn... ói. Bạn bè trong lớp hiểu chuyện thì không sao nhưng những người vốn đã có mâu thuẫn, bất đồng thì họ không ngần ngại lôi những chuyện ấy ra mà kể lể, thỉnh thoảng lại cười thật to để trêu tức.
Đặng M (Cao đẳng sư phạm Hà Nội) thì cho biết: "Chính vì "điên" các đứa như thế nên mình càng phải cố gắng. Suốt thời gian mang bầu mình nỗ lực để không bị điểm kém. Do vậy điểm trung bình cả năm của mình vẫn thuộc hàng "top" trong lớp. Các bạn sinh viên mang bầu khác thì mình không rõ nhưng trường hợp mình vác bụng bầu đi xin xỏ điểm của các thầy cô thì chưa bao giờ có."
Nhờ có tinh thần tự giác cao nên đa số các bụng bầu sinh viên thường được cô giáo quý mến và quan tâm. Nhiều lớp học đoàn kết thì các thành viên trong lớp còn hào hứng, "tranh nhau" nhận làm "mẹ nuôi" của đứa bé.
Đặng M tâm sự: "Kỳ thực tập vừa rồi, các cô ở nơi thực tập thấy mình có bụng bầu nên cũng thương. Đáng lẽ năm nào sinh viên đi thực tập tại đây cũng có một lần dọn kho sách báo nhưng năm nay thấy có một bà bầu nên các cô ấy bãi miễn việc dọn kho cho cả nhóm thực tập. Mấy bạn trong nhóm của mình ai nấy đều phấn khởi bởi "Nhờ có bà bầu mà may mắn quá!"
Còn với Nguyễn T, nỗi lo lớn nhất của cô bây giờ là có thể tháng 6 tới trường T sẽ thi tốt nghiệp. Nó trùng với khoảng thời gian mà bác sỹ dự đoán là T sẽ sinh. "Lịch thi tốt nghiệp đến giờ nhà trường vẫn chưa thông báo cụ thể. Mình chỉ hi vọng là sẽ thi sớm để mình còn tham gia. Nếu thi vào tháng 6 chắc đến năm sau mình mới thi tốt nghiệp và ra trường được" - Giọng T đầy lo âu.
Theo Vietnamnet
Cần hiểu đúng về dưỡng thai Cụm từ "dưỡng thai" có nguồn gốc từ niềm tin cho rằng một số thực phẩm hay một số thuốc có tác dụng bổ dưỡng cho thai. Điều này đúng nhưng chưa toàn diện vì dưỡng thai bao gồm nhiều biện pháp để giúp cho thai phát triển lành mạnh cả về thể chất và tâm trí: - Một chế độ dinh dưỡng...