Chàng trai không chân lên mạng nhờ tìm việc: Từng mơ ước làm IT, nuối tiếc vì nghỉ học sớm
Từng vì sự mặc cảm, mất phương hướng mà đánh mất nhiều cơ hội, Tâm tự nhủ lần này sẽ nỗ lực, trân trọng những điều may mắn đến với mình.
Học hết cấp 2 thì bỏ dở vì mặc cảm
“Em bị mất 2 chân đến đầu gối, nhưng em vẫn đi lại, hoạt động, bưng bê nặng như người bình thường. Em chạy xe máy có thể chở nhiều đồ, mong mọi người có ai tuyển cho em xin một chân ship hoặc có ai có công việc gì thì cho em đi làm trang trải cuộc sống với ạ. Em thật sự rất muốn đi làm”, dòng chia sẻ của chàng trai trẻ Nguyễn Minh Tâm (SN 1996, quê ở Phú Xuyên, Hà Nội) đã khiến nhiều người vô cùng xúc động.
Tâm lớn lên trong một gia đình có 3 anh em trai, cậu là lớn. Bố mẹ cậu vất vả, làm nghề vác gạch thuê trang trải cuộc sống. Bố mẹ và hai người em trai của Tâm đều khỏe mạnh, lành lặn, còn cậu không may bị dị tật bẩm sinh.
Tâm mong muốn tìm được một công việc phù hợp, ổn định trong tương lai.
Chàng trai được nghe kể lại rằng, ngày Tâm chào đời, cả gia đình đã giấu mẹ cậu suốt một tuần. Khi biết con bị khuyết tật, mẹ Tâm rất sốc. Bố Tâm vốn ít nói nên ông chọn im lặng. Gia cảnh nhà Tâm thuộc hàng trung bình, dưới Tâm có một em trai sinh năm 2000 đã đi làm, cậu em út đang học lớp 5.
” Điều khiến em tiếc nuối nhất là em đã bỏ học“, Tâm trầm ngâm nói. Cậu từng là một học sinh có lực học giỏi, được nguyên phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tặng bằng khen. Ngày còn đi học, bạn bè rất quý mến, đối xử tốt, không kỳ thị Tâm. Tuy nhiên, chính bản thân cậu lại luôn luôn cảm thấy tủi thân, mặc cảm, không có mục tiêu, mất định hướng tương lai.
Hết cấp 2, Tâm quyết định nghỉ học để đi học làm nghề mộc. Công việc này cho Tâm thu nhập tương đối tốt, khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Dẫu vậy, nghề mộc tương đối vất vả, hay phải bê máy móc nặng. Đi làm về là Tâm thấy mệt mỏi, hay bị đau lưng. Làm mộc khoảng 10 năm thì Tâm nghỉ việc, lên Hà Nội đi làm.
Tâm ngày nhỏ, cậu bé khôi ngô từng có lực học giỏi.
“Em lên Hà Nội không có người thân, người quen nào cả. Có câu chuyện là em từng nhận được thư của một cô tên là Trang. Thông qua một trung tâm người khuyết tật, cô biết được hoàn cảnh của em nên đã gửi thư, sách, quà và động viên em rất nhiều trong cuộc sống. Những dòng thư của cô đã cho em nhiều động lực để cố gắng, song em lại không làm được những điều như kỳ vọng của cô. Em rất hối hận vì điều đó.
Thế nên khi quyết định lên Hà Nội, mục tiêu đầu tiên của em là để kiếm sống. Và thứ hai là em muốn thay đổi bản thân, trải nghiệm sự khắc nghiệt của xã hội để trưởng thành hơn, để quyết tâm vươn lên. Tiếc là sau này em cũng đã mất liên lạc với cô Trang, viết thư cho cô mà không nhận được hồi âm, đi tìm cũng không có tin tức gì”, Tâm bộc bạch.
Công việc đầu tiên của Tâm khi lên Hà Nội là đi bán hàng rong. Hàng ngày, cậu ngồi trên xe lăn, đi bán ở nhiều tuyến phố, phố đi bộ. Tâm thuê trọ ở Hà Nội với mức chi phí là 1,5 – 2 triệu đồng/tháng. Số tiền kiếm được, cậu cố gắng chi trả sinh hoạt phí, đồng thời tiết kiệm một khoản nhỏ để phòng thân.
Những bức thư của một người phụ nữ tên Trang đã giúp Tâm có thêm động lực. Nhưng sự mặc cảm, mất định hướng đã khiến Tâm không thực hiện được ước mơ, dự định của mình.
Video đang HOT
Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Tâm mắc kẹt lại ở Hà Nội, không thể đi làm và không có thu nhập, cuộc sống của cậu vô cùng khó khăn. Nhưng may mắn, cậu được nhiều người giúp đỡ, cho đồ ăn, tiền bạc để trang trải.
Hết dịch, Tâm xin đi làm tại một quán game. Công việc trông quán game từ sáng đến tối cho Tâm mức thu nhập là 5 triệu đồng. Chủ quán tạo điều kiện cho cậu ngủ tại quán nên Tâm đỡ được tiền thuê trọ. Chàng trai nhỏ nhắn với đôi chân không lành lặn nhưng rất nhanh nhẹn, cậu vẫn phục vụ nước uống cho khách, quét dọn quán như bình thường.
Hết giờ làm ở quán game, Tâm tranh thủ ăn uống, tắm rửa rồi đi chạy ship thêm bằng chiếc xe máy 3 bánh. Cuối tuần được nghỉ sớm, Tâm lại lên phố đi bộ bán hàng rong. Khi đi lại, Tâm chỉ dùng tất để xỏ vào chân thay vì đi giày vì như vậy sẽ thoải mái hơn, thỉnh thoảng nếu đi vào đường có đá, sỏi thì chân hơi đau. Trước đây Tâm có dùng chân giả nhưng hiện tại đôi chân giả đã hỏng.
Chỉ mong có công việc ổn định, không xin hỗ trợ tiền bạc
Nhận thấy những công việc hiện tại đều không thể làm lâu dài, nên Tâm mong muốn tìm được một công việc ổn định hơn, tìm hướng phát triển khác. Khi bài đăng nhờ tìm việc của Tâm được chia sẻ trên mạng xã hội, chàng trai trẻ đã nhận được hàng trăm cuộc gọi, rất nhiều người ngỏ ý muốn giúp đỡ Tâm.
Trước đây Tâm sử dụng chân giả để đi lại nhưng hiện tại đôi chân giả này đã hỏng.
“Mọi thứ đến quá nhanh, em thực sự không ngờ tới, ngỡ ngàng. Hiện tại em đã xin nghỉ và chỉ làm ở quán game đến ngày 10/7. Em đang nghiêm túc suy nghĩ về những sự lựa chọn như: Làm Marketing, Telesale,… Nhiều người cũng muốn đầu tư cho em đi học làm phim hoạt hình 2D, 3D, photoshop. Em sẽ vừa đi học, vừa đi làm, học đến khi nào làm được thì người ra sẽ tuyển vào công ty để làm. Em từng rất thích công việc liên quan đến công nghệ thông tin, máy tính nhưng chưa có cơ hội được học, cơ hội lần này thực sự quá tốt với em”, Tâm chia sẻ thêm.
Khi được hỏi về chuyện tình cảm, Tâm có chút ngượng ngùng. Cậu cũng đã từng có mối tình kéo dài 4-5 năm với một cô gái bình thường, ở cùng quê. Tuy nhiên, chuyện tình cảm sau đó đã bị phía nhà bạn gái phản đối. Tâm rất hiểu suy nghĩ của người lớn nên cũng không nghĩ ngợi nhiều.
Sau bài đăng tìm việc, Tâm nhận được nhiều sự hỗ trợ. Cậu tâm sự sẽ không bỏ qua những cơ hội lần này.
Tâm thổ lộ, hiện cậu đang tìm hiểu một cô gái, là giáo viên mầm non. Cả hai chưa chính thức hẹn hò nhưng cũng đang có những tín hiệu tốt. Tình yêu cho Tâm cảm giác yêu đời, năng lượng tích cực và động lực để phấn đấu. Tâm bảo, nếu sau này trong bất cứ chuyện tình cảm nào, với ai, nếu bị phản đối cậu cũng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc nữa. Thay vào đó, Tâm sẽ cố gắng để cho người lớn thấy được sự nỗ lực của bản thân, để phụ huynh thấy rằng cậu có thể che chở được cho con gái của họ.
Nói là vậy nhưng Tâm vẫn còn rất nhiều trăn trở. Mỗi ngày, cậu đều nỗ lực làm việc để kiếm tiền, không cho bản thân có thời gian rảnh bởi mỗi khi rảnh rỗi, Tâm lại suy nghĩ nhiều về tương lai.
” Em lo lắng không biết cuộc sống sau này của mình sẽ thế nào, bố mẹ và các em ra sao, rồi tình yêu của mình sẽ đi về đâu, mình sống vì mục đích gì, lý do gì?… nhiều lắm. Nhưng đó cũng là động lực để em cố gắng. Em biết mình tuy bị khuyết tật nhưng vẫn may mắn hơn nhiều người. Hy vọng em sẽ có công việc ổn định, thu nhập ổn định và có tương lai tốt đẹp hơn.
Cũng có nhiều người gọi điện muốn hỗ trợ em về tiền bạc. Nhưng em đăng lên chỉ với mục đích tìm việc, chứ không xin hỗ trợ tiền bạc. Em mong ai muốn quyên góp tiền giúp em thì hãy giúp các em bé có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em cảm ơn mọi người rất nhiều” , Tâm nói thêm.
Cô gái "xương thủy tinh" và nỗ lực phi thường truyền cảm hứng cho nhiều hoàn cảnh khó khăn
Từ những tấm giấy đơn điệu, Trang mày mò làm ra những bông hoa xinh xắn, đa dạng màu sắc. Ít ai ngờ rằng đó là sản phẩm được tạo nên từ một cô gái bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh.
"Đi cũng gãy, ngồi cũng gãy, thậm chí chỉ cần ho hay hắt xì thì xương mình cũng có thể gãy bất cứ lúc nào". Thùy Trang (23 tuổi, Lấp Vò, Đồng Tháp) trầm ngâm khi nói về bản thân mình. Không may mắn như những đứa trẻ khác, ngay từ lúc sinh ra Trang đã mang trong mình căn bệnh "xương thủy tinh" và không thể phát triển một cách bình thường.
Cao vỏn vẹn 70cm, lấy "sự tự ti" làm người bạn thân nhất
Sinh ra trong một gia đình có hai chị gái, những tưởng sẽ trở thành đứa con út được cả gia đình yêu thương, bao bọc và lớn lên với cuộc sống mang "giấc mơ màu hồng". Nhưng với Thùy Trang, tuổi thơ ngoài nụ cười hồn nhiên thì thiếu vắng đi gần như mọi thứ: Đến trường, đi học và có những người bạn.
"Hồi lúc còn nhỏ mình không có ý thức được là căn bệnh mình nghiêm trọng đến cỡ nào. Nhưng khi lớn lên mình hiểu được từ những việc như hạn chế trong việc đi lại, đến trường Mọi sinh hoạt của mình phải phụ thuộc vào người thân... Cho nên nó làm cho mình khá là tự ti và mình không có bạn bè, không thể hòa nhập với cuộc sống cũng như rất khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp với mình".
Thùy Trang, cô gái bị bệnh xương thủy tinh.
Năm 2017-2018, Trang nhen nhóm suy nghĩ tìm một công việc nào đó phù hợp với sức khỏe của mình. Thu nhập có thể không lớn, nhưng sẽ khiến bản thân Trang có thể thực hiện một công việc như người bình thường. Và sau đó, Thùy Trang tìm đến cách làm hoa giấy qua một lần vô tình đem được clip hướng dẫn trên Youtube.
Từ những tấm giấy đơn điệu, Trang mày mò làm ra những bông hoa xinh xắn, đa dạng màu sắc. Nếu chưa từng thấy Trang làm, hẳn ít ai ngờ rằng đó là sản phẩm được tạo nên từ một cô gái bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Trong lúc trò chuyện cùng chúng tôi, Thùy Trang vẫn miệt mài, tỉ mẩn để cắt dán những cánh hoa nhỏ để hoàn thành sản phẩm.
Những sản phẩm do chính tay Thùy Trang thực hiện.
Để hoàn thiện một bình hoa đẹp mắt mất rất nhiều thời gian. Công việc này đòi hỏi Thùy Trang phải tỉ mỉ trong từng công đoạn. Trung bình, một bông hoa dù đơn giản nhất cũng mất một giờ đồng hồ. Có ngày, Trang phải ngồi liền hơn 10 giờ đồng hồ để kịp đơn hàng trong thời gian cao điểm.
Hiện tại, trung bình mỗi tháng Trang có thể tạo hình trên dưới 10 chậu hoa giấy với nhiều kích cỡ. Các mẫu hoa do Trang tự nghĩ ra với đa dạng như hoa hồng, cúc, hướng dương, tulip đặc biệt là hoa sen.
Năm 2020, Trang xây dựng được cho mình một căn nhà nhỏ từ nguồn vốn cá nhân và hỗ trợ của gia đình. Tuy nhiên, cửa hàng của chị chủ yếu bán online thông qua mạng xã hội do việc đi lại khó khăn. Ngoài hoa giấy, chị còn làm nhiều sản phẩm khác như thiệp mời, phong bao lì xì, chặn giấy. Giá bán cũng phong phú, có thể dao động từ 80.000 đồng đến 1 triệu đồng/sản phẩm.
Trao tình thương từ những bông hoa nhỏ
Dù mang trên mình những khiếm khuyết bẩm sinh, nhưng Thùy Trang luôn nung nấu cho mình giấc mơ làm thiện nguyện.
Chị Trang chia sẻ: "Ngay từ nhỏ, mình đã rất thích giúp người khác, từ những món quà nhỏ gửi đến các bạn trong xóm, đến khi lớn lên thì nhờ sự giúp đỡ, chung tay của mọi người mà công việc làm thiện nguyện của mình lớn dần lên."
Cứ như vậy, mỗi khi biết được thông tin về một hoàn cảnh khó khăn nào đó, bất kể gần hay xa, mưa hay nắng, Thùy Trang và dì Hai - người chăm sóc chị từ nhỏ đều lên đường để tìm đến mà giúp đỡ.
Dì Hai kể: "Có một lần, dì và Trang đi xuống Trà Vinh để phát quà từ thiện, trên đường về gặp tai nạn, Trang bị gãy tay mà không tìm đến bệnh viện được. Vậy là, suốt quãng đường hơn 200km, Trang ngồi sau xe và cầm khúc tay bị gãy về đến nhà mới được băng bó."
Sinh ra và lớn lên tại một huyện vùng sâu, nên hầu như các hoàn cảnh khó khăn mà Thùy Trang tìm đến đều nằm trong những con đường nhỏ, khó đi. Vì vậy, phương tiện di chuyển chỉ là chiếc xe gắn máy. Hình ảnh người phụ nữ hơn 60 tuổi đèo theo một cô gái bé xíu trên những chuyến xe thiện nguyện đã trở nên quen thuộc với người dân ấp An Thạnh, xã Mỹ An Hưng A, Lấp Vò, Đồng Tháp.
Giờ đây, những bông hoa do Thùy Trang làm ra không chỉ để tiếp thêm thu nhập cho cô gái mang trong mình căn bệnh "xương thủy tinh" ấy mà còn góp phần chung tay cho những hoàn cảnh khó khăn.
Thùy Trang hi vọng câu chuyện và kinh nghiệm của bản thân sẽ tiếp thêm động lực cho những người còn đang chông chênh trong cuộc sống, đặc biệt những người khuyết tật không may mắn.
"Hãy vượt qua được những mặc cảm, sợ hãi và lo lắng. Hãy tự tìm niềm vui cho mình mỗi ngày. đừng chờ ai mang đến. Vì tất cả chúng ta luôn muốn yêu thương và được yêu thương chứ không phải thương hại.." Trang chia sẻ
Auto
Âm lượng: 36%
Anh Tây balo và đêm lụt nhớ đời ở Hà Nội: Mất 1,5 triệu sửa xe, dắt bộ 1 tiếng mới đến nhà Chàng trai người Brazil đã có buổi tối đáng nhớ khi phải lội bì bõm trong làn nước ngập với chiếc xe hỏng.Trải nghiệm lần đầu lội nước của anh Tây Mặc dù đã ở Việt Nam hơn 3 năm nhưng đây là lần đầu tiên, Artur Dietrich (26 tuổi, quốc tịch Brazil) có những trải nghiệm khó quên với cơn mưa to...