Chàng trai khoe thuê nhà 350 nghìn đồng/tháng khiến CĐM tranh cãi
Mới đây, trên trang Baidu, một người đàn ông ở Trung Quốc đã chia sẻ đoạn clip về căn phòng trọ mới thuê của mình.
Anh cho biết giá thuê chỉ với 350.000 nghìn đồng mỗi tháng. Tuy vậy, khi chứng kiến tận mắt hình ảnh trong video, cư dân mạng có nhiều ý kiến trái chiều. Bài đăng nhanh chóng thu hút lượng tương tác lớn trên mạng xã hội.
Chàng trai vui vẻ chia sẻ về căn nhà mới thuê với giá cực rẻ. (Ảnh: Baidu)
Theo đó, diện tích căn phòng vỏn vẹn chỉ rộng bằng chiều ngang của một người. Bên trên là kệ để đựng các vật dụng cần thiết và một khung cửa sổ lấy ánh sáng. Ngoài ra không thể chứa thêm bất kỳ thứ gì khác, đây là không gian khép kín, khiến cho người nhìn cảm giác bí bách.
Chiều rộng vừa vặn bề ngang cơ thể. (Ảnh: Baidu)
Người đàn ông chia sẻ: ” Cuối cùng tôi cũng có một chỗ ngủ cố định và nơi để đi về sau những giờ làm việc mệt mỏi. Hàng tháng lương của tôi chưa đến 15 triệu, với các khoản chi phí đắt đỏ như hiện nay, việc tìm được phòng trọ giá rẻ quả là một điều may mắn. Tôi sẽ tiết kiệm được nhiều hơn để gửi về quê phụ giúp cha mẹ. ”
Người đàn ông mãn nguyện với ngôi nhà mới của mình. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cư dân mạng này có vẻ rất hài lòng với ngôi nhà mới. Anh còn mời bạn bè về tổ chức tiệc tân gia. Nhìn nụ cười trên môi, có lẽ người đàn ông cực kỳ mãn nguyện và hạnh phúc với sự lựa chọn của mình.
Video đang HOT
Anh còn mời bạn bè về ăn tiệc tân gia. (Ảnh: Baidu)
Tuy nhiên, sau khi đoạn clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nó đã dấy lên một làn sóng tranh luận dữ dội. Cộng đồng mạng phân thành hai luồng ý kiến trái chiều. Nhiều dân tình cảm thông với chủ thớt. Bọn họ cho rằng “người trong cuộc mới hiểu người trong kẹt”. Cuộc sống ngày càng khó khăn, vật giá thì gia tăng không ngừng. Một người từ quê lên thành phố lớn tìm kế sinh nhai, để dành dụm được một đồng buộc phải chấp nhận.
Cư dân mạng đồng ý với cách tiết kiệm chi phí của chủ thớt. (Ảnh: Chụp màn hình)
” Ai từng trải qua cảm giác ngủ dưới gầm cầu, trong hộp ATM sẽ hiểu thôi, có nơi ngủ sạch sẽ như vậy là một điều tuyệt vời rồi ” tài khoản donghuang zhanzu bình luận.
Bên cạnh đó, một số netizen cảm thấy việc gượng ép sống trong một không gian hẹp, kín như người đàn ông là “quá đáng” với bản thân. Nếu sống về lâu về dài rất có thể khiến chính mình rơi vào tình trạng trầm cảm. So với tiền lương của chủ thớt, anh có thể cân nhắc chi thêm chút ít và tìm phòng trọ rộng rãi hơn.
Đồng thời cũng có nhiều ý kiến trái chiều. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hiện nay, nhiều người có lối tư duy mở và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ nên nảy sinh nhiều ý tưởng làm giàu vô cùng táo bạo. Đa số họ quyết định tha hương lập nghiệp. Tuy nhiên, cuộc sống nơi thành thị vốn dĩ có vô vàn khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần. Một số dân tình lựa chọn hy sinh sự nhàn hạ, tận hưởng để tằn tiện tiết kiệm vì một lý tưởng lớn lao. Chẳng hạn như người đàn ông lương 15 triệu đồng nhưng chỉ chi 350.000 nghìn đồng cho chỗ ngủ. Nếu là bạn, bạn sẽ nghĩ như thế nào?
Lời thú thật của người đàn ông trộm tiền của mình
Đúng như em nghĩ, chẳng cô gái nào thời buổi này chấp nhận "phòng nhì" với một gã đàn ông "nghèo" với cái ví lép xẹp như anh.
Em yên tâm nhé.
Anh biết em đang mất niềm tin ở nơi anh, vì chuyện tiền bạc thiếu nhất quán đến từ hai phía. Em khóc lóc, nghi kỵ anh làm chuyện mờ ám bên ngoài nên cần đến "quỹ đen". Thực ra anh chẳng có quỹ riêng nào ở đây hết, chỉ có những điều vượt quá tầm kiểm soát của bản thân, khiến anh không thể chứng minh tính minh bạch của câu chuyện.
Sau ngày cưới, mà mới hơn ba năm trước chứ mấy, em nói tiền nong hai vợ chồng "thu về một mối" thì mới dễ gói ghém. Quả thật, em là người phụ nữ mát tay, tiền vào tay em biết cách sinh sôi nảy nở. Em mua bất động sản, mua thứ nọ thứ kia để dành, khiến vợ chồng không phải lấn cấn nhiều về tương lai khi con cái chào đời.
Nhưng em ơi, có lúc nào em hiểu cho tình thế của một người đàn ông phải ra ngoài giao tế với đủ mối quan hệ? Công việc kinh doanh của anh, giao tiếp với nhiều bạn bè. Dù không phải kiểu đàn ông đàn đúm, anh vẫn phải có những cuộc tụ tập ngoài giờ làm việc. Số tiền cố định em đưa anh hằng tháng, em nghĩ là dư dả lắm sao?
Ảnh minh họa
Tuy nhiên em khăng khăng cho rằng số tiền em đưa anh nhiêu đó là quá rộng rãi. Để rồi khi những hợp đồng đáng giá thu về, em - với tư cách là thư ký kiêm thủ quỹ của công ty gia đình - lại "thu về một mối".
Tiền đó anh biết, em sẽ làm cho chúng sinh sôi nảy nở. Anh tin tưởng và hạnh phúc khi có một người vợ sắc sảo và đầu óc nhạy bén như em. Nhưng anh cũng đau đầu khi em "chắc lép" với lão chồng luôn yêu em.
Em nói đàn ông nhiều tiền trong tay chỉ hư người. Các cô ngoài kia chỉ nhăm nhăm túi tiền của các ông, chứ có mấy ai chân thành và người vợ khôn ngoan phải biết cách làm cho chồng mình trở nên "khốn khó". Chỉ chừng bấy nhiêu thôi, thì họ chẳng cần cài định vị, cũng chắc mẩm rằng lão chồng mình chẳng có "ma nào dòm tới".
Em đã đạt được mục đích rồi đấy. Vì với số tiền em "bố thí" cho anh hằng tháng chừng ấy, anh xoay xở khốn khổ vô cùng.
Nhiều khi muốn phóng khoáng với bạn bè, mà... bí quá. Rồi dạo gần đây dịch COVID-19 hoành hành, các hợp đồng làm ăn thu về khó khăn hơn. Em thẳng tay cắt giảm. Anh vùng lên đấu tranh, thì chỉ nhận được câu trả lời lạnh lùng:
"Dịch giã có đi đâu, tiếp xúc ngoại giao với ai. Tụi bạn gái em, có người chi cho chồng 100 ngàn đồng/ngày, mà có ông nào đòi hỏi gì đâu". Hóa ra sau lưng em còn một nhóm chị em bạn hữu, thống nhất và hỗ trợ nhau cách thức "quản chồng".
Anh thú thật với em, đã mở ví của em hai lần, "thủ" một số tiền trước khi bị em "bắt tại trận" để chi cho những điều anh thấy cần thiết.
Thời gian này anh ở nhà, cơm em "bao nuôi", quần áo em mua cho anh. Giờ em cứ "siết hầu bao" anh thật chặt vào. Anh biết anh sai khi không thú thật với em ngay từ đầu, để bản thân tự đưa mình vào thế "tình ngay lý gian" như vậy.
Nhưng đó là tất cả sự thật mà anh muốn nói. Đúng như em nghĩ, chẳng có cô gái nào thời buổi này chấp nhận "phòng nhì" với một gã đàn ông "nghèo" với cái ví lép xẹp như anh. Em yên tâm rồi nhé.
Dịch Covid-19 càn quét các ngôi chùa ở Ấn Độ Làn sóng Covid-19 thứ hai đang hoành hành ở các ngôi chùa miền Đông Bắc của Ấn Độ. Tính đến 22/6, hàng trăm nhà sư mắc Covid-19 do họ cùng sinh hoạt trong không gian khép kín.