Chàng trai kể: Cả nhóm mua silicon ‘xách tay’ về tự tiêm để ‘làm đẹp’
Bệnh nhân T. kể với bác sĩ, cả nhóm tự mua silicon hàng Thái Lan “xách tay” rồi tiêm tập thể, muốn đẹp chỗ nào tiêm silicon chỗ đó. Có người tiêm đến 1- 2 lít silicon lỏng vào cơ thể…
Khuôn mặt bệnh nhân bị đơ sau khi tiêm silicon – ẢNH: BVCC
Ngày 25.1, Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân N.D.T (20 tuổi, ngụ Trà Vinh) vì mặt, môi, má bị cứng đơ như khối bê tông; ngực, lưng mọc mụn bọc chi chít, sau khi tiêm dung dịch silicon lỏng không rõ nguồn gốc.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết đã mua silicon lỏng với giá rẻ ngoài chợ và được giới thiệu là “mỡ nhân tạo nhập từ Thái Lan”. Loại silicon này được người bán giới thiệu có tác dụng làm đẹp thần kỳ, xấu chỗ nào tiêm chỗ ấy. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, không cần ủ tê, chỉ cần dùng cồn bôi lên vùng da cần tiêm và thực hiện bơm silicon vào chỗ muốn đẹp là được.
Sau đó, anh T. rủ hội nhóm “chị em” trong xóm ra nhà kho cùng trải nghiệm. Để tiết kiệm chi phí, cả nhóm quyết định dùng chung một ống tiêm và không dùng thêm bất kì dụng cụ vô trùng nào, cũng không cần tìm đến giới chuyên môn hay bác sĩ tham khảo ý kiến.
Anh T. kể, trong quá trình tự tiêm, nếu bất kì ai cảm thấy đau nhức, khó chịu sẽ dùng cồn lỏng để bôi sát trùng, thậm chí nếu silicon bị trào ra thì sẽ khắc phục tức thì bằng “keo con voi” để… dán lại (?).
Hậu quả là cả nhóm bị nặng nề, có người bị biến chứng, hoại tử vùng tiêm silicon, hoại tử ngực… Bệnh nhân T. kể có người sau tiêm tử vong (?).
Riêng anh T., chỉ sau vài tiếng kể từ khi tiêm silicon vào vùng rãnh má và môi thì bị sốt cao, cả người co giật… gương mặt ê buốt và sưng phồng, má bị cứng đơ, đỏ bừng như nổi gân máu. Gia đình cho T. uống thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt liên tục nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
Lo sợ bản thân bị kích ứng do silicon lỏng, anh T. thúc giục người thân đưa tới cơ sở thẩm mỹ viện gần nhà để hút silicon lỏng ra khỏi cơ thể và uống thuốc. Nhưng đến khi hết thuốc, tình trạng của T. không có chuyển biến gì mà mặt lại trở nên căng cứng và sưng to gấp đôi so với ban đầu.
Video đang HOT
Ba tháng sau, anh T. đến một bệnh viện ở TP.HCM để tiếp tục nạo silicon vùng mặt. Lúc này silicon đã lan rộng hết hai bầu má, khiến mặt cứng đơ, môi hếch và miệng không thể cười.
Khi cơ thể bắt đầu với những biến chứng và biểu hiện nghiêm trọng hơn, silicon đóng khối, thì anh T. không thể mở miệng nói chuyện và ăn uống bình thường. Nguyên vùng cổ và lưng bị lên mụn bọc dày đặc, nhiều chỗ lở loét.
Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung (Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc) nhận thấy silicon nổi lợn cợn và lan xa hơn nửa khuôn mặt, mẩn đỏ và mụn mọc chi chít gây mưng mủ khắp người. Ngay lập tức, bác sĩ Tú Dung chỉ định mổ khẩn nạo vét silicon vùng mặt và môi, kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân.
Sau ca phẫu thuật kéo dài suốt 3 giờ, hiện sức khỏe anh T. đã ổn định và được tiếp tục tiêm truyền kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Theo bác sĩ Tú Dung, thời điểm cuối năm được xem là thời khắc vàng để làm đẹp. Do đó, rất nhiều người đã lựa chọn các phương pháp làm đẹp “tiện dụng” và “rẻ” để giải quyết nhu cầu làm đẹp đón tết mà không quan tâm đến hậu quả khôn lường của những phương pháp này.
Bác sĩ Tú Dung cũng khuyên khách hàng nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định làm đẹp. Tốt nhất là đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình để được các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tư vấn và thực hiện, tránh hệ lụy khôn lường gây thương tật suốt đời, thậm chí tử vong như tiêm Silicon không rõ nguồn gốc, người tiêm không có tay nghề…
Bệnh nhẹ thành nặng vì nhiệt kế điện tử sai
Nhiều trẻ bệnh nhẹ thành nặng vì cha mẹ tin dùng nhiệt kế điện tử để cặp sốt.
Theo báo Khoa học Đời sống cho biết: Bé Nguyễn Văn K. (3 tuổi, Hà Nội) được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng co giật, chân tay run rẩy, mặt đỏ, môi tím tái. Bố mẹ bé cho biết, đo nhiệt kế điện tử cho con nhiều lần ở nhà chỉ có 37,5 độ C, sốt không cao nên gia đình chưa cho bé uống thuốc. Nhưng khi bác sĩ đo thân nhiệt cho bé bằng nhiệt kế thủy ngân thì nhiệt độ đạt 39,9 độ C. Mẹ bé đo lại bằng nhiệt kế mang theo thì mới ngã ngửa vì nhiệt kế báo sai.
BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, nhiều trẻ bệnh nhẹ thành nặng vì cha mẹ tin dùng nhiệt kế điện tử để cặp sốt.
Nhiệt kế điện tử có những ưu điểm vượt trội như thao tác đo nhanh, thời gian cho kết quả nhanh, chỉ mất vài giây. Nhưng nó lại kém chính xác bởi nguyên lý đo nhiệt kế điện tử không dựa vào mức thân nhiệt cao hay thấp, mà dựa vào sự thay đổi điện trở của bộ cảm biến hoặc dựa vào sóng hồng ngoại thu được.
Thân nhiệt của cơ thể cao hay thấp sẽ làm thay đổi điện trở của bộ cảm biến nằm trong nhiệt kế điện tử hoặc thay đổi cường độ phát tia hồng ngoại từ thân nhiệt phát ra. Nhiệt kế điện tử sẽ thu nhận sự thay đổi này và biến nó thành dạng ký hiệu số trên màn hình LCD. Tuy nhiên, do đáp ứng quá nhanh với nhiệt độ nên nhiều khi nhiệt kế điện tử báo về nhiệt độ giả.
Vì vậy, khi thấy con sốt cao thì nên đo bằng nhiệt kế thủy ngân cho chính xác, tránh tình trạng tưởng con sốt nhẹ hóa nặng.
Sốt là khi nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C. Nhiệt độ đo ở nách và đo bằng nhiệt kế.
Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào?
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ, bình thường nhiệt độ của cơ thể từ 36,5 - 37,5 độ C. Ở trẻ em cũng có nhiệt độ như người lớn nhưng ở trẻ do trung tâm điều hòa chưa hoàn chỉnh nên dễ bị sốt và sốt cao.
Cách phát hiện và đánh giá mức độ khi trẻ bị sốt
Cách phát hiện: Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ hay quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Sờ trán, lòng bàn tay hoặc chân tay thấy trẻ nóng; hay lấy má người mẹ áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ, nếu nhiệt độ ở trên 37,5 độ C là trẻ bị sốt.
Đánh giá mức độ sốt: Khi nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C là sốt nhẹ; Khi nhiệt độ từ 38,5 - 39 độ C là sốt vừa; Khi nhiệt độ từ 39 - 40 độ C là sốt cao; Khi nhiệt độ>40 độ C là sốt rất cao.
Nguyên nhân của sốt
Sốt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh, do phản ứng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc do bị nóng lạnh đột ngột hoặc do cơ thể có những biến đổi về chuyển hóa... Nếu sốt nhẹ nhiệt độ không quá 38,5 độ C, chưa gây tác hại cho trẻ mà còn tạo điều kiện tốt cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng nếu sốt cao hoặc sốt quá cao sẽ làm cho trẻ mệt mỏi do mất nước, rối loạn điện giải và có thể gây co giật.
Vì vậy khi trẻ bị sốt cần phải tìm nguyên nhân, thường có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sốt.
Sốt do những nguyên nhân thông thường: viêm mũi họng, viêm amydal, sốt do cảm cúm, do virus..., thường sốt chỉ kéo dài 3-4 ngày, trẻ tuy sốt nhưng vẫn tỉnh táo, vẫn ăn uống được và thường kèm theo các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc phát ban... thường là lành tính.
Sốt còn là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết... Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mê gọi hỏi không biết... Những trường hợp sốt kèm theo các triệu chứng trên rất nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Cách xử trí khi trẻ em bị sốt
Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.
Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, giảm nhiệt độ trong phòng, mở cửa, bật quạt (tránh gió lùa), cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn.
Song song với thuốc, dùng thêm khăn bông mềm thấm nước bình thường vắt khô đặt lên trán của trẻ rồi dùng khăn lau 2 hõm nách, 2 bẹn của trẻ hoặc lau người cũng góp phần làm hạ nhiệt độ của trẻ, chú ý không nên dùng nước đá hoặc đá chườm cho trẻ sẽ gây cho trẻ phản ứng không tốt. Cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả tươi. Tránh tình trạng khi trẻ bị sốt cao lại kiêng gió, nhiều khi càng làm cho trẻ sốt cao hơn, có khi nguy hại đến tính mạng trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân. Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.
Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở...
Khi trẻ sốt cần bình tĩnh theo dõi và xử trí. Cho uống thuốc hạ sốt, sau đó cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân. Những trường hợp sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như co giật, không ăn uống... cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
Mẹ đắp 3 lớp chăn cho con vì sợ lạnh làm con toàn thân tím tái, tổn thương não bộ Đắp thật nhiều chăn để con không bị lạnh khi ngủ nhưng người mẹ lại vô tình khiến con rơi vào nguy kịch. Người lớn thường luôn lo ngại thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ nên luôn mặc quần áo cho con thật dày và ấm áp hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ. Tuy nhiên việc quấn...