Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người
Với thành tích 123 lần hiến máu, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) được vinh danh “Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023″ trong lĩnh vực tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Anh Nguyễn Văn Thanh được vinh danh giải thưởng “Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023″. Ảnh: Thành đoàn Hà Nội
Thành đoàn Hà Nội vừa công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 được lựa chọn từ 34 hồ sơ đề xuất. Trong đó, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (SN 1996, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) là cái tên gây chú ý.
Từ năm 2014 đến nay, anh Nguyễn Văn Thanh đã tham gia 123 lần hiến máu toàn phần và hiến tiểu cầu. Anh là gương mặt thân quen của Viện Huyết học và truyền máu Trung ương.
Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Thanh, anh bén duyên với công việc hiến máu định kỳ từ phong trào tình nguyện khi còn là sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Năm 2017, anh Thanh bị tai nạn phải điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức.
Khoảng thời gian điều trị bệnh, anh Thanh chứng kiến nhiều người bị tai nạn nặng phải truyền máu nhưng nguồn máu dự trữ của bệnh viện không đủ. Từ biến cố đó, anh Thanh quyết định sẽ tham gia hiến máu định kỳ để trao “món quà sức khỏe” đến với cộng đồng.
Những khoảnh khắc của chàng trai Nguyễn Văn Thanh được cộng đồng mạng chia sẻ. Ảnh: Văn Tuyến
Nhiều năm qua, anh Thanh chịu khó chạy xe máy hơn 30km đến Viện Huyết học và truyền máu Trung ương để hiến máu. Các đợt hiến máu định kỳ được chia làm hai hình thức hiến máu toàn phần và hiến tiểu cầu.
Theo đó, thời gian hiến máu toàn phần phải cách nhau khoảng 3 tháng, còn hiến tiểu cầu thì sau 21 ngày. Đều đặn mỗi năm, anh Thanh hiến tiểu cầu 14-15 lần và hiến máu 3-4 lần.
Từ việc làm ý nghĩa, anh Thanh được gọi tên với danh hiệu “chàng trai dành cả thanh xuân để hiến máu”. Anh Thanh từng chia sẻ, anh sẽ tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, mong muốn giúp ích nhiều người bệnh hơn và lan tỏa tới nhiều người tham gia hiến máu cứu người.
Video đang HOT
Bên cạnh hoạt động hiến máu tình nguyện, anh Thanh còn tích cực vận động. quyên góp quần áo, sách vở tặng trẻ em vùng cao; hỗ trợ cảnh sát giao thông phân luồng, giảm ùn tắc; vận động ủng hộ trẻ em khó khăn, bệnh hiểm nghèo tại Viện Huyết học và truyền máu Trung ương.
Khoảnh khắc “anh grab đáng yêu” không ngại ngần xuống đường điều phối giao thông giữa thời điểm 12h trưa, để tạo làn đường cho xe cứu thương đoạn giao đường Trường Chinh – Tôn Thất Tùng – Lê Trọng Tấn bị ùn tắc (tháng 8/2022) gây “bão” cộng đồng mạng. Hình ảnh chàng trai áo xanh không quân hàm chính là gương mặt chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh.
Với thành tích nổi bật trong công tác hiến máu và thiện nguyện, anh Nguyễn Văn Thanh đạt nhiều Giấy khen, Bằng khen gồm: danh hiệu “Người tốt, Việc tốt” năm 2022 do Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao tặng; Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hiến tiểu cầu năm 2022 do Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương trao tặng; danh hiệu “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023″ do Thành đoàn Hà Nội trao tặng.
8X độc thân lên Đà Lạt dựng ngôi nhà trắng giữa vườn hồng đẹp như mơ
Vốn chỉ định lên Đà Lạt đầu tư nhưng khi gặp được mảnh đất rộng, đam mê trồng hoa trỗi dậy khiến chàng trai trẻ quyết định bỏ việc để xây nhà, tạo nên vườn hồng đẹp như cổ tích.
Bất ngờ bén duyên
Năm 2019, Trần Đăng Khoa (36 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai) bén duyên với Đà Lạt nhờ một chuyến đi với ý định đầu tư bất động sản. Khi đó, mỗi thứ Bảy, Chủ nhật, Khoa lại tự mình lái xe lên Đà Lạt để khám phá những vùng đất mới. Đến nhiều, đi nhiều, chàng trai dần cảm thấy yêu khí hậu, khung cảnh và con người nơi đây.
Chàng trai 36 tuổi từ lâu ấp ủ có vườn hồng mơ ước
Khoa quyết định bỏ công việc khi đó và chuyển về Đà Lạt sinh sống vào khoảng tháng 6/2021. Ban đầu, Khoa thuê nhà để ở. Sau đó, anh bắt tay xây dựng nhà. Công việc này không hề đơn giản, bởi chi phí xây dựng và mọi thứ ở Đà Lạt đều đắt đỏ. Cũng may, Khoa luôn được bạn bè ra sức giúp đỡ.
Vườn hồng thơm ngát và tiếng chim ríu rít
Đam mê hoa hồng ngoại nhiều năm, lại nghĩ đến mảnh đất Đà Lạt thơ mộng, Khoa đấu tranh tư tưởng quyết định rời xa gia đình. Một ngôi nhà màu trắng nhỏ và mảnh vườn rộng 2.000m2 nép bên kia đồi tại khu săn mây nổi tiếng Đà Lạt (xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt) là thành quả do chính tay Khoa gây dựng.
Vườn hồng đẹp như cổ tích
Khoa đã tìm hiểu rất kĩ về các giống hoa, cách trồng và chăm sóc. Anh sưu tầm hơn 400 giống hồng ngoại hiếm trồng trong vườn và hơn 30 cây hồng ăn trái. Vào mùa xuân, mai anh đào, cẩm tú cầu, oải hương, hương thảo, cam canh, trà xanh cổ... đua nhau tỏa hương sắc.
Khu vườn rộng của Khoa còn có nhiều loại hoa khác
Vườn hồng đẹp như mơ
Thời gian đầu bắt tay vào công việc trồng hoa hồng, chàng trai độc thân tuổi 36 gặp không ít khó khăn, thử thách.
Ngôi nhà hoa hồng của Đăng Khoa là niềm mơ ước của nhiều người
"Thời gian đầu, mình chỉ có 10 cây hồng. Khi tham khảo video của nước ngoài, xem tranh về những ngôi nhà ngập tràn hoa hồng, mình tự hỏi tại sao họ làm được mà mình thì không.
Mình đúc kết kĩ thuật trồng hồng từ kinh nghiệm bản thân sau những lần thất bại, tự mày mò những trang web nước ngoài và học theo video của những người trồng hồng nổi tiếng thế giới", Khoa chia sẻ.
Theo anh, trồng hoa hồng không đơn giản là mua cây giống, cái chậu và bỏ đất vào. Một số giống đòi hỏi người trồng phải có kĩ thuật cao, giá thể tốt (giá thể là nền móng để cây phát triển bền vững), cách bón phân, phòng bệnh, cắt tỉa...
Để đạt được những điều trên, người trồng cần có kinh nghiệm, bỏ công sức, thời gian nghiên cứu để hiểu biết được đặc tính, thời điểm ra hoa của từng giống, sau đó kết hợp lại để mọi thứ diễn ra đúng thời điểm mình mong muốn.
Khung cảnh ngôi nhà hoa hồng khi lên đèn
Có những thời điểm khó khăn, Khoa từng muốn bỏ lại tất cả, nhưng đam mê và ý chí quyết tâm đã giúp anh vững vàng lại. Để chăm sóc được vườn hồng như vậy, Đăng Khoa phải hết sức nỗ lực và nhờ tới sự trợ giúp của nhiều người.
"Hoa hồng cần rất nhiều dinh dưỡng để ra hoa và phục hồi sau mỗi đợt. Hoa hồng dễ bị sâu, nhện đỏ, rệp, nấm lá... hơn những cây cảnh khác. Mỗi sáng mình dùng vòi áp suất xịt toàn bộ từ lá đến gốc để rửa và thổi bay côn trùng nấp dưới tán cây.
Mỗi tuần, mình phải kết hợp các loại thuốc dưỡng lá, thuốc côn trùng, thuốc nấm để phun xịt, tưới đạm cá giúp cây duy trì dinh dưỡng. Khi đến thời kì cắt tỉa, ra đọt, ra hoa thì phải dùng các loại phân bón riêng. Bón lung tung sẽ phí và gây hại cho cây", Khoa chia sẻ.
Vườn của Khoa có nhiều giống hồng hiếm, khó có thể tìm thấy trong nước, phải đặt trực tiếp từ Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Hà Lan, Nhật Bản...
"Vườn hồng này đối với mình có rất nhiều ý nghĩa, vì nó chứa đựng niềm đam mê, nhiệt huyết và một phần tuổi trẻ của mình. Mình luôn muốn truyền cảm hứng cho các bạn có đam mê và dám theo đuổi đam mê", Khoa tâm sự.
Tuy nhiên, anh cũng nói rằng việc lựa chọn bỏ phố về vườn là không đơn giản và phải rất quyết tâm, có đam mê và định hướng rõ ràng mới làm được.
"Nếu bạn nghĩ về quê sẽ tận hưởng được cuộc sống an nhàn, thì tốt nhất nên chọn một nơi nào đó nghỉ tạm vài ngày để thư giãn. Bạn phải thực sự đam mê, đừng mơ mộng nếu có ý định bỏ phố về vườn.
Đam mê thúc đẩy chúng ta làm việc để đạt được thành quả, còn mơ mộng chỉ khiến chúng ta mất thời gian, rồi khi không được như ý lại muốn từ bỏ. Trên tất cả, các bạn phải có nguồn kinh tế ổn định mới có thể thực hiện được đam mê".
Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp bị kết luận có sai phạm Trong vòng một tháng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký 2 thông báo kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, trong đó chỉ ra nhiều sai phạm, vi phạm của ông này. Ngày 2.1, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh...