Chàng trai ‘duyên nợ’ với đồng bằng sông Cửu Long
Phan Kỳ Trung giành học bổng toàn phần Chevening của chính phủ Anh cho khóa học thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên nước.
Trở về Việt Nam, anh có thêm nhiều công trình nghiên cứu gắn với duyên nợ đồng bằng sông Cửu Long.
Phan Kỳ Trung tâm huyết với các vấn đề môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh NVCC
Là cựu sinh viên khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường ĐH Cần Thơ, Phan Kỳ Trung (26 tuổi) đến với ngành môi trường từ sự tò mò với ngành còn mới mẻ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm 2012, 2013.
Chàng trai quê Bạc Liêu chia sẻ: “Càng học, tôi càng đam mê, với mong muốn có thể tìm thấy sự kết nối giữa người dân với thiên nhiên, tạo ra những giá trị tích cực nhằm nâng cao hiệu suất nhưng không ảnh hưởng tới thiên nhiên”.
Truyền cảm hứng cho người trẻ
Năm 2019, ở tuổi 24, anh Trung giành học bổng toàn phần Chevening của chính phủ Anh cho khóa học thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên nước tại ĐH Southampton. Nhận được lời mời tham gia nghiên cứu từ thầy giáo cũ ngay sau khi tốt nghiệp, anh Trung trở về Trường ĐH Cần Thơ tiếp tục công việc nghiên cứu.
“Tôi mong có thể mang những gì bản thân tích lũy được từ nền giáo dục hàng đầu thế giới để có thể đóng góp nhiều hơn cho quê hương, truyền cảm hứng cho các bạn trẻ”, anh nói về duyên nợ với đồng bằng sông Cửu Long.
Trung trong thời gian học tập tại Southampton . Ảnh
Video đang HOT
Hiện tại, công việc chính của Trung là quản lý, thực hiện và tham gia các nội dung nghiên cứu trong các dự án hợp tác giữa Trường ĐH Cần Thơ và các đối tác trong và ngoài nước.
Anh là một trong bốn nhà khoa học tại Trường ĐH Cần Thơ đang tham gia dự án Living Deltas Research Hub, được Quỹ Nghiên cứu và sáng tạo của chính phủ Anh tài trợ. Dự án này là nhằm thúc đẩy những giải pháp mang tính chiến lược trong phát triển bền vững các đồng bằng lớn bị tác động bởi biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long.
Trước đó, Trung là trợ lý nghiên cho PGS-TS Văn Phạm Đăng Trí, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ.
Trong giai đoạn 2016 – 2019, bên cạnh các dự án ngắn hạn tự điều phối, anh cũng tham gia dự án nghiên cứu Rise and Fall, hướng đến tìm kiếm các giải pháp quản lý nguồn nước dưới đất bền vững trong điều kiện xâm nhập mặn và đô thị hóa gia tăng tại đồng bằng sông Cửu Long.
Khởi xướng dự án từ khu cách ly
Bên cạnh công việc nghiên cứu, chàng trai Bạc Liêu còn tham gia nhiều hoạt động phát triển cộng đồng trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu. Anh cố vấn cho các dự án cộng đồng của thanh thiếu niên, hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học, hướng dẫn luận văn ĐH tại Trường ĐH Cần Thơ.
Trung năng động trong hoạt động thanh niên . Ảnh
Gần đây nhất, với vai trò là 1 trong 4 chuyên gia cố vấn cho dự án của Hội đồng Anh tại Việt Nam, Trung đã đồng hành và hướng dẫn khoa học cho 3 dự án hành động liên quan đến xâm nhập mặn tại Bến Tre, ô nhiễm môi trường tại Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ và tác động từ chế phẩm hóa học tại Làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp. Các kết quả của dự án không những góp phần nâng cao năng lực cho cộng đồng tại đồng bằng Sông Cửu Long, mà còn được Hội đồng Anh truyền tải đến Hội nghị COP 26 vừa diễn ra tại TP.Glasgow (Anh).
Cuối năm 2020, khi đang ở khu cách ly (vì vừa từ Anh trở về Việt Nam), anh cùng hai cựu học giả Chevening đã khởi xướng dự án cộng đồng về môi trường – CoRe, nhằm phát triển mạng lưới thanh niên cốt lõi tại đồng bằng sông Cửu Long, sẵn sàng hành động trước các tác động của biến đổi khí hậu.
Trung tập huấn cho thanh niên về biến đổi khí hậu . Ảnh
Hứa Ngọc Huỳnh Trang, cựu sinh viên khóa 40 khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường ĐH Cần Thơ, chia sẻ: “Mình may mắn được anh Trung hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học, thời gian đó, bản thân mình đã học hỏi được rất nhiều từ anh. Nhờ đó, mình hoàn thiện hơn và đề tài đã đạt loại giỏi. Ngoài ra, anh còn là người truyền cảm hứng để mình tiếp tục tham gia nghiên cứu đề tài về môi trường và biến đổi khí hậu ngay sau đó”.
Tính đến thời điểm hiện tại, anh Phan Kỳ Trung đã tham gia 8 đề tài nghiên cứu, trong đó có 2 đề tài quốc tế. Ngoài ra, anh có 3 bài được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu quốc tế, bao gồm “Đánh giá sự tổn thương xã hội do xói mòn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” trên The International Journal of River Management (Tạp chí quốc tế về quản lý lưu vực sông).
13 tỉnh miền Tây kiến nghị tạm ngưng cho người dân về quê
Trưa 3-10, ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê.
Người dân Sóc Trăng tự về quê đang chờ được đưa vào khu cách ly sáng 3-10 - Ảnh: KHẮC TÂM
"Thời gian tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày. Trong thời gian này, các địa phương chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về. Sau khi ổn định, tỉnh sẽ xin ý kiến tiếp", ông Lâu nói.
Ông Lâu cho biết những ngày qua, người dân từ các tỉnh, thành phố đổ về quê quá đông. Riêng đêm 2-10, có khoảng 20.000 người tự về quê, đông nghẹt một đoạn quốc lộ 1. "Như vậy chỉ trong vài ngày, đã có gần 30.000 người tự về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về thêm nữa, sẽ vỡ trận", ông Lâu nói.
Những người tự về khi vào địa phận Sóc Trăng sẽ có lực lượng chức năng dẫn đường đưa vào Khu văn hóa Hồ nước ngọt để khám sàng lọc. Sau đó, người dân ở địa phương nào sẽ được đoàn dẫn đường đưa về địa phương đó cách ly tập trung.
"Trước mắt, tỉnh tận dụng trường học làm cơ sở cách ly tập trung. Khẩn trương xây dựng nhà vệ sinh, lo chỗ nghỉ ngơi cho người dân. Ngoài ngân sách, tỉnh vận động xã hội hóa, kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cùng chung sức lo bữa ăn cho ngời dân được tươm tất", ông Lâu cho biết.
Hàng ngàn người về quê tự phát chờ tại trạm T2, cửa ngõ vào TP Long Xuyên, An Giang trong đêm 2-10 - Ảnh: MINH TRÍ
Sáng 3-10, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết trong đêm 2-10, người dân về quê trên 10.000 người. Đến 8h30 ngày 3-10, số người về tỉnh An Giang đã lên trên 15.000 người. Các huyện đã tổ chức đón về 5.221 người. Hiện còn lại 9.966 người chưa bố trí cho các huyện.
"Chúng tôi tạm thời bố trí tất cả bà con tại các trường học hay nhà thi đấu đa năng của TP Long Xuyên để làm nơi tiếp nhận. Sau đó, tỉnh sẽ giao lại cho các huyện, thị, thành phố. Bà con về quê tự phát làm tỉnh quá tải sức chứa. Hầu như các trường học trong tỉnh đều trở thành khu cách ly", ông Bình nói.
Các trường học ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp đều trở thành nơi tiếp nhận hoặc khu cách ly tập trung người về quê - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Sở GD-ĐT tỉnh An Giang đã đồng ý cho 700 điểm trường học ở tỉnh làm nơi cách ly tập trung hoặc tiếp nhận công dân về quê.
Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho rằng hiện nay, tình hình dịch bệnh trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, các ca mắc trong cộng đồng tiếp tục tăng, đặc biệt các ổ dịch mới phát sinh trong thời gian gần đây tại các huyện cù lao Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới.
Trong khi đó, nguồn nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ phòng, chống dịch trong tỉnh còn hạn chế, các khu cách ly tập trung, thu dung điều trị trong tỉnh hiện nay gần như quá tải, tỉ lệ bao phủ vắc xin/dân số trong tỉnh chỉ đạt 21% mũi 1 và 7,5% mũi 2. Việc người dân ồ ạt về địa phương đang tạo áp lực rất lớn cho tỉnh trong công tác tổ chức cách ly tập trung, xét nghiệm, thu dung điều trị. Đặc biệt là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh, gây bùng dịch trong tỉnh là rất lớn.
Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang khẳng định việc bà con về quê tự phát đã làm quá tải sức chứa, khu cách ly của tỉnh - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
"Qua xét nghiệm, sàng lọc trong ngày 1-10 đã có trên chục trường hợp dương tính COVID-19. Việc về ồ ạt, tập trung như hiện nay rất nguy hiểm trong công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Nếu không khéo, cả vùng ĐBSCL sẽ trở thành vùng đỏ do dịch lây lan", ông Bình nói thêm.
Còn ông Phạm Thiện Nghĩa - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho hay đến sáng nay ông vẫn đang ở chốt cửa ngõ Đồng Tháp. Trong đêm 2-10, có trên 15.000 người dân đổ về quê. Tính từ ngày 1-10 đến nay, Đồng Tháp đã tiếp nhận trên 20.000 người về quê.
"Hiện tại chúng tôi đã đưa bà con vào các điểm trường học tạm thời. Sau đó người dân ở huyện nào đưa về huyện đó để sàng lọc, phân loại. Hiện tại chúng tôi đang vận động cơm, nước, bánh mì và tiền xăng cho bà con về nhà. Nếu tình trạng này tiếp tục, có thể sẽ không đủ lực lượng kiểm soát và phòng chống dịch", ông Nghĩa nói thêm.
Người dân đổ về quê kéo dài gần 2km ở cửa ngõ phía Tây TP.HCM Tối nay (30/9), hàng ngàn người dân đổ ra cửa ngõ phía Tây TP.HCM để về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục gây nên tình trạng hỗn loạn, ùn ứ nhiều giờ liền tại điểm chốt phòng chống dịch huyện Bình Chánh. Trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn qua khu vực thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, hướng về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!

Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Giáo viên tiểu học bị đình chỉ công tác sau khi tát học sinh 9 lần

Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai

Ô tô đỗ trên đường bất ngờ bốc cháy

Hiện trường vụ cháy 2 căn nhà làm 3 người tử vong ở TPHCM

Quân khu 9 tiêu hủy hơn 7 tấn bom mìn sót lại sau chiến tranh

Danh tính 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở TPHCM

Hậu quả khôn lường khi lan truyền thông tin sai sự thật về "bắt cóc trẻ em", "buôn người"

Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?
Có thể bạn quan tâm

'Địa đạo': Xem để tự hào về một thế hệ yêu nước vĩ đại
Phim việt
17:29:36 02/04/2025
Từ cơ bụng sáu múi đến xương gò má nhô cao, đồ giả lên ngôi trong làng mốt
Phong cách sao
17:20:54 02/04/2025
Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người
Thế giới
17:18:52 02/04/2025
IU hết lời khen ngợi Park Bo Gum khi đóng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
17:10:19 02/04/2025
Tài tử 75 tuổi cầu hôn bạn gái kém 40 tuổi
Sao châu á
17:08:46 02/04/2025
Sao phim "Batman", "Top Gun" Val Kilmer qua đời ở tuổi 65
Sao âu mỹ
17:05:09 02/04/2025
Ăn gì cho bữa sáng để giảm cân?
Làm đẹp
17:02:38 02/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món đặc sản vùng sông nước, nấu lên thơm lừng
Ẩm thực
16:48:38 02/04/2025
Sau 10/3 âm lịch, 3 con giáp đắc lộc toàn gia, bội thu tiền bạc, chắc chắn giàu to, phú quý tăng gấp 5 gấp 10
Trắc nghiệm
16:27:48 02/04/2025
Lấy "phi công" kém 34 tuổi, cụ bà 74 tuổi có cuộc sống bất ngờ
Lạ vui
16:05:58 02/04/2025