Chàng trai đạp xe 15.000 km từ Trung Quốc trở về Anh
Đối với anh Josh Reid thì đạp xe không chỉ là môn thể thao giải trí hay rèn luyện sức khỏe. Anh đã đạp xe theo cách mà ít ai dám thử. Anh đến Trung Quốc mua chiếc xe đạp và đạp 15.000 km trở về Anh.
Anh Josh Reid đạp xe 15.000 km từ Trung Quốc trở về Anh trong 4 tháng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Josh Reid (23 tuổi) đến thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) mua một chiếc xe đạp. Từ đó, anh đã vượt qua quãng đường 9.300 dặm, tương đương 15.000 km, để trở về quê nhà ở thành phố Newcastle (Anh), theo Daily Mail.
“Tôi mua chiếc xe đạp mới từ một nhà máy ở Thượng Hải, sau đó đạp 9.300 dặm về nhà ở Newcastle”, anh Reid cho biết.
Video đang HOT
Hành trình của anh bắt đầu vào cuối tháng 7.2020, ngay tại một nhà máy sản xuất xe đạp ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc). Sau bữa trưa, anh cột kỹ toàn bộ hành lý vào xe.
Anh mang theo thức ăn và nước uống trong suốt chuyến đi dài. Ban đêm, anh dừng lại bên đường và ngủ trong túi ngủ. Anh Reid không mang theo lều vì nó quá nặng.
Anh chạy từ Thượng Hải sang Tây An (Trung Quốc). Từ Tây An, anh đi theo hành trình mà xa xưa là Con đường Tơ lụa nổi tiếng của Trung Quốc. Những con đường đó nay được trán nhựa và có rất nhiều xe tải đi qua.
Toàn bộ hành trình từ Trung Quốc về Anh của Reid kéo dài trong hơn 4 tháng. Chàng trai trẻ đã đi qua 15 quốc gia từ châu Á đến châu Âu.
Rời Trung Quốc, anh Reid đi vào lãnh thổ Kazakhstan. Anh đến thành phố Almaty lớn nhất nước, chạy qua một sa mạc rồi đến Kyrgyzstan. Sau đó, anh chạy tiếp đến Tajikistan, đi trên tuyến đường chạy dọc với biên giới Afghanistan dài khoảng 400 km rồi vào Uzbekistan.
Từ Uzbekistan, anh Reid đến Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Serbia, Hungary, Áo, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, và cuối cùng trở lại Anh, theo Liveandletsfly .
Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay trực thăng thứ hai
Chiến hạm Type 075 thứ hai của Trung Quốc bắt đầu ra biển thử nghiệm hôm qua, 8 tháng sau khi hạ thủy.
Hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy tàu sân bay trực thăng Type 075 thứ hai của Trung Quốc được các tàu kéo đưa ra khỏi nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa, thành phố Thượng Hải, để bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên trên biển.
Tàu Type 075 này đã hoàn thiện cơ bản về bề ngoài với hệ thống radar trên đài chỉ huy cùng lớp sơn màu xám đặc trưng của chiến hạm Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa rõ tàu đã được hoàn thiện nội thất và các hệ thống được lắp đặt đầy đủ hay chưa.
Chiến hạm này được hạ thủy hôm 22/4, 8 tháng sau khi Trung Quốc hạ thủy tàu Type 075 đầu tiên. Chiến hạm đầu tiên có thể được hải quân Trung Quốc biên chế vào năm 2021.
Tàu sân bay Type 075 thứ hai của Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm trên biển, ngày 22/12. Ảnh: Twitter/RupprechtDeino .
Giới chuyên gia nhận định Type 075 được thiết kế phục vụ các chiến dịch đổ bộ quy mô lớn của quân đội Trung Quốc. Type 075 được đánh giá có khả năng mang theo 30 máy bay trực thăng và hàng trăm binh sĩ, là tàu đổ bộ lớn nhất của Trung Quốc và thứ ba thế giới, sau các tàu lớp Wasp và America của Mỹ.
Tàu Type 075 đầu tiên của Trung Quốc hồi tháng 4 cháy tại ụ nổi khi gần hoàn thành, ngọn lửa dường như bắt đầu từ khoang chứa máy bay và tạo ra các cột khói đen bao trùm boong tàu. Vụ cháy không gây thiệt hại nghiêm trọng, chiến hạm này sau đó tham gia thử nghiệm trên biển dù chưa được hoàn thiện.
Một tài liệu xuất hiện trên mạng xã hội Twitter hồi tháng 7 cho thấy hải quân Trung Quốc có thể đang cân nhắc triển khai "Đề án XX6", được nhận định là tàu sân bay trực thăng Type 076 hoàn toàn mới. Chiến hạm này có vẻ ngoài tương tự Type 075, song có thể được trang bị hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và cáp hãm đà cho phép máy bay cánh bằng cất hạ cánh.
Trung Quốc chưa chế tạo chiến hạm nào có thiết kế tương tự Type-076. Thay vào đó, nhà máy Hỗ Đông Trung Hoa đang hoàn thiện tàu sân bay Type 075 thứ ba và dự kiến đóng thêm 5 chiếc nữa cùng lớp. Nhà máy này đang chế tạo một tàu đổ bộ Type 071 cho Thái Lan và một hộ vệ hạm Type 054A cho Pakistan.
Ông Tập muốn xây 'Con đường Tơ lụa kỹ thuật số' với ASEAN Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn tăng cường hợp tác với ASEAN thông qua thúc đẩy "Con đường Tơ lụa kỹ thuật số" nhằm tăng cường kết nối. "Năm nay là Năm ASEAN - Trung Quốc về Hợp tác Kinh tế Số. Trung Quốc sẽ cùng các nước ASEAN nắm bắt cơ hội được tạo ra từ một cuộc cách mạng...