Chàng trai dân tộc H’Mông bán mì tôm dạo kiếm tiền học đại học
Nhà nằm sâu trong rừng nên ngay từ năm học lớp 3, Khang A Tủa sống trong túp lều tranh gần trường để theo đuổi việc học. Nỗ lực vượt khó, cậu học trò người dân tộc H’Mông thi đỗ 2 trường ĐH. Mỗi tối, Tủa đi bán mì tôm để kiếm tiền trang trải sinh hoạt.
Đỗ 2 trường đại học, chàng trai người dân tộc H’Mông Khang A Tủa chọn học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Sau khi bài viết được đăng trên báo điện tử Dân trí, đông đảo độc giả gửi bình luận ngỏ ý muốn động viên chàng sinh viên người dân tộc H’Mông Khang A Tủa. Độc giả có thể chia sẻ với em Khang A Tủa qua số điện thoại: 0168 649 4370
Khang A Tủa sinh ra và lớn lên trong một gia đình người dân tộc H’Mông tại bản Háng Tầu Dê, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Tủa là con cả trong gia đình có 5 con, cuộc sống của cả nhà chỉ trông chờ vào vài sào ruộng. Do một năm chỉ thu hoạch được một vụ lúa nên cứ vào tháng 6 là gia đình hết gạo ăn. Những lúc như vậy, ai trong bản thuê gì bố mẹ Tủa cũng làm nhằm kiếm bát cháo cho anh em sống qua ngày.
Ở lều, ăn rau má để học chữ
Nhà xa trường nên ngay từ năm học lớp 3, Tủa đã phải xa nhà đi học. Không có tiền thuê nhà trọ, Tủa và em trai đã sinh sống trong một chiếc lều dựng gần trường học.
Chia sẻ thêm về điều này Tủa cho biết: “Thời điểm đó, gia đình em rất nghèo, bố mẹ chỉ có thể cho hai anh em 5.000 đồng/1 tuần để mua thức ăn, vì vậy bữa cơm của anh em em chủ yếu là gạo trắng và rau má. Nhiều lúc chán nản muốn bỏ học, nhưng được thầy cô động viên, em lại tiếp tục đến trường”.
Vượt qua thời điểm khó khăn ấy, lên cấp 2, Tủa thi đỗ vào trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mù Cang Chải với tổng điểm đứng thứ 2 của xã. Vì nhà nằm cách trường 20km nên Tủa đã ở nội trú tại trường.
Do những năm cấp 1, việc học tập của Tủa thường xuyên bị bỏ dở, lại chủ yếu học bằng tiếng H’Mông nên khi xuống trường huyện học em khá khó khăn trong việc học tiếng kinh. Nhiều khi đi học, nhìn thời khóa biểu Tủa không hiểu gì nên em đã cầm hết tất cả sách vở mình có để đến lớp.
Nhờ ý chí và sự say mê học tập, Tủa đã vượt qua mọi khó khăn và kết quả là 2 năm học lớp 8 và lớp 9, em đều đạt thành tích học sinh giỏi. Ngoài ra, Tủa còn là học sinh duy nhất của trường nhận học bổng của chương trình ” Đèn đom đóm”.
Video đang HOT
Cấp ba, Tủa theo học tại trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc tỉnh Thái Nguyên. Tại ngôi trường này, Tủa vẫn tiếp tục say mê với việc học, ngoài thành tích học sinh giỏi lớp 11 và 12, năm lớp 11 em còn nhận 2 giải Khuyến khích của cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Tủa đã xuất sắc đỗ thủ khoa của trường với số điểm 53,5.
“Chỉ mong bán được thật nhiều mì tôm”
Do hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nên trong đợt tuyển sinh đại học vừa qua Tủa không có cơ hội đi ôn thi như nhiều bạn bè khác. Thời điểm Tủa thi xong tốt nghiệp THPT, bố em không may gặp tai nạn, vì vậy em đã trở thành lao động chính trong gia đình để đi cày, bừa và phụ giúp mẹ cấy lúa.
Kỳ thi tuyển sinh vừa qua, một mình lặn lội xuống Hà Nội thi đại học, với số tiền 2 triệu đồng, Tủa đã phải ăn mì tôm để có đủ tiền chi phí cho 2 đợt thi. Bõ công học tập, Tủa đã trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (với tổng điểm 18,5) và Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên (với tổng điểm 19,5).
Quyết định theo học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày nhập học, Tủa chỉ có vẻn vẹn số tiền 3 triệu đồng vay từ ngân hàng. Kể từ đó, để có thể tự trang trải chi phí sinh hoạt, Tủa quyết định đi bán mì tôm dạo vào các buổi tối trong ngày.
Chia sẻ thêm về điều này, Tủa cho biết: “Ngày nào cũng vậy, em đi bán mì tôm từ 18h tới 23h đêm tại các trường ĐH như Bách khoa, Xây dựng, Thủy lợi và Giao thông Vận tải. Mỗi lần đi bán, em cho 2 thùng vào ba lô đeo trên lưng và 4 thùng ôm trước ngực. Nhờ việc bán mì tôm mà hàng tháng em kiếm được từ 1 triệu tới 1,2 triệu đồng, vì vậy, em không phải xin bất kì một khoản tiền nào từ gia đình”.
Tủa đi bán mì tôm dạo vào buổi tối.
Sau các buổi sáng tan học, Tủa đến của hàng tạp hóa mua mì tôm rồi về nhà học bài và đi bán mì vào buổi tối.
Khi hỏi đến mong muốn hiện tại của mình, Tủa nói: “Mùa đông trên quê em rất lạnh, năm nào cũng vậy, bố mẹ và các em em đều không có đủ quần áo ấm để mặc. Vì vậy, em mong mình sẽ bán được thật nhiều mì tôm để Tết về có tiền mua quần áo ấm cho gia đình”.
Nhữ Trang
Theo Dantri
Kiêu như bể bơi đuổi khách ngày nắng
Thời tiết nắng nóng, bể bơi nào cũng đông kín, nhiều người xuống nước chỉ để ngâm mình bởi xung quanh đã kín chỗ.
Đua nhau đuổi khách
Mặc dù mới đầu hè nhưng Hà Nội đã nắng nóng đỉnh điểm, có ngày nhiệt độ vượt 35oC. Để chống nắng, người dân, nhất là trẻ em, đổ dồn về bể bơi, hồ tắm. Theo các nhân viên trung tâm bơi lội, lượng khách đến bể bơi những ngày nắng nóng tăng gấp đôi - ba so với ngày thường.
Chính vì thế, không ít nhân viên bể bơi "chảnh", thậm chí còn... đuổi khách. Anh Đức (trú tại quận Hoàng Mai) bức xúc kể: "Bể bơi đông, mình bước chân tới bể bơi thấy trăm người chen chúc trong cái bể bé tí, vừa phản ánh với nhân viên quản lý đã nhận được câu trả lời chỗ nào cũng vậy, không bơi thì thôi". Anh Đức trả vé, yêu cầu hoàn lại tiền thì bị nhân viên bán vé từ chối. Lý do: vé đã mua rồi không trả lại được. Bực mình, anh Đức chấp nhận mất 100.000 đồng cho hai vé, bỏ về.
Còn anh Hải (nhân viên văn phòng ở quận Đống Đa) cũng mất hứng khi tới bể bơi khách sạn Kim Liên. Vừa ngâm mình xuống nước, anh Hải đã bị nhân viên ở đó gọi lên, yêu cầu thuê quần bơi. Anh Hải phàn nàn: "Quần mình mặc cũng là quần bơi nhưng nhân viên bể bơi cho rằng đó là quần đùi và không chấp nhận. Thật ra, họ có dịch vụ cho thuê quần áo bơi nên mới ép khách mặc đồ rộng thuê đồ của họ". Ức chế với kiểu quy định ép khách, giá thuê quần bơi lại đắt ngang vé bơi, anh Hải và hai đứa con bỏ về dù mới chỉ kịp ngâm mình xuống nước.
Rất đông người xếp hàng mua vé vào bể bơi số 3 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội
Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 50 bể bơi trong nhà và ngoài trời, song, hầu như bể nào cũng quá tải. Trung bình mỗi ngày, một bể bơi ở Hà Nội có khoảng 200-300 khách, thường tập trung vào thời gian cao điểm nên khó tránh quá tải. Lượng khách đông nhất vào dịp cuối tuần, gấp 4-5 lần so với ngày thường.
Vào đợt nắng nóng, mới 5 giờ chiều nhưng bể bơi trong khách sạn Kim Liên đã gần như kín người. Bể bơi rộng chưa đầy 100m2 có tới hàng trăm người, trong số đó phần lớn là trẻ em và người già.
Tương tự như vậy, tại một bể bơi trên đường Trường Chinh dù mới mở cửa được khoảng hơn một tiếng, nhưng tại các đường bơi luôn chật kín người. Trung tâm bơi lội Thái Hà có hai khu vực riêng biệt phục vụ cho người lớn và trẻ nhỏ nhưng chỉ vừa mở cửa được ít phút đã đông khách. Nhân viên bán vé tại bể bơi một trường đại học cho biết, chỉ tính những ngày nắng nóng đỉnh điểm gần đây thì bể bơi phục vụ hơn 600 người trong một ngày.
Một nhân viên phụ trách bể bơi ở Đống Đa cho biết, gần một tuần nay, khách đến bơi mỗi ngày một tăng. Lượng khách vào bể bơi một ngày khoảng 300-400, đông nhất là tầm 16-19h. "Bể bơi đông đi đâu cũng vậy thôi, nếu không thích thì đi chỗ khách", nhân viên này từ chối thẳng thừng.
Người lớn trẻ em chen chúc nhau trong bể bơi
Giá tăng dịch vụ kém
Theo khảo sát, hầu hết tất cả bể bơi trong khu vực nội thành đã mở cửa hoạt động từ hơn một tháng trở lại đây. Một số bể bơi giá vé vào cửa đã tăng từ 5.000-10.000 đồng. Vé bơi người lớn dao động từ 30.000-50.000 đồng/lượt bể ngoài trời, trẻ em từ 20.000-35.000 đồng/lượt. Bể trong nhà có giá vé cao hơn so với giá bể ngoài trời, dao động từ 80.000-150.000 đồng/lượt.
Hầu hết các bể bơi này cũng bán vé tháng với giá dao động từ 700.000-1,5 triệu đồng/tháng. Các bể bơi còn tổ chức các khóa tập bơi với mức giá dao động trên 1 triệu đồng/khóa...
Bể bơi tại một số trường đại học như đại học Thủy Lợi, đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Tài chính đều là khu bể bơi phục vụ việc học thể chất của sinh viên. Nhưng trước nhu cầu lớn của người dân, các bể bơi này tăng thêm giờ mở cửa, các khung giờ bơi nhất định để vừa có thể đảm bảo việc học môn bơi theo kế hoạch đào tạo của sinh viên và phục vụ nhu cầu của người dân.
Dịch vụ cho thuê đồ bơi như kính, mũ, phao, quần áo... có giá từ 10.000 - 30.000 đồng/lượt, các quán đồ ăn nhanh tại bể cũng được dịp ăn theo.
Đông khách, phòng thay đồ, gửi đồ phòng tắm cũng quá tải. Hùng, sinh viên ĐH Thủy lợi, cho hay: "Mình bơi ở bể bơi khách sạn Kim Liên, phòng tắm bé, bẩn và thiếu nước. Trong khi đó, bể bơi không có chỗ gửi đồ, người đi bơi phải mang quần áo theo vừa bơi vừa lo giữ đồ, không để ý có thể mất ngay." Lo ngại nhất của không ít người dân đi bơi là chất lượng nước tại các bể. "Mỗi ngày có hàng trăm người tới bơi nếu không xử lý sạch nước có thể mang bệnh vào người", anh Hùng lo lắng.
Theo Dantri
Thủy điện vô tội, có công cắt lũ? Rà soát việc vận hành 16 hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn ở miền Trung trong đợt lũ mới đây, Tổng Cục năng lượng, Bộ Công Thương khẳng định, thủy điện không có "tội" trong các trận ngập lụt vùng hạ du vừa qua. Không những vậy, các hồ này đã tích cực giúp cắt giảm đỉnh lũ. Với kết luận này...