Chàng trai “đặc biệt” nhất trường Văn hóa nghệ thuật Quân đội sáng tác bài hát cổ vũ ĐT Việt Nam
Lê Tùng Lâm, 9x được mệnh danh là “chàng trai đặc biệt nhất” của ngôi trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Hà Nội vừa cho ra mắt ca khúc “ Vietnam Champions” trước thềm Chung kết AFF Cup 2018.
Với giai điệu sôi động, ca từ đầy tự hào, dễ nhớ dễ hát theo, sáng tác thứ 25 của chàng nhạc sỹ 9x Lê Tùng Lâm đang được nhiều bạn trẻ thích thú, chia sẻ trên mạng xã hội.
Ca khúc không chỉ là món quà cổ vũ tinh thần cho tuyển bóng đá Việt Nam mà còn là niềm tự hào, hạnh phúc trong một trái tim yêu âm nhạc, yêu thể thao. Tất cả những cảm xúc ấy đã được Tùng Lâm gửi gắm qua từng nốt nhạc của “Vietnam Champions”.
Có thể nhận thấy rằng, các cổ động viên luôn mong chờ những bài hát mới ra đời, để trong “tuyển tập” của họ có thêm sự lựa chọn mới.
MV Việt Nam Champions
Lê Tùng Lâm, sinh năm 1995, sinh viên Khoa sáng tác Âm nhạc – Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Hà Nội được nhiều bạn bè yêu mến dành cho cái tên “chàng trai đặc biệt của âm nhạc”.
Sự “đặc biệt” ấy đến từ ước mơ và niềm đam mê cháy bỏng ấn nấp sau vóc dáng bé nhỏ và cặp mắt kính dày cộp. Sự “đặc biệt” ấy còn đến từ nghị lực phi thường đã giúp Tùng Lâm vượt qua những rào cản và mặc cảm khi “sống chung” cùng căn bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, mắt cận lên tới 20 đi-ốp.
Tùng Lâm đã có trong tay trên dưới 30 sáng tác thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Tất cả đều được chắt chiu từ những mảnh ghép cảm xúc trong đời sống thường nhật của cậu.
Hành trình đi tới thành công luôn đầy rẫy những khó khăn và thách thức, nhưng chỉ cần mang theo niềm tin, ý chí, chắc chắn sẽ có ngày về đích. Tùng Lâm chia sẻ: “Mỗi khi em thấy nản chí, em đều nghĩ tới lý do mình bắt đầu và ước mơ trong tương lai. Chúng làm em hiểu giá trị của bản thân, giá trị của sự nỗ lực. Và chúng động viên em!”.
Chàng trai đặc biệt của trường Văn hóa nghệ thuật Quân đội.
Theo Thế giới trẻ
Nâng tầm Cuộc thi 'Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung' 2018
Bước vào mùa thứ 18, Cuộc thi 'Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung' ngày càng nhận được nhiều tình cảm của công chúng bởi chất lượng chuyên môn cao và sự tham gia đông đảo các thí sinh khắp mọi miền của Việt Nam và Trung Quốc.
NSƯT Hoàng Xuân Bình - Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam - Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi.
"Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung" là cuộc thi được tổ chức thường niên và luân phiên nhằm phát hiện tài năng nghệ thuật ca hát của ca sĩ trẻ hai nước. Đây là một sự kiện giao lưu văn hóa đặc biệt, thể hiện tình hữu nghị tốt đẹp gắn bó lâu đời, nhân kỷ niệm 68 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc. Bước sang năm thứ 18, Cuộc thi "Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung" được kỳ vọng sẽ ngày càng lan tỏa và trở thành một sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp, giàu sức hút... Để hiểu hơn về Cuộc thi năm nay, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với NSƯT Hoàng Xuân Bình - Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam - Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi.
PV. Ông có thể cung cấp một số thông tin về Cuộc thi "Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung" 2018 ?
"Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung" là cuộc thi ca nhạc chuyên nghiệp do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh nhân dân Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức thường niên và luân phiên giữa hai quốc gia, nhằm tăng cường giao lưu văn hóa, thể hiện tình hữu nghị tốt đẹp gắn bó lâu đời giữa hai nước, đồng thời, phát hiện tài năng nghệ thuật ca hát của đôi bên.
Năm nay, cuộc thi "Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung" đã thu hút đông đảo thí sinh khắp mọi miền đất nước tham gia. Trong tháng 10, Ban tổ chức đã tiến hành vòng sơ khảo ở 3 khu vực miền Bắc, Trung, Nam, với hơn 100 thí sinh thi tài. Mỗi thí sinh, nhóm nhạc trình diễn 1 bài hát tiếng Việt và 1 bài hát tiếng Trung.
Ban tổ chức đã chọn được 18 thí sinh và 3 nhóm nhạc tranh tài tại đêm chung kết Việt Nam được tổ chức tối mai ngày 10/11. Tại Đêm chung kết Việt Nam sẽ chọn ra 5 phần thi xuất sắc trong số 21 tiết mục vào chung kết quốc tế cuộc thi "Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung" tổ chức tại Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày 28/11.
Ban tổ chức đã chọn được 18 thí sinh và 3 nhóm nhạc tranh tài tại đêm chung kết Việt Nam.
PV. Theo đánh giá của Ban tổ chức, chất lượng thí sinh Việt Nam tham gia Cuộc thi năm nay như thế nào? Ban tổ chức đã có những hỗ trợ gì cho các thí sinh?
Năm nay, theo đánh giá của Ban tổ chức, chất lượng thí sinh qua các vòng sơ khảo tại ba miền Bắc, Trung, Nam đều đảm bảo mục tiêu, mục đích đề ra. Các thí sinh đã có sự đầu tư luyện tập, tìm tòi nhiều tác phẩm Trung Quốc rất tốt.
Ban tổ chức đã có sự hỗ trợ cho các thí sinh như cung cấp tất cả tư liệu do phía Trung Quốc cung cấp theo yêu cầu của phía Việt Nam. Vì thế, các thí sinh có thêm sự lựa chọn đối với nhiều tác phẩm của Trung Quốc, ngoài các bài Trung Quốc nổi tiếng mà thí sinh đã tự chọn lọc.
Đặc biệt, các thành viên trong Ban tổ chức, Ban Giám khảo đều là các nghệ sĩ, ca sĩ hàng đầu Việt Nam về thanh nhạc, cũng như các lĩnh vực về âm nhạc để thẩm định tất cả các tác phẩm đó, cũng như hỗ trợ về chuyên môn cho các thí sinh.
Ngoài ra, đối với các thí sinh ở các vùng, Ban tổ chức lo đầy đủ về hạ tầng ăn ở, đi lại... để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham dự cuộc thi đạt kết quả thành tích tốt đẹp.
PV. Sau 17 năm tổ chức, năm nay là năm thứ 18, Cuộc thi đã để lại những dấu ấn gì trong ngoại giao văn hóa gi ữa hai quốc gia?
Cuộc thi tiếng hát Hữu nghị Việt - Trung là hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc biệt và rất ý nghĩa.
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là cả chiều dài lịch sử, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam tự hào là một trong những mốc đánh dấu mối quan hệ thiết lập văn hóa giữa hai nước. Kể từ khi thành lập Nhà hát năm 1951 đến nay đã có nhiều hoạt động phong phú giữa hai nước được tổ chức, tuy nhiên, Cuộc thi "Tiếng hát Hữu nghị Việt- Trung" đã đóng góp tích cực trong vấn đề quảng bá văn hóa của hai nước đối với nhân dân. Thông qua những lời ca tiếng hát, giai điệu âm nhạc và điệu múa làm cho nhân dân gắn bó hơn.
Có thể khẳng định, Cuộc thi tiếng hát Hữu nghị Việt - Trung là hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc biệt và rất ý nghĩa, là nhịp cầu âm nhạc, giao lưu văn hóa quốc tế sinh động, ca ngợi tình đoàn kết và tương đồng văn hóa giữa hai bên qua các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
Xin chân thành cảm ơn Ông!
Theo Báo Mới
Cô gái mặc quân phục gây sốt MXH: "Tôi là văn công, đương nhiên cần chăm chút vẻ bề ngoài" Xinh đẹp, sắc sảo lại mặc quân phục, Thùy Linh nhanh chóng trở thành nhân vật được xin facebook nhiều nhất những ngày này. Cô gái nhỏ mặc quân phục gây chú ý! Những cô gái mặc quân phục, cảnh phục luôn có một sức hút thật sự khó cưỡng, nhất là khi họ còn sở hữu vẻ bề ngoài xinh xắn, đáng...