Chàng trai bị đuổi việc và được chính công ty của mình tuyển dụng lại chỉ trong 24 giờ
Kyle McCann luôn tự hào rằng anh là người có khả năng tận dụng mọi tình huống một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, khi bị sa thải chỉ sau 8 tuần làm việc, McCann đã “gạt nước mặt” và nhìn vào khía cạnh tươi sáng.
Kyle McCann
Khi đó, McCann 26 tuổi và mới gia nhập VizyPay – một startup có trụ sở tại Waukee (Iowa), chuyên thiết kế các giải pháp công nghệ thanh toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ. Anh làm ở vị trí quản lý bộ phận bán hàng bào tháng 6/2017.
Anh là nhân viên thứ 2 được startup này tuyển dụng và đã ký được một số hợp đồng mới trong 2 tuần làm việc đầu tiên. Nhưng sau đó, hoạt động kinh doanh đã giảm tốc rất nhiều. McCann đã mất nhiều tuần mà không ký kết được hợp đồng mới. Anh chia sẻ: “Ban đầu, tôi nghĩ đây sẽ là công việc dễ dàng nhất. Tôi cần đến gặp các chủ doanh nghiệp và nói ‘Làm thế nào để tôi có thể giúp các bạn tiết kiệm tiền?’ Nhưng tôi đã sai, tôi nhanh chóng nhận ra mình không còn tiến xa nữa.”
Bởi vậy, khi Austin Mac Nab – nhà sáng lập và CEO Của VizyPay, nhắn anh đến văn phòng vào một buổi chiều cuối tháng 7, McCann biết rằng anh sắp phải nghe một tin dữ. Anh nói: “Tôi biết chính xác điều gì sẽ đến, rằng tôi sắp bị sa thải. Nhưng tôi vẫn quyết định đến phòng của sếp với thái độ tích cực và xem điều gì sẽ diễn ra.”
“ Quyết định nóng nảy” của… sếp
Suy nghĩ đầu tiên của McCann khi đến gặp sếp là anh sẽ phải trả tiền thuê nhà như thế nào vào tháng tới. Anh và bạn gái của mình – Shannon, người đang làm nhân viên hợp đồng của Wells Fargo Home Mortgage, vừa chuyển đến một căn hộ ở Waukee. Anh nghĩ “có lẽ mình không thể để bạn gái thanh toán hết tiền nhà.” McCann cho hay: “Nhưng tôi đã cố gắng nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do. Tôi cũng sợ nhưng cố gắng không quá lo lắng.”
Ngay cả sau khi Mac Nab nói rằng anh sắp bị sa thải, McCann vẫn bình tĩnh và lạc quan. Anh cảm ơn sếp vì đã cho mình cơ hội làm việc, chia sẻ về những điều tích cực trong quá trình làm việc ở ViziPay và nhờ sếp bình luận về hiệu suất của anh.
Mac Nab cho biết: “Anh ấy rất khiêm tối và không nói lời xin lỗi vì sao anh ấy làm việc không hiệu quả. McCann tự chịu trách nhiệm trước thực tế rằng công việc này không phù hợp với anh ấy, điều mà không phải ai cũng làm, đặc biệt là khi họ sắp bị sa thải.”
Nghe McCann trình bày trong buổi họp, Mac Nab bắt đầu cân nhắc về quyết định để người này rời khỏi công ty vĩnh viễn. Vị sếp cho hay: “Tôi thấy anh ấy là người thật thà và chăm chỉ. Tôi nghĩ mình đã đưa ra quyết định khá nóng nảy. Tôi đã nghĩ mình phải giữ chân McCann bằng một cách nào đó, chỉ là không phải ở vị trí này.”
Vì thế, sau khi Mac Nab sa thải McCann khỏi vị trí quản lý bán hàng, ông đã đề nghị cho anh ấy một công việc khác, có thể phù hợp hơn với kỹ năng và tính cách thân thiện của McCann. Mac Nab đã đặt ra câu hỏi: “Anh ấy liệu có muốn trở thành một đại diện dịch vụ khách hàng không?”
Lời đề nghị này lại đi kèm với mức lương thấp hơn so với vi trí trước đây, chỉ đủ để McCann chi trả hoá đơn dịch vụ và mua sắm tạp hoá. McCann đã về nhà và nói chuyện với Shannon và sau đó chấp nhận vị trí mới trước sự ngạc nhiên của sếp.
McCann chia sẻ: “Tôi đã có những cơ hội khác và được trả mức lương cao hơn, nhưng tôi lại nhận thấy có điều gì đó đặc biệt ở VizyPay. Tôi rất muốn ở lại với công ty vì tôi thực sự tin tưởng vào tầm nhìn của họ, cùng những người đứng sau.”
Bài học của McCann
Đã 5 năm kể từ khi bị sa thải, McCann nay vẫn làm việc tại VizyPay. Gần đây, anh đã tổ chức lễ kỷ niệm 1 năm đảm nhận vị trí giám đốc chiến lược hoạt động của công ty và công ty đang có 91 nhân sự. Anh và Shannon cũng đã kết hôn và cô gần đây đã trở thành giám đốc tiếp thị, hỗ trợ bán hàng của VizyPay.
McCann thường suy ngẫm về cuộc họp ngày xưa. Anh coi đó là thời khắc quyết định trong cuộc đời, dạy cho mình “sự kiên nhẫn và tin tưởng vào cả ý tưởng lẫn bản thân.”
Dù không phải lúc nào cũng có thể né tránh khả năng bị sa thải, nhưng Mac Nab và McCann đồng tình rằng ai cũng cần lưu ý những điều này khi làm việc:
Không nên bảo thủ: Hãy nói các sếp phản hồi về hiệu quả làm việc của bạn, để biết mình cần cải thiện ở đâu.
Kiểm soát cảm xúc: Nếu mất bình tĩnh, bạn có thể mất đi cơ hội được đề nghị làm việc ở một vị trí khác, hoặc sếp của bạn cũng không muốn thương lượng thêm về vị trí hiện tại hay gợi ý một công việc khác.
Giữ thái độ biết ơn: Bạn nên cảm hơn công ty vì đã cho mình cơ hội và đưa ra một số điểm tích cực có được trong quá trình làm việc.
McCann chia sẻ: “Bạn không thể kiểm soát hành động của người khác, nhưng nên có thái độ tích cực và sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Điều này sẽ giúp bạn nhận được nhiều cơ hội. Việc nhận được cơ hội thứ 2 và chứng minh được bản thân là điều tôi không ngờ tới.”
Cô gái muốn về thăm bà ốm nhưng công ty bắt chứng minh quan hệ bà cháu
Nhận tin bà ốm nặng, cô gái xin nghỉ để về thăm bà nhưng công ty đưa ra yêu cầu khiến cô bức xúc. Cô Trương sống tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) hiện làm việc tại một công ty Kỹ thuật Mạng.
Gần đây, nghe tin bà bị ốm nặng sau cơn xuất huyết não, cô lập tức đặt vé máy bay và viết giấy nghỉ cho công ty để về thăm bà.
Tuy nhiên, phía công ty yêu cầu cô Trương cung cấp tài liệu chẩn đoán của bệnh viện về tình trạng sức khỏe của bà.
"Khi đã gửi cho họ hồ sơ cần thiết, họ tiếp tục đòi tôi gửi thêm giấy tờ chứng minh quan hệ giữa tôi và bà. Lúc này tôi đang ở sân bay rồi nên cảm thấy rất bức xúc", cô Trương nói.
Bộ phận nhân sự của công ty yêu cầu cô gửi thêm bản sao thẻ căn cước cùng sổ hộ khẩu để chứng minh cô và bà cùng quan hệ huyết thống. "Chỉ với tài liệu chẩn đoán của bệnh viện chúng tôi chưa đủ căn cứ để chứng minh đây thực sự là bà của bạn", nhân viên nhân sự nói với cô Trương.
Vì bất bình, cô Trương đăng tải lên mạng xã hội toàn bộ yêu cầu từ phía công ty mạng này. Ảnh Handout
Tuy nhiên, từ khi chuyển đến Hàng Châu sinh sống, hộ khẩu của cô Trương đã không còn ở quê Giao Hà (Cát Lâm) nữa. Do đó cô và bà không còn chung hộ khẩu. Vì vậy giấy tờ của cô theo phía công ty là không hợp lý.
Cô Trương cho hay, bộ phận nhân sự sau đó tiếp tục cảnh báo cô: "Nếu bất kỳ ai xin nghỉ phép với lý do không chính đáng, sẽ bị kỉ luật trước toàn công ty". Bức xúc vì cách hành xử của công ty, cô Trương đã xin nghỉ việc. Tuy nhiên, phía công ty vẫn chưa có bất cứ động thái nào về đơn xin nghỉ việc của cô.
Câu chuyện sau khi được đăng tải thu hút rất nhiều lượt theo dõi và bình luận của người dùng mạng. Đa số chỉ trích thái độ làm việc thiếu chuyện nghiệp của công ty mạng. Cũng có người thông cảm, cho rằng mọi người nên nhìn sự việc hai chiều.
"Có thể trước đó công ty có quá nhiều người nghỉ việc không có lý do chính đáng nên họ mới phải làm chặt như vậy", một người viết.
Sống cùng 100 con gián, gia đình nhận được 2.000 USD Một công ty Mỹ chi trả 2.000 USD, tương đương khoảng hơn 46 triệu đồng cho gia đình nào sẵn sàng để 100 con gián vào nhà để làm thí nghiệm. Công việc mơ ước cho ai muốn có một thu nhập vừa 'nhàn' lại vừa nhanh có tiền. Nhưng trước tiên, bạn phải là người không sợ côn trùng và chịu sống...