Chàng trai bày cách đi bộ từ Nga sang Mỹ trong ‘20 phút’
Điều kiện để đi bộ từ Nga sang Mỹ là khi mặt biển đóng băng.
Trong một video đăng trên TikTok vào cuối tháng 2, Laub Andrew, đã chỉ cho mọi người cách có thể đi bộ từ Nga sang Mỹ, hoặc ngược lại. Quãng đường mà du khách đi bộ là 3,8 km.
Để chứng minh lời nói của mình hoàn toàn là sự thật, Andrew chỉ ra địa điểm để thực hiện cuộc đi bộ này: quần đảo Diomede nằm ở eo biển Bering. Trong đó, đảo Diomede Lớn rộng khoảng 29km2 thuộc Nga. Còn hòn đảo Diomede Nhỏ rộng 5,5km2 là một phần của bang Alaska, Mỹ.
“Hai hòn đảo này nằm cách nhau khoảng 4 km, điều đó có nghĩa là vào mùa đông khi mặt biển đóng băng, bạn có thể đi bộ từ Mỹ sang Nga chỉ trong 20 phút”, Andrew nói.
Không chỉ vậy, đảo Diomede Lớn có múi giờ sớm hơn đảo Diomede Nhỏ 21 tiếng. Nếu đi bộ từ Nga sang Mỹ, bạn đang đi ngược về ngày hôm qua, hay đi từ tương lai về quá khứ. Đó cũng là lý do đảo Diomede Nhỏ có tên gọi là “Vùng đất của ngày hôm qua”, đảo Diomede Lớn là “Vùng đất của ngày hôm mai”.
Video đang HOT
Đảo Diomede lớn cách đảo Diomede nhỏ 3,8 km. Ảnh: Earth Observatory
Đến nay, video của Andrew thu về hơn 4,1 triệu lượt xem, 1,1 triệu lượt thích, hơn 42.000 lượt chia sẻ và 8.000 bình luận. Nhiều người tỏ ra thích thú trước kiến thức địa lý thú vị của Andrew.
Tuy nhiên, điều phối viên môi trường Opik Ahkinga tại đảo Diomede Nhỏ đưa ra những thông tin có thể khiến nhiều du khách thất vọng. Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Khoa học, ông cho biết từ năm 2012 đến nay, vùng biển giữa hai hòn đảo đã không đóng băng do biến đổi khí hậu.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trên đảo Diomede Nhỏ. Bởi họ cần băng đóng đủ dày để đào đường băng cho phi cơ nhỏ hạ cánh để vận chuyển nhu yếu phẩm, hàng hóa hay thư từ. Ngày nay họ phải dùng đến trực thăng nhiều hơn, nếu thời tiết cho phép. Nhưng di chuyển bằng trực thăng tốn kém hơn rất nhiều.
Đảo Diomede Nhỏ vào mùa đông. Năm 1867, Mỹ mua Alaska từ Nga, hiệp ước lấy hai hòn đảo Diomede làm mốc để vẽ đường biên giới. Ảnh: Ira Block
Hiện đảo Diomede Lớn không có dân cư sinh sống do trở thành căn cứ quân sự của Nga, do đó du khách chỉ có thể tham quan đảo Diomede Nhỏ bên phía Mỹ. Khách ra đảo Diomede Nhỏ cần thư cấp phép. Chi phí đi lại từ đảo vào đất liền và ngược lại khá đắt đỏ, phương tiện bị kiểm soát chặt chẽ.
Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng đòi chủ quyền... bán đảo Crimea
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Tayyiv Erdogan đã bắt đầu đưa ra yêu sách với Nga về quyền sở hữu một phần lãnh thổ thuộc bán đảo Crimea.
Các phương tiện thông tin đại chúng Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, sau khi tiến quân vào khu vực Kavkaz, Ankara dự định sẽ sớm đưa ra yêu sách với Nga về một vùng lãnh thổ thuộc bán đảo Crimea.
Theo Thổ Nhĩ Kỳ, bán đảo Crimea đã bị tước đoạt trái phép khỏi Đế chế Ottoman và giờ Ankara muốn trả lại "lãnh thổ của mình" - đây chính là lý do tại sao ông Erdogan từ chối công nhận việc thống nhất Crimea với Nga là có liên quan.
"Erdogan không coi Crimea là của Nga, nhưng ông ta cũng không coi nó là của Ukraine. Theo Tổng thống Erdogan, vào năm 1783, Nga đã chiếm Crimea từ tay Đế chế Ottoman, và vùng đất này nên được trả lại cho nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ tiến bộ ngày nay".
"Thổ Nhĩ Kỳ đã có được một vị trí vững chắc trong nhiều vùng lãnh thổ hậu Xô Viết. Mùa thu năm 2020 cho thấy Erdogan đã có được ảnh hưởng lớn như thế nào. Đối với bên ngoài, việc Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ sáng kiến Azerbaijan về việc trao trả Nagorno-Karabakh, theo quan điểm của Moskva thì vẫn còn gây sốc", điều này được ấn bản Thổ Nhĩ Kỳ Haberler cho biết.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyiv Erdogan đã lên tiếng đòi chủ quyền với bán đảo Crimea
Những tuyên bố cấp tiến như vậy rõ ràng có thể làm phức tạp nghiêm trọng quan hệ giữa Moscow và Ankara. Nga cũng đã thu hút sự chú ý của Erdogan về việc sẵn sàng hành động chống lại Nga ở Crimea.
"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thực sự tham gia cái gọi là dự án Kiev thì Nền tảng Crimea về cơ bản là một liên minh chống Nga, thù địch với người Moskva, thì họ sẽ mắc phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng".
Phát biểu về điều này được người đứng đầu ủy ban Ngoại giao và các mối quan hệ giữa các dân tộc của nghị viện Crimea - ông Yuri Gempel tuyên bố, theo ấn phẩm thông tin Gazeta.ru của Nga.
Mỹ vô cảm quay lưng trước thảm họa hạt nhân? Mỹ không những không phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mà thậm chí còn tiếng kêu lên gọi các nước đã phê chuẩn từ bỏ. Mỹ, Nga "bơi" ngược dòng? Ngày 24/10, thông tấn của Pháp đưa tin, Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc...