Chàng trai băn khoăn vì gia đình bạn gái đòi mua nhà rồi mới cho cưới, cư dân mạng hiến kế “phản dame” cực độc!
Chỉ cần khéo léo nói môt câu với gia đình nhà bạn gái là anh chàng này có thể “thoát nạn” ngay, bạn có tin không?
Hôn nhân là chuyện đại sự mà bất kì ai rồi cũng phải nghĩ đến. Khi kết hôn với ai đó, chúng ta không chỉ phải lo cho một đám cưới và còn phải tính toán, cân nhắc đến rất nhiều vấn đề như mua nhà, tậu xe, sắp xếp công việc và thời gian của cả hai bên.
Mua nhà là một áp lực rất lớn cho tất cả mọi người, nhất là phái mạnh, những người luôn được coi là trụ cột của gia đình. Mới đây, một anh chàng băn khoăn vì gia đình bạn gái đòi mua nhà trước rồi mới cho cưới nên đã chia sẻ tâm sự của mình trên trang NEU Confession.
Tâm sự của một anh chàng trên NEU Confession
Anh chàng này viết: “ Mấy ngày hôm nay mình suy nghĩ rất nhiều vì chuyện gia đình nhà gái yêu cầu mình phải mua nhà dưới thành phố rồi mới được cưới. Người yêu mình nghe lời bố mẹ và cũng bảo mình cố gắng mua được nhà rồi cưới còn mình vẫn nghĩ cả 2 vẫn còn trẻ thời gian đầu cưới xong sẽ ở quê 1 thời gian rồi cùng nhau phấn đấu khoảng 1 đến 2 năm rồi sẽ mua nhà.” Anh chàng cũng phân tích chứng tỏ đã cân nhắc kĩ về việc này: “ Vay mượn tiền mua nhà xong không còn tiền để mua sắm nội thất, đồ đạc hoặc chí ít không còn tiền để phòng việc đột xuất”. Cuối cùng, anh chàng cho biết mình rất yêu bạn gái và muốn cưới nàng nên phải phân vân, lo lắng rất nhiều.
Cư dân mạng hiến kế để anh chàng “phản dame” gia đình bạn gái (Ảnh minh hoạ)
Rất nhiều người đã hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của chàng trai. Một cư dân mạng còn đưa ra cách giúp chàng trai “phản dame” cực gắt: “Bạn cứ hỏi bố vợ ngày xưa lúc cưới bác đã mua được nhà chưa là bác ấy sẽ thông cảm cho bạn liền!”. Bình luận này đã nhận được rất nhiều lượt like và được nhiều người đánh giá là cao kiến đấy!
Bạn K.M hiến kế nghe cũng rất hợp lý: “Bạn hãy nói với người yêu cưới xong mua nhà là tài sản chung của cả 2, chứ mà mua xong nhà mới cưới đó là tài sản riêng của bạn hình thành trước hôn nhân để xem cô ấy muốn thế nào”.
Video đang HOT
Nhiều người cũng khuyên anh chàng nên tâm sự với gia đình nhà gái để họ hiểu là mình đang cố gắng và nỗ lực, hiện tại thì chưa đủ điều kiện nhưng tương lai sẽ khác.
Bạn M.O: “Đừng cố quá rồi thành quá cố, vay mượn rồi mua nhà là đổ nợ đấy”.
Bạn H.C: “Đừng có dại dùng cả thanh xuân để trả tiền nợ mua nhà nhé bạn ơi! Ở chung thì cả hai đều phải cố gắng chứ”.
Bạn K.L: “Làm đàn ông đúng là khổ, cố lên bạn ơi!”
Còn bạn, nếu gia đình bạn gái đòi mua nhà rồi mới cho cưới thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Theo Trí thức trẻ
Quan điểm: "Còn là sinh viên đừng quan trọng giày fake hay real làm gì" khiến dân mạng chia phe tranh luận
Chuyện giày dép chưa bao giờ trở nên căng như thế trên MXH, nếu bạn cũng đang là sinh viên thì bạn nghĩ như thế nào về quan điểm này?
Quan điểm sinh viên có nên xài hàng hiệu hay không? Một tháng dành bao nhiêu tiền để mua sắm, uống trà sữa là hợp lý?... vẫn là đề tài nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Không quan tâm sao được khi nó chính là hơi thở cuộc sống, là những vấn đề chúng ra luôn gặp phải hay đối diện hàng ngày.
Và mới đây, một câu hỏi đã được một người dùng mạng giấu mặt đặt ra trên NEU Confessions. Quan điểm ấy như sau: Là sinh viên - đang xin tiền sinh hoạt của bố mẹ thì có nên đặt nặng chuyện bản thân phải đi giày real (hàng thật) hay giày fake (hàng nhái) hay không? Giày tiền triệu và vài trăm ngàn có gì khác nhau khi mục đích cuối cùng là để đi vào chân?
(Ảnh minh hoạ)
Nguyên văn tình huống mà "chủ thớt" đặt ra là: "Mình không biết các bạn thấy như vậy là chứng minh ta đây biết chơi giày giàu có hay gì khi cũng đôi y hệt thế giá chỉ vài trăm.
Mình thấy rất phí khi ba mẹ làm ăn cực khổ mà các bạn lại tiêu hoang phung phí như thế. Mình cũng không hiểu nổi khi phải dành dụm từng đồng, bớt ăn cái này cái kia để dành tiền đó mua một đôi giày chỉ để mang. Mình từng góp ý với bạn mình nhưng nó nói đó là đam mê của nó. Đam mê gì kì cục vậy các bạn?
Mình không gato hay gì cả, tiền của các bạn muốn làm gì thì là quyền của bạn thôi. Mình chỉ muốn được thông não cho vấn đề này vì nghĩ kiểu gì cũng không hiểu nổi.
Real và fake thì có gì khác nhau, chắc chỉ khác nhau mỗi cái giá. Ba mẹ ở nhà biết mấy bạn tiêu sài hoang phí tiền họ gửi vậy chắc buồn lắm. Còn là sinh viên đừng quan trọng fake real làm gì, hãy biết quý trọng mồ hôi công sức của ba mẹ".
Quan điểm này nhanh chóng nhận được hơn 7,5k like và rất nhiều bình luận trái chiều trên MXH .
Phe ủng hộ xài hàng thật đưa ra ý kiến rằng nếu ai cũng có suy nghĩ giày vài trăm ngàn giống với chất lượng của giày tiền triệu thì những thương hiệu có tiếng - làm ăn chân chính sẽ sống thế nào đây? Mặt khác, khi giày nói riêng hoặc thời trang nói chung đã trở thành đam mê của ai đó thì không có gì là sai trái khi nhịn ăn hoặc sống tiết kiệm để thoả mãn đam mê của mình. Việc mua giày cũng giống như mua bộ sưu tập đĩa nhạc, để dành tiền mua vé đến gặp các idol hay đi du lịch đến nơi mình muốn mà thôi.
Trần Đạt: Người đặt ra quan điểm này giọng điệu sặc mùi gato nhé. Nghiêm túc mà nói thì nhà mình thừa khả năng cho mình mua kiểu này.
Hằng Phạm: 1 đôi giay real co thê đi vai năm nhưng 1 đôi giay fake đi vưa đau chân lai nhanh hong, gia tri cua no năm ơ chô ây.
Hoài Anh: Mua hàng real cũng là một cách tôn trọng công sức của người sản xuất ra nó mà. Sao cứ phải mặc định đi giày real là phí tiền, là muốn chứng tỏ nhỉ. Bảo real với fake chỉ khác nhau mỗi cái giá là đã thấy không hiểu biết rồi, trước khi phán xét người ta bất cứ cái gì thì cũng nên tìm hiểu kĩ chút chứ.
Nguyễn Đình Luân: Chả sao cả, môi trường nào thì phù hợp với môi trường đó thôi. Bạn có đi đôi giày 10 triệu mà xung quanh không ai hiểu rõ về nó thì với những người đó đôi giày đơn thuần vẫn là đôi giày. Còn đi với tay chơi hàng hiệu thì bạn cứ đi đôi giày bình thường họ cũng không cười cợt gì cả, nhưng đừng đi giày fake mấy nhãn nổi tiếng làm gì. Họ chỉ cười mấy người đó thôi. Còn bạn nói thương bố mẹ họ cực khổ rồi nói họ hoang phí này kia thì chỉ là suy diễn của bạn. Còn bạn cứ nói công sức bố mẹ vào rồi nói quàng xiên này kia thì bạn hơi thiển cận. Rất nhiều bạn trẻ kiếm được tiền và họ phục vụ nó cho sở thích của họ, đừng tỏ ra thanh cao cấm đoán rồi áp đặt suy nghĩ cho ai cả vì mỗi người chúng ta không giống nhau.
(Ảnh minh hoạ)
Trong khi đó, một số người ở "phe" đối lập cho rằng: "đam mê có ăn được không?", "vài triệu có nói lên được giá trị của con người không?", hay nên biết trân trọng sức lao động của bố mẹ vì như vậy mới là giá trị cuối cùng mà chúng ta hướng đến.
Minh Lan: Đúng ý là như vậy, một đôi hai đôi thì không sao đằng này nhiều đôi. Đam mê!!! Có ăn được không? Điều kiện không có lại còn là sinh viên. Nên nhớ hàng hiệu không nói lên được giá trị con người bạn.
Văn Định: Nếu nó giàu thì không nói. Đây nó nhịn ăn nhịn tiêu để mua thì mới đáng nói.
Minh Huyền: Chủ top nói những người gia đình không có điều kiện, bố mẹ còn cực khổ, và bản thân những bạn mua phải nhịn ăn nhịn tiêu để mua giày, tức là những bạn chưa có nhiều điều kiện chứ chả ai dạy ai cách tiêu tiền hay gato gì ở đây cả. Lạ thật, nhiều người cứ hở miệng ra là nói người khác gato, rồi là sân si nhưng mình thấy chính cách các bạn chê người khác mới là gato ấy.
Hương Lê: Real hay fake, đam mê hay sở thích thì cũng nên nhìn vào kinh tế gia đình các bạn ạ. Bố mẹ bạn có điều kiện, nhà có tiền, đôi giày mấy triệu bạc chả là gì, thế thì tội gì mà không triển, đi đôi real chả sướng hơn. Nhưng nếu gia đình bạn chỉ là gia đình căn bản, bình thường, ba mẹ đi làm công ăn lương, đang còn phải nuôi bạn ăn học, thì rén rén thôi các bạn ạ. Thử hỏi ba mẹ bạn đi làm cả đời đã mua cho bản thân đôi giày, cái áo hàng hiệu nào chưa? Hay được đồng nào cũng đem lo cho các bạn. Nên phân biệt rõ ràng ĐAM MÊ và ĐUA ĐÒI.
Hãy đi làm và tự lấy tiền đó đi mua đồ, lúc đấy chả ai nói gì được bạn và bạn sẽ thấy giá trị đồng tiền.
Trong lúc dân mạng chia làm 2 phe rõ rệt để bày tỏ quan điểm của mình, bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Theo Trí thức trẻ
Nhiễm trend "đoán xem" trên mạng, cô gái tưởng mình hài hước hoá ra lại chọc người yêu tức điên Trước khi trả lời ai đó bằng cụm từ "đoán xem" bạn nên để ý hoàn cảnh cũng như ngữ cảnh nha. Cái gì lố quá cũng không tốt đâu. Những ngày này ngóc ngách nào trên MXH cũng thấy cụm từ "đoán xem". "Đoán xem" cứ thế trở thành câu đối đáp cửa miệng thể hiện "độ lầy" của dân mạng, kèm...