Chàng trai ăn, ngủ trên tàu, đi khắp Trung Quốc chụp lại cảnh kỳ vĩ
Lyu Fengxiao đã ba lần thăm hết tỉnh thành Trung Quốc, chụp những cảnh tượng kỳ vĩ về núi non trập trùng, đỉnh phủ đầy tuyết, hồ xanh ngọc – những hình ảnh xa xôi ít người biết.
Kể từ khi mua chiếc máy ảnh đầu tiên vào năm 2007, Lyu Fengxiao đã ba lần đi hết 31 tỉnh thành của Trung Quốc, gồm 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 5 khu tự trị, bên cạnh đó là hai đặc khu hành chính Hong Kong, Macau cùng Đài Loan. Nhiếp ảnh gia 37 tuổi sẽ trưng bày những bức ảnh của mình ở Thư viện Thượng Hải vào tháng sau, tất cả đều chụp bằng drone từ trên cao. Trong ảnh, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kanas ở Tân Cương nhìn từ trên cao.
Lyu cho biết anh thử nghiệm nhiều cách thức chụp ảnh trong suốt 12 năm qua. Cho đến 2013, anh du lịch bụi khắp Trung Quốc và chụp ảnh tĩnh. Năm 2014, anh tiếp tục lên đường, lần này là chụp time-lapse. Năm 2016, anh chụp bằng drone. “Năm nay, tôi đã bắt đầu chụp 360 độ thực tế ảo”, Lyu nói.
Đến nay, anh đã mua ba camera và 11 drone, chụp hơn 400.000 ảnh và quay nhiều video time-lapse cũng như từ trên cao. “Drone của tôi đã bay tổng cộng 7.450 km. Nó chỉ bay được 2 km mỗi lần (trước khi hết pin)”, anh nói. Trong ảnh, Hồ Ngọc Bích ở tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc.
Mang vác thiết bị là thử thách nhất. “Tôi phải mang ít nhất 25 kg trong mỗi chuyến đi”, Lyu cho biết. Anh luôn đi một mình. “Tôi có hai balô mang những chiếc drone, hai máy ảnh có gương lật (SLR), hai chân máy (tripod), và bộ dolly để hỗ trợ chụp time-lapse. Tôi bị khom lưng một chút vì quá nặng”. Trong ảnh, một ngư dân trên sông ở tỉnh Hồ Nam.
Trong khi chụp Chùa Treo ở tỉnh Sơn Tây năm 2016, drone của Lyu đâm vào vách đá. “Tôi phải tìm nó vì nó chứa các cảnh quay quan trọng”, anh nói. “Tôi tìm mất hai giờ trên vách đá, có nhiều cây có gai. Cuối cùng tôi cũng tìm được, chỉ không tìm được pin. Vách đá rất cao, ngã từ đó chỉ có chết”. Trong ảnh, Vườn Quốc gia Moer Daoga ở Nội Mông.
Cùng năm đó, Lyu cố gắng chụp ảnh tòa nhà cao tầng ở Quảng Châu khi mây đang bao phủ. “Ba cảnh sát mặc thường phục tưởng tôi là gián điệp và đưa tôi về đồn. Họ kiểm tra đồ đạc, ảnh của tôi. Họ khá ngạc nhiên và khen kỹ năng chụp ảnh của tôi”. Năm ngoái anh đăng ảnh trên mạng và nhận được nhiều phản hồi. “Mọi người bình luận và nói họ chưa từng thấy Trung Quốc đẹp đến thế. Tôi rất cảm động”, anh nói. Trong ảnh, các sợi dây màu tạo thành hình ở tỉnh Tứ Xuyên.
Lyu cho biết việc chưa lập gia đình cho phép anh xa nhà trong thời gian dài. Anh nghỉ công việc thiết kế cảnh quan ở Quảng Châu nửa năm trước để dành hết thời gian chụp ảnh. “Khi làm toàn thời gian, tôi khó mà xin nghỉ. Tôi thường ngủ trên tàu xe để đi được nhiều nơi nhất có thể. Tôi ăn và ngủ trên đường”. Anh vẫn sẽ phải chi tiêu tằn tiện vì đang sống dựa vào khoản tiền tiết kiệm, nhưng anh thấy rất xứng đáng. Ngoài việc chụp được những cảnh tượng khó quên ở những nơi xa xôi nhất Trung Quốc, anh nói chính những người gặp trên đường mới là ấn tượng sâu đậm nhất với anh. Trong ảnh, một dòng sông ở Tây Tạng.
Video đang HOT
“Nhiều người đã cho tôi đi nhờ xe. Tôi cảm kích vì sự hào phóng của họ”, anh nói. “Một lần, khi tôi đang ở Tây Tạng chụp ảnh time-lapse, trời đổ mưa. Một cậu bé Tây Tạng tới gần và giữ ô cho tôi, dù nửa người của cậu bị ướt”. Trong ảnh, bãi biển đỏ ở tỉnh Liêu Ninh.
Hành trình của anh cũng gặp những cảnh khổ. “Sau đó, tôi lại thấy đứa bé đó bới rác và uống nước từ một cái chai bỏ đi. Hình ảnh đó rất đau lòng. Dù có nhiều thành phố hoa lệ ở Trung Quốc, còn nhiều vùng quê nghèo, mọi người sống khó khăn… tôi hy vọng ảnh của tôi có thể giúp mọi người thấy được bộ mặt thật nhất của Trung Quốc”. Trong ảnh, sân bay Đại Hưng ở Bắc Kinh.
Theo zing
Vén bức màn về đặc khu kinh tế Sihanoukville của Campuchia
Hôm 22/6, một tòa nhà 7 tầng đang xây tại thành phố Sihanoukville thuộc tỉnh Preah Sihanouk đã bất ngờ đổ sập khi đã hoàn thành "80% khối lượng công việc". Tổng cộng 28 người thiệt mạng và 26 người bị thương trong vụ tai nạn thảm khốc này.
Vụ việc lại làm dấy lên trong giới truyền thông quốc tế những bàn tán về sự có mặt của người Trung Quốc tại Campuchia, nhất là ở thành phố cảng Sihanoukville - nơi có đặc khu kinh tế duy nhất của Campuchia.
Theo Đa Chiều, tổng số sòng bạc ở Sihanoukville hiện đã nhiều hơn kinh đô cờ bạc Macau, Trung Quốc
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 25/5 đã đăng phóng sự ảnh về Sihanoukville - Đặc khu kinh tế đầu tiên và duy nhất của Campuchia hiện nay với nhan đề "Thành phố Trung Quốc ở Campuchia, sòng bạc san sát, người Trung Quốc nhiều hơn người bản địa".
Cảng Sihanoukville, còn được gọi là "Cảng Tây" (Westport), nằm ở tỉnh Preah Sihanouk trên bờ biển phía Tây Nam của Campuchia và được đặt theo tên của cố Quốc vương Norodom Sihanouk. Đây là cảng biển lớn nhất ở Campuchia và là thành phố lớn thứ hai của Campuchia sau thủ đô Phnom Penh. Hiện đây là đặc khu kinh tế duy nhất ở Campuchia. Địa vị của Sihanoukville được cho là tương tự như Thâm Quyến của Trung Quốc (Ảnh dưới).
Cảng Sihanoukville là thành phố du lịch yêu thích của khách du lịch Trung Quốc chỉ sau Angkor Wat. Hàng năm đều có rất nhiều khách du lịch Trung Quốc đến đây để tận hưởng bãi biển đầy ánh nắng mặt trời với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp (Ảnh dưới):
Kể từ năm 2015, một số lượng lớn các công ty Trung Quốc đã đổ xô tới Sihanoukville để đầu tư khai thác thị trường bất động sản và đầu tư kinh doanh sòng bạc. Người Trung Quốc xây dựng các biệt thự và tòa cao ốc chung cư, sòng bạc, khu nghỉ dưỡng kiêm khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí, đường sá, cơ sở hậu cần cho đặc khu kinh tế và thậm chí mở rộng cảng biển. Họ mang theo thiết bị và vật liệu xây dựng, cũng như công nhân của họ. Một số người cho rằng các công ty Trung Quốc đang biến Sihanoukville thành một thành phố Tàu (China Town) tại Campuchia(Ảnh dưới).
Theo thống kê của chính phủ Campuchia, từ năm 2012 đến 2016, các công ty vốn Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng hơn 4 tỷ USD vào Campuchia. Campuchia dự kiến sẽ thu hút 2 triệu khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia mỗi năm vào năm 2020 (Ảnh dưới)
Trong khu vực thành phố Sihanoukville, có một khu kinh tế đặc biệt (Đặc khu kinh tế) của Trung Quốc và Campuchia được tách ra. Trong số hơn 100 doanh nghiệp ở trong đặc khu, cơ bản là các công ty Trung Quốc. Trong hơn một tỷ đô la Mỹ đầu tư vào đặc khu kinh tế Campuchia mỗi năm, đầu tư của Trung Quốc chiếm khoảng 90%. Các công ty mà các doanh nhân Trung Quốc đầu tư vào chủ yếu là các ngành may mặc quần áo và sản xuất đồ gia dụng. Họ lợi dụng Sihanoukville - một cảng miễn thuế, để xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Trung Quốc ra thế giới (Ảnh dưới).
Đây không phải là Las Vegas, cũng không phải là Macau, nhưng Sihanoukville đã mở các sòng bạc ở đây dành cho các doanh nhân Trung Quốc. Campuchia cũng đã ra lệnh cấm kinh doanh cờ bạc bất hợp pháp, nhưng các sòng bạc ngầm lớn và nhỏ và đánh bạc trực tuyến mở khắp nơi. Điều này cũng đã khiến Sihanoukville trở thành thành phố có nhiều sòng bạc nhất ở Campuchia.(Ảnh dưới)
Để thuận tiện hơn cho người Trung Quốc, các biển hiệu trên đường phố và biển hiệu của các khách sạn, nhà hàng đều được viết bằng chữ Trung Quốc (Ảnh dưới)
Bảng hiệu trước sòng bạc do người Trung Quốc kinh doanh.(Ảnh dưới)
Với sự bùng nổ của thị trường cờ bạc ở Sihanoukville, ngày càng nhiều người cho rằng nơi đây sẽ trở thành Macau thứ hai. Được biết, số lượng sòng bạc ở Sihanoukville hiện đã nhiều hơn Macau và tuyệt đại đa số chúng do người Trung Quốc kinh doanh. (Ảnh dưới)
Bên trong một sòng bạc do người Trung Quốc kinh doanh. (Ảnh dưới)
Sảnh đón tiếp khách chơi của một sòng bạc do người Trung Quốc kinh doanh. (Ảnh dưới)
Các sòng bạc ở Campuchia nghiêm cấm người Campuchia tham gia đánh bạc (chỉ có thể làm việc trong đó), nhưng không hạn chế người nước ngoài đánh bạc. Do đó, sòng bạc Campuchia chỉ có thể mở cửa đón người nước ngoài. Trước đây, khách hàng của các sòng bạc chủ yếu là người Thái Lan và người Việt Nam, tình hình kinh doanh cũng không mấy khả quan; nhưng mấy năm gần đây, những người Trung Quốc giàu có đã trở thành đối tượng đón rước chủ yếu của các sòng bạc Campuchia và tình hình kinh doanh trở nên rất tốt. (Ảnh dưới)
Khách du lịch đang ở trong một sòng bạc do người Trung Quốc điều hành. (Ảnh dưới)
Ngành kinh doanh cờ bạc bùng nổ đã mang lại nguồn thuế khả quan cho Campuchia. Năm 2017, tiền thu thuế cờ bạc của Campuchia đã lên tới 48 triệu USD. Ngoài ngành công nghiệp cờ bạc truyền thống, còn phát triển ngành kinh doanh cờ bạc trực tuyến, nhiều con bạc không thể đến các sòng thì tham gia đánh bạc trực tuyến. (Ảnh dưới)
Sự gia tăng các công ty Trung Quốc cũng làm tăng cơ hội việc làm cho dân chúng địa phương, tiền lương bình quân đầu người của địa phương này cũng thuộc hàng đầu trong GDP bình quân đầu người của Campuchia. Trong ảnh là những người đàn ông Campuchia đi xe máy chở khách đang nghỉ ngơi bên đường. (Ảnh dưới)
Công nhân Trung Quốc đang dùng bữa ngay tại một công trường xây dựng ở Sihanoukville. Cảng Sihanoukville ngày càng trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc và ngày càng có nhiều người Trung Quốc đến đây để kiếm sống. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Sihanoukville chỉ có khoảng 100.000 người dân địa phương, trong khi người Trung Quốc đã sắp vượt 150.000, vượt xa số lượng người dân địa phương. (Ảnh dưới)
Một tòa nhà được xây dựng bởi người Trung Quốc. Được biết, với sự đổ bộ ồ ạt của các nhà đầu tư Trung Quốc, cho dù họ đang thuê hay đăng ký công ty hợp pháp để mua và bán đất, đều đã góp phần đẩy giá nhà đất ở đây lên mức cao nhất lịch sử. Năm 2015, giá đất ở đây chỉ 3 đô la Mỹ mỗi mét vuông, năm 2018 đã tăng vọt lên tới 2.000 đô la Mỹ mỗi mét vuông. (Ảnh dưới)
Các công ty, xí nghiệp, cửa hàng, siêu thị và nhà hàng Trung Quốc ở đây mọc lên như nấm sau mưa. Cho đến nay, các biển hiệu tiếng Trung có thể được nhìn thấy khắp mọi nơi ở Sihanoukville. Ngày càng có nhiều siêu thị Trung Quốc được mở tại Sihanoukville, cung cấp cho người dân Trung Quốc đủ mọi thứ họ cần.Cũng vì thế các sản phẩm địa phương ít khi được người Trung Quốc ưa chuộng, ngoại trừ bia và nước khoáng. (Ảnh dưới)
Công nhân Trung Quốc và công nhân Campuchia mang vác vật liệu trên công trường xây dựng. (Ảnh dưới)
Do người Trung Quốc đến du lịch chỉ mua sắm ở các cửa hàng do người Trung Quốc kinh doanh, chỉ đi taxi do người Trung Quốc cầm lái, nên nhiều doanh nghiệp của người Campuchia đã phải đóng cửa. Rất nhiều người Campuchia đã phải chọn cách rời Sihanoukville để trở về quê hương của họ làm nghề nông.(Ảnh dưới)
Theo viettimes.vn
5 lễ hội ánh sáng mê hoặc nhất hành tinh Từ những con đường dưới ánh nến tuyệt đẹp, đến những công trình ánh sáng nghệ thuật ngoạn mục, hay các màn trình diễn ánh sáng sáng tạo, các lễ hội ánh sáng hàng năm dưới đây hứa hẹn sẽ làm mê mẩn thị giác người xem ngay cái nhìn đầu tiên. 1. Lễ hội ánh sáng Macau, Macau Ra mắt lần đầu...