Chàng trai 9X tặng 100 đôi giày cho sinh viên nghèo
Số lượng giày kinh doanh còn nhiều, thay vì thanh lý để thu hồi vốn, anh chàng Bỉnh Khôi, chủ một shop giày ở TP.HCM, đã quyết tặng gần 100 đôi giày cho sinh viên nghèo.
Chủ shop 9X trân trọng tặng từng đôi giày cho các bạn sinh viên nghèo – NVCC
Phạm Bỉnh Khôi (29 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) chia sẻ số giày mà anh đã cho trị giá hơn 40 triệu đồng. Nguyên nhân vì mùa dịch Covid-19, shop kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ban đầu anh dự định sẽ thanh lý để lấy lại một nửa số vốn, nhưng trong một buổi tối khi đăng bài tặng một vài đôi giày lên một nhóm cộng đồng cho nhận đồ, thấy có nhiều bạn sinh viên khó khăn, các bạn muốn xin giày để đi học nên anh chàng quyết định gom toàn bộ số giày của shop tặng miễn phí.
Trong group chia sẻ đồ dùng bài đăng tặng giày của anh chàng thu hút hàng trăm lượt tương tác. Không chỉ những người được nhận giày, mà nhiều người không xin giày cũng tỏ ra khâm phục trước tấm lòng của anh chàng. Bạn Duy Khải Vương Trần bình luận: “Cám ơn lòng tốt của bạn, hy vọng sẽ có nhiều người cần hơn sẽ đến với tay của họ”.
Một bạn sinh viên nhận được giày từ Bỉnh Khôi chia sẻ: “Anh ấy tặng miễn phí nhưng gói ghém kỹ lắm, lúc em inbox lấy giày thì còn hỏi em có mặc quần áo cũ không vì đồ cũ nên anh ngại cho. Thế là ảnh soạn giày rồi quần áo bỏ vào hộp thơm phức tặng em luôn”.
Bỉnh Khôi cẩn thận gói từng đôi giày gửi tặng – NVCC
“Lá rách thì tôi đùm lá tả tơi”
Liên lạc với chủ shop, Bỉnh Khôi bộc bạch: “Nhiều người nghĩ tôi mang cả kiện giày đi tặng vậy chắc tôi giàu có, hào phóng lắm. Nhưng không phải vậy. Cuộc sống của tôi cũng bình thường. Tôi chỉ tặng cho các bạn sinh viên khó khăn. Tôi nghĩ những đôi giày nhỏ nhưng với tấm lòng to, có thể giúp đỡ, tạo một ít động lực cho các bạn sinh viên nghèo cố gắng học tập.
Có những em vượt đường xa qua tận nhà tôi chỉ để lấy giày đi học vì không có tiền mua, điều đó làm tôi cảm động và muốn giúp đỡ nhiều hơn. Ba mẹ dạy tôi sống phải nhìn lên nhưng cũng phải nhìn xuống. Mình nghèo thì có người còn nghèo hơn. Lá lành đùm lá rách còn tôi là lá rách thì tôi đùm lá tả tơi. Ban đầu có người ngỏ lời mua lại kiện giày một nửa giá là hơn 20 triệu, với tôi số tiền đó không nhỏ nhưng nó sẽ trở nên to hơn khi tôi dùng để giúp nhiều bạn sinh viên nghèo”.
Video đang HOT
Được biết Bỉnh Khôi cũng là một nhà văn, một người khởi nghiệp trẻ tuổi được nhiều bạn trẻ yêu quý.
Anh chàng người Mỹ sống ở Việt Nam xúc động chia sẻ về bão lũ miền Trung: "Các bạn đối mặt với mẹ thiên nhiên bằng sự gắn kết mà tôi chưa từng thấy!"
Khi được chúng tôi phỏng vấn về vấn đề bão lũ tại Việt Nam, anh chàng quốc tịch Mỹ sau 5 năm sống và làm việc tại Việt Nam cho biết: Rất cảm động!
Ngay lúc này, bão lũ miền Trung có lẽ là sự quan tâm của đại đa số người dân Việt. Có người nói họ gần như muốn giấu năm 2020 đi, vì nó "khủng khiếp quá", trong trí nhớ người dân miền Trung bốn bề là sự chiếm đóng vô lối của nước lũ, ruộng nương cũng thành biển rộng cô lập hoàn toàn xóm làng và nhà dân. Riêng tại các tỉnh thành lân cận có lẽ họ sẽ nhớ mãi hình ảnh người đàn ông quỳ gối khóc trước dòng lũ vì mất vợ, mất con.
Người miền Trung đã hứng chịu những hậu quả nặng nề từ thiên tai.
Nước lũ cuốn đi vợ con của người đàn ông này, đây là hình ảnh khiến người Việt "ám ảnh".
Giữa những khó khăn chồng chất, thì người Việt đã dang tay ôm lấy đồng bào theo đúng đạo lý "Lá lành đùm lá rách". Hình ảnh về những đoàn từ thiện, những chiếc xe cứu trợ hay những người trắng đêm gói bánh gửi đồng bào có lẽ sẽ khiến bạn nhớ mãi và đặc biệt hơn khi câu chuyện ấy có sự chứng kiến của người ngoại quốc.
Anh Brandon Hurley (32 tuổi, quốc tịch Mỹ) là một trong những người Mỹ đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã chia sẻ câu chuyện về bão lũ miền Trung trong sự quan sát của mình những ngày qua. Trong suốt 5 năm ở Việt Nam, có lẽ năm nay là năm giúp anh có thể hiểu gần như khái quát và yêu Việt Nam nhiều hơn vì những hình ảnh đẹp mà anh đã được chứng kiến.
Anh chàng ngoại quốc dành nhiều tình yêu thương cho người Việt và chia sẻ với người miền Trung ngay lúc này.
"Bão lũ ở Việt Nam làm mình buồn mỗi khi nghe nhắc đến. Tôi đến từ Florida - nơi có lịch sử bão quét lâu đời và để lại nhiều hậu quả nặng nề. Tôi còn nhớ trong thời gian học trung học, gia đình tôi đã trải qua bốn cơn bão trong hai tháng, vì vậy mình hiểu nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như thế nào. Thời tiết ở Việt Nam rất giống Florida. Có khi rất nóng và có khi mưa liên tiếp. Thậm chí, có thể mưa bất cứ lúc nào và tất nhiên thiên tai là khá phổ biến. Thật không may cho miền Trung Việt Nam, họ dường như đang ở một nơi chịu nhiều thiệt hại do thiên tai", anh Hurley Work chia sẻ.
"Thật không may cho người dân miền Trung", anh Hurley Work chia sẻ. Ảnh: Gia Đoàn
Lực lượng chức năng tiến hành công tác cứu trợ người dân.
Chứng kiến những sự mất mát, đau thương mà thiên tai mang đến cho miền Trung, anh Hurley cho biết anh rất lấy làm tiếc về điều này và cảm thấy thương người dân miền Trung bởi những gì mà họ đã phải gánh chịu.
"Mặc dù mình không thể nhận xét về người dân miền Trung, Việt Nam vì tôi không ở đó trong thời gian khó khăn này, nhưng tôi có thể nói rằng từ kinh nghiệm của mình rằng người Việt Nam đối phó với thời tiết rất tốt. Mặc dù ở Sài Gòn gặp mưa lớn nhưng cuộc sống vẫn diễn ra như thường lệ", anh Hurley Works nói tiếp.
Thời điểm người dân miền Trung đang oằn mình chống bão, Hurley đã nhìn thấy rất nhiều hình ảnh cây cối ngã đổ, lũ ngập nhà dân và gần như anh là người cảm nhận được chân thật nhất sự "khủng khiếp" này. Bên cạnh đó, đáng bất ngờ với anh là những hình ảnh người Việt Nam chia sẻ, kết nối với nhau mặc dù ở khoảng cách xa nhau.
"Mình đã thấy rất nhiều người tổ chức từ thiện và giúp đỡ cho công dân của Việt Nam, rất vui vì người Việt Nam luôn quan tâm đến nhau", anh chàng ngoại quốc này cho biết.
Suốt gần 5 năm sống tại Việt Nam, là người chứng kiến người Việt đương đầu với khó khăn từ thời điểm dịch bệnh đến thiên tai, lũ dữ. Anh Hurley luôn dành tình cảm đặc biệt cho người Việt.
"Hãy vững mạnh Việt Nam, chúng ta sẽ vượt qua được điều này", trong câu nói là anh chàng quốc tịch Mỹ này gửi đến miền Trung, đại từ không phải là từ "các bạn", là "mọi người" mà là "chúng ta".
Trước đó, Hurley Work từng gây ấn tượng tốt với người Việt khi liên tục xuất hiện trong trang phục áo dài - trang phục truyền thống của người Việt, thậm chí có lúc anh còn mặc cả đồ bộ xuống đường. Chia sẻ về điều này với truyền thông, anh chàng cho biết sau khi lấy vợ ở Việt Nam, nơi này đã trở thành quê hương thứ 2 của anh. Người dân luôn nồng hậu và rất quan tâm nhau.
Bị bóc phốt suất bún đậu 35.000 đồng mà đồ ăn lèo tèo được vài miếng, đã thế còn mỏng dính, chủ quán lập Facebook ảo chửi khách là "sinh viên nghèo dơ bẩn" "Tiền ít đòi ăn ngon", "tao lại ngán mày quá cơ",... là những lời xúc phạm đầy khiêu khích của chủ quán bún đậu mắm tôm này dành cho vị khách của mình. Cách đây ít giờ, một cô gái có tên N.T đã đăng đàn bức xúc tố chủ quán bún đậu mắm tôm chửi khách là "sinh viên nghèo hèn, dơ...