Chàng trai 9 lần lên bàn mổ sau tai nạn giao thông
Thần chết đã từ chối Phương sau vụ tai nạn giao thông, nhưng đã lấy đi đôi chân của cậu. Cuộc đời chàng trai 17 tuổi thay đổi hoàn toàn chỉ sau một đêm theo hướng “nghĩ đến đã thấy sợ”.
30/9/2017, Lương Hoàng Phương (phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM) được bạn chở về nhà sau buổi tập duyệt văn nghệ đón Trung thu ở phường. Từ phía sau, một chiếc xe ben lưu thông cùng chiều tông thẳng vào chiếc xe của Phương. Sau cú va chạm, Phương chưa biết sống chết thế nào.
3 ngày sau khi gây mê hồi sức, các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 cho biết “giữ được tính mạng cho Phương là sự kỳ diệu”, nhưng đôi chân bị nghiền nát buộc phải cắt bỏ.
100 ngày sau, bác sĩ thông báo Phương được về nhà. Cuộc đời trước mắt của chàng trai 17 tuổi lúc ấy đã khác hoàn toàn so với những gì Phương và cả gia đình tưởng tượng trước đó.
Cuộc sống của chàng trai 18 tuổi 9 lần lên bàn mổ sau khi mất chân Sau vụ tai nạn giao thông 1 năm trước, Lương Hoàng Phương bị mất đôi chân và sau đó vẫn phải lên bàn mổ 9 lần. Cuộc sống của em và gia đình đã thay đổi rất nhiều từ thời điểm đó.
Một năm sau đêm định mệnh
Căn phòng trọ vỏn vẹn 15 m2 trong một con hẻm nhỏ là nơi sinh sống của 4 thành viên trong gia đình Lương Hoàng Phương. Đó là hệ quả sau một năm dồn tiền chạy chữa và những tháng ngày triền miên nằm viện, lên bàn mổ của cậu con trai cả sau vụ tai nạn giao thông kinh hoàng.
Biến cố bất ngờ ập đến khiến gánh nặng kinh tế đè nặng lên đôi vai cha mẹ Phương. Bởi vậy, nhiều lần ghé thăm căn phòng trọ song chúng tôi chẳng bao giờ gặp cha của Phương. Cha bận chạy xe taxi từ mờ sáng cho đến tận khuya, còn mẹ thì làm tạp vụ theo ca cho một công ty để tiện cơm nước cho Phương và đưa đón cậu em trai 10 tuổi đi học.
Kể từ ngày thành người tàn tật, người mẹ trở thành đôi chân nối dài của Phương. Hàng ngày, chàng trai chỉ quanh quẩn trong căn phòng, mọi công việc sinh hoạt đều được mẹ trợ giúp.
Bức ảnh lưu niệm trong ngôi nhà của Phương, được chụp cách đây 2 năm, lúc cậu vẫn còn đôi chân lành lặn.
Hơn 100 ngày nằm viện và 9 lần lên bàn mổ
Sau khi gặp nạn, Phương được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 175. Để giữ được sinh mệnh hai chàng trai trẻ, bệnh viện phải kích hoạt quy trình báo động đỏ, huy động hết kíp trực cấp cứu cũng như xin máu từ nhiều cơ sở y tế để truyền cho hai nạn nhân. May mắn, cả hai chàng trai đều thoát khỏi lưỡi hái tử thần sau bao nỗ lực cứu chữa của bác sĩ.
Tỉnh dậy trong bệnh viện, Phương không biết vì sao mình lại nằm ở đây và càng không biết mình sẽ chẳng thể đi lại như người bình thường được nữa. Lúc ấy, mẹ em cũng không dám nói cho con trai biết sự thật.
“Mẹ luôn né tránh sau khi em tỉnh dậy, cố giấu cảm xúc. Đến khi bạn gái cùng lớp vào thăm, em mới biết mình đã mất đôi chân”, Phương nhớ lại.
Sau khi xảy ra biến cố, nửa thân người trên của Phương ứ nước nhiều do chức năng thận suy giảm và mặt nổi nhiều mụn do uống nhiều thuốc kháng sinh.
Nằm lâu, ít vận động, thận của Phương ứ nước, phải liên tục lọc máu để cấp cứu.
Một tuần, một tháng trôi qua, chị Bình – mẹ Phương – không biết đến bao giờ con mới được ra viện. Tháng ngày chiến đấu cùng con dường như khiến người mẹ kiệt sức. Chị sút gần 6 kg, đau đớn mỗi khi thay băng cho đôi chân của con trai đã cụt và phần vết thương hở vẫn thường xuyên rỉ máu.
Sau những tháng ngày nuôi con trong bệnh viện, cùng với bao nỗi lo toan, vất vả của một người mẹ, chị Bình sút gần 6 kg, người gầy rộc.
Thay băng là trải nghiệm kinh hoàng đối với Phương. Mỗi lần như vậy, bác sĩ phải tiêm móc phin giảm đau cho em nhưng chàng trai vẫn ghì chặt vào vai mẹ, thét trong đau đớn. Sau hơn 100 ngày nằm viện, bác sĩ thông báo Phương được về nhà. Đó là khoảnh khắc giải thoát cho cả hai mẹ con.
Trở về với cuộc sống không có nghĩa Phương được “tạm biệt” cánh cửa phòng mổ bệnh viện. Phần xương đùi của Phương còn phát triển và đâm vào phần thịt, cứ hơn một tháng chàng trai lại vào viện.
Bác sĩ đã thuộc làu khuôn mặt Phương cũng như quy trình điều trị: Vào phòng mổ, gây mê và cắt phần xương lồi và khâu. Từ lúc xuất viện đến nay, Phương đã lên bàn mổ 9 lần.
“Mỗi lần con lên bàn mổ, tôi ngồi ngoài chờ đợi con, những hồi ức ám ảnh về vụ tai nạn một năm trước lại trở về. Chốc chốc tôi lại nghĩ về tương lai, rồi Phương sẽ làm gì đây, cuộc đời con sẽ đi về đâu. Bởi, cha mẹ đâu thể mãi sống bên con suốt đời”, người mẹ vừa kể vừa không kìm được nước mắt.
Bác sĩ vẫn chưa thể trả lời người mẹ khi nào Phương không còn phải lên bàn mổ. Phần xương đùi vẫn tiếp tục phát triển bởi chàng trai còn đang trong tuổi lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc, cứ 45 ngày, chị Bình sẽ vẫn tiếp tục hành trình đẩy xe lăn đưa Phương vào phòng mổ.
Cứ 45 ngày, chị Bình lại đẩy xe lăn đưa Phương vào bệnh viện, đến nay đã được 9 lần.
Ước mơ của Phương
Những ngày nằm viện của Phương, cả nhà rơi vào khủng hoảng. Đó là cuộc khủng hoảng cả về kinh tế và nghiêm trọng hơn là cuộc khủng hoảng về tinh thần. Một năm sau biến cố, Phương vẫn buồn nhưng đã lạc quan hơn: “Em nghĩ mình còn sống là một điều gì đó may mắn rồi”.
Trước khi xảy ra tai nạn, chàng trai 17 tuổi, cao 1m70, mỗi ngày sau giờ học lại chạy đến một nhà hàng để học nghề bếp. “Hồi đó, em học ra nghề đứng bếp được 3 tháng, đã kiếm được tiền phụ giúp mẹ. Em vẫn nghĩ sau khi kết thúc phổ thông em sẽ đi theo con đường trở thành một đầu bếp cho một nhà hàng, khách sạn danh tiếng”, ký ức tươi đẹp ùa về với Phương khi nhắc lại ước mơ xưa.
Ngoài Phương, chị Bình còn có một cậu con trai đang tuổi ăn, tuổi học.
Bị mất đôi chân, ước mơ đầu bếp không thành, dù vậy, Phương vẫn quyết tâm thay đổi cuộc sống: “Em phải rẽ sang cách tìm hiểu về công nghệ thông tin thôi”.
Được một người thân cho chiếc laptop cũ, chàng trai chủ động đọc sách, và bắt đầu tìm hiểu về lập trình, thiết kế website. Theo chàng trai ấy, đây là cách để em vượt ra khỏi cái giường chật hẹp mỗi ngày.
Cả gia đình Phương vẫn đang cố hết sức mỗi ngày, mong có đủ tiền lắp một đôi chân giả cho em. Ước mơ giản đơn ấy của người mẹ hi vọng sẽ giúp cuộc đời Phương bớt gập ghềnh, có thể tự đi trên đôi chân của mình.
Hơn 1 năm trôi qua, hồ sơ vụ tai nạn của Phương khi bị xe ben đâm từ phía sau vẫn chưa có hồi kết. Phương và cha mẹ vẫn đang phải chờ phán quyết cuối cùng, công bằng, thỏa đáng từ pháp luật dù mất mát với gia đình đã hiển hiện ngay sau đêm định mệnh cách đây hơn một năm. “Tôi mong đợi phán quyết cuối cùng của tòa để cho cả hai bên đều thanh thản”, chị Bình nói.
Theo Zing
Cậu bé trở về từ cõi chết sau 28 ngày hôn mê
Tuấn Anh gặp tai nạn giao thông bị xe buýt cán lên người, trải qua hơn 40 ngày điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 TP HCM.
Sáng 25/6, Tuấn Anh hồi phục xuất viện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Hơn 40 ngày ròng rã cam go, có những lúc cậu bé 13 tuổi tưởng chừng không qua khỏi. Cậu bé khỏe mạnh từng là vận động viên điền kinh của trường, nay đang nỗ lực tập luyện để có thể đến lớp vào năm học mới.
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 cho biết bệnh nhân vào viện cấp cứu sáng 15/5 trong tình trạng nguy kịch, hôn mê. Bệnh viện khẩn cấp phát lệnh báo động đỏ, các bác sĩ từ nhiều chuyên khoa đánh giá đây là ca đa chấn thương rất nặng. Bệnh nhân bị rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy hô hấp rất nặng phải đặt ống nội khí quản.
"Khi đặt ống nội khí quản vào thì có máu trào ra theo ống, bệnh nhân tràn khí nhiều dưới ngực nên các bác sĩ tiến hành hồi sức luôn, triển khai ngay các xét nghiệm cấp cứu", bác sĩ Thành chia sẻ. Lồng ngực bệnh nhân có biểu hiện bất thường, nghi ngờ tràn khí vào khoang màng phổi nên bác sĩ quyết định dẫn lưu khoang màng phổi ngay tại khoa cấp cứu.
Sau khi dẫn lưu, hô hấp, huyết động ổn định, bệnh nhân được chụp CT. Kết quả phát hiện 5 xương sườn bị gãy, dập phổi hai bên rất nặng, nhất là phổi bên trái, kèm theo chấn thương sọ não, lún sọ vùng đỉnh trái. Dù đã dẫn lưu nhưng tình trạng chảy máu vẫn chưa cải thiện, các bác sĩ nhận định khả năng có tổn thương phổi do xương sườn gãy chọc vào thùy phổi.
Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Vào mổ ghi nhận có tổn thương thủng hai vị trí phân thùy trên phổi trái. Các bác sĩ đã khâu cầm máu, giải quyết vấn đề dẫn lưu khoang màng phổi bên trái. Về khoa hồi sức, bệnh nhân tiếp tục được thở máy, phối hợp các khoa để điều chỉnh nội mô, xử lý vết thương vùng hốc nách bên trái. Do xe buýt đẩy nên bệnh nhân tổn thương da rất rộng ở vùng thành ngực bên trái.
Tuấn Anh khỏe mạnh nhận hoa chúc mừng của các bác sĩ trong ngày xuất viện 25/6. Ảnh: Lê Phương.
Quá trình hồi sức của bệnh nhân đối diện nhiều sóng gió, diễn tiến rất nặng. Dù hồi phục các thông số về hô hấp nhưng có những lúc Tuấn Anh có biểu hiện rối loạn thông khí. X-quang tim phổi cho thấy có biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, phải tiến hành thở máy theo chiến lược bảo vệ phổi. "Bệnh cảnh thế này đòi hỏi bệnh nhân phải nằm yên tuyệt đối, nếu hơi tỉnh một tí lượng oxy sẽ tụt ngay nên có những thời điểm không đủ thuốc an thần, bác sĩ phải đi vay mượn ở các bệnh viện khác sử dụng", bác sĩ Thành chia sẻ.
Đại tá, bác sĩ Trần Lê Đồng, Phó Giám đốc phụ trách khối ngoại, Bệnh viện Quân y 175 cho biết có những thời điểm tưởng chừng bệnh nhân không thể vượt qua được. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn cố gắng kiên trì điều chỉnh từng bước một, đặc biệt là các thông số thở máy và tình trạng rối loạn nội mô, chống ứ đọng dịch ở phổi.
Sau 28 ngày hôn mê, bệnh nhân tỉnh lại và dần hồi phục. Ngoài tổn thương bên trong lồng ngực, dập phổi, Tuấn Anh còn tổn thương vùng da, đặc biệt vùng hốc nách nên được các bác sĩ phối hợp giải quyết. "Nghị lực cháu bé rất phi thường mới có thể chống chọi được như vậy", tiến sĩ Đồng đánh giá.
Mẹ Tuấn Anh cho biết gần một tháng con hôn mê, cả nhà khóc hết nước mắt và không dám nghĩ đến chuyện có thể qua khỏi. Đến khi con tỉnh lại và nhận ra bố mẹ, người thân, mọi người mới dám tin vào phép màu kỳ diệu đến từ các y bác sĩ.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Bệnh não mô cầu nhanh chóng cướp đi sinh mạng người bệnh Bệnh lây qua đường hô hấp, có thể làm chết một người đang khỏe mạnh chỉ trong 24 giờ sau triệu chứng sốt cao, đau đầu, cứng gáy, phát ban... Nam quân nhân 24 tuổi tại Gia Lai đột ngột sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy, phát ban huyết hình sao rải rác ngoài da. Bác sĩ chẩn đoán viêm màng...