Chàng trai 8X và thương hiệu tivi thuần Việt
Luôn trung thành khai thác thị trường điện tử vùng nông thôn, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của hàng triệu nông dân, chàng trai 8X Phạm Văn Tam – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện tử Asanzo, mỗi năm thu hàng nghìn tỷ đồng.
“Nông thôn đang nuôi tôi”
Đang tất bật với kế hoạch đẩy mạnh thị trường tiêu thị sản phẩm điện tử về vùng nông thôn dịp Tết Nguyên đán 2019, nhưng khi nghe tin có đoàn công tác T.Ư Hội Nông dân Việt Nam ghé thăm nhà máy sản xuất tivi “made in Vietnam” của mình, “ông chủ” 8X của Hãng điện tử Asanzo Phạm Văn Tam quyết định gác hết công việc, hủy các cuộc hẹn với các đối tác, chỉ vì một lý do đơn giản: “Nông thôn Việt Nam đang nuôi tôi, nuôi thương hiệu tivi thuần Việt, nên tôi rất chờ đợi các cuộc gặp gỡ thế này để mong làm được điều gì đó tri ân người nông dân khắp cả nước”.
Ông chủ 8X Phạm Văn Tam (áo trắng bìa phải) đang giới thiệu quy trình sản xuất tivi “made in VietNam” với Đoàn Công tác T .Ư Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: Quốc Hải
“Đối với những tập đoàn lớn, thị trường nông thôn chỉ là miếng bánh nhỏ nhưng đối với một doanh nghiệp nhỏ thì là lớn. Hơn nữa, nếu khai thác đúng thị trường này sẽ ngày càng nở to ra hơn. Thực tế đã chứng minh, Asanzo với chiến lược và sản phẩm đánh ứng tiêu chuẩn tốt, đẹp, rẻ nên đã tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng khắp các vùng quê của cả nước”. CEO Asanzo Phạm Văn Tam
Cách nói chuyện cởi mở, nhẹ nhàng nhưng đầy quyết tâm, CEO Asanzo Phạm Văn Tam đã có những chia sẻ với ông Thào Xuân Sùng – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam về những ước mơ, những quyết tâm và cả… tham vọng sẽ mang thương hiệu Asanzo sánh vai với các “ông lớn” điện tử hàng đầu thế giới như Samsung, Sony…
Sinh năm 1980 tại Quảng Ninh, sau khi học hết phổ thông, chàng trai 8X Phạm Văn Tam quyết định không học đại học mà khăn gói vào TP.HCM lập nghiệp. Vốn có duyên với chiếc tivi từ năm 11 tuổi, cùng với đam mê máy móc đã thôi thúc Phạm Văn Tam quyết tâm tạo ra chiếc tivi mang thương hiệu Việt, tự xây đế chế cho riêng mình.
Nghĩ là làm, Tam quyết định khăn gói đi khắp các miền quê cả nước, từ Quảng Ninh miền địa đầu của Tổ quốc đến mũi Cà Mau, tất cả chỉ để tìm hiểu nhu cầu và khả năng của người tiêu dùng. “Lấy ví dụ, ở các vùng sông nước như Cà Mau, Kiên Giang… nhiều người dân đều sử dụng ghe thuyền để đi lại và cư trú như một ngôi nhà trên sông nước, do điện vẫn chưa phủ sóng hết và nhiều thiết bị chạy bằng ắc quy, không gian rộng lớn nên loa phải to nghe mới… “đã”. Asanzo đã tận dụng những đặc điểm này để giới thiệu dòng tivi chạy bình ắc quy đáp ứng tất cả các yêu cầu của bà con”- anh Tam kể.
Đi các vùng miền khác, ông chủ 8X của Asanzo nhận ra người Việt rất thích hát karaoke. Vì vậy, sản phẩm tivi của hãng được tích hợp luôn phần mềm Karaoke Offline với 12.000 bài hát, giúp người tiêu dùng thoả mãn đam mê ca hát… Nhờ hiểu hết nhu cầu của người tiêu dùng khắp các vùng nông thôn Việt Nam.
Chiến lược “ăn, ngủ” với thị trường nông thôn
Video đang HOT
Doanh số ước tính năm 2018 đạt tới gần 5.000 tỷ đồng, điểm bán hàng và bảo hành sản phẩm tăng lên tới con số 15.000, 6 nhà máy với 2.000 công nhân viên – một thành quả quá sức bất ngờ với một doanh nghiệp chỉ mới được… 5 tuổi. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế dưới sự điều hành của một ông chủ 8X luôn luôn có tư duy muốn đột phá, có thể thấy được thành quả này không phải là đến từ sự may mắn. Chẳng hạn, với lần ra mắt TV OLED đầu tiên, Asanzo đã giới thiệu FPT Play, ứng dụng tích hợp cho phép người xem truy cập hơn 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, để theo dõi Ngoại hạng Anh mùa giải 2017-2018 và đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người nông dân khắp các vùng quê. Hoặc, với các sản phẩm ĐTDĐ, Asanzo cũng thiết kế các mẫu sản phẩm mới với đầy đủ tính năng của một smartphone hiện đại nhưng giá thành chỉ 1,5-2 triệu đồng…
“Sắp tới, Asanzo sẽ ra mắt tủ lạnh tiết kiệm điện cho nông thôn. Đây là cách phục vụ và cũng là chiến lược lâu nay của công ty là mang lại tiện ích lớn nhất cho người nông dân, giúp nông dân tiếp cận công nghệ mới nhất nhưng đồng thời cũng tránh nỗi lo về tốn kém chi phí của người dân”- anh Tam chia sẻ.
CEO Asanzo cũng cho biết, hiện nay linh kiện sản xuất màn hình của Asanzo được mua lại từ Samsung nhưng do luật quy định nên anh không nhập được sản phẩm từ nhà máy Samsung tại Bắc Ninh mà phải nhập từ Hongkong, vì vậy chi phí bị đẩy lên cao.
Ghi nhận những ý kiến và chia sẻ của CEO Asanzo, ông Thào Xuân Sùng đánh giá cao những đóng góp tích cực của doanh nghiệp trong việc sản xuất ra các sản phẩm điện tử, đồ gia dụng chất lượng cao, mức giá phù hợp với túi tiền của người nông dân còn khó khăn về điều kiện kinh tế. Chủ tịch Thào Xuân Sùng cũng cho biết, sẽ tìm cách tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng kết nối để Asanzo của chàng trai 8X Phạm Văn Tam có thể mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu hàng điện tử “made in Vietnam” vươn lên tầm thế giới.
Theo Danviet
Cách mạng 4.0 trong nông nghiệp là xoá chuyện giải cứu nông sản
"Bức tường thành cao nhất với người nông dân hiện nay là cái nghề, là kiến thức, bởi không có kiến thức thì không thể đi xa được trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay".
Đó là khẳng định của ông Thào Xuân Sùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam trong buổi gặp gỡ đối thoại với các doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại TP.HCM.
Ông Thào Xuân Sùng (thứ 2 từ trái qua) trong buổi làm việc với PVFCCo (Đạm Phú Mỹ) - Ảnh: Quốc Hải
Trọng tâm của buổi gặp gỡ, đối thoại này ngoài mục đích lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các DN về các chính sách để tìm ra giải pháp, kiến nghị lên Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời cũng tạo mối liên kết chặt chẽ giữa T.Ư Hội Nông dân Việt Nam với các DN để tìm hướng đi cho nông sản Việt, nâng cao chuỗi giá trị nông sản, tạo sinh kế cho người nông dân khắp cả nước.
Trọng tâm là "tri thức hóa" cho nông dân
Tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp nông nghiệp, ông Thào Xuân Sùng trăn trở, trên toàn quốc, giai cấp nông dân chiếm hơn 70% dân số nhưng con số thống kê mới nhất cho thấy, số nông dân được đào tạo nghề có chứng chỉ chỉ đạt 26%. Đáng nói là lực lượng nông dân có chứng chỉ nghề đó mới chỉ biết sản xuất hàng hóa, còn lại các kiến thức để làm sao tham gia chuỗi giá trị hàng hóa thì chưa đáp ứng được.
Ông Thào Xuân Sùng (bìa phải), Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam trao quà tặng là sản phẩm nông nghiệp "cây nhà lá vườn" cho đại diện PVFCCo
"Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII này, tất cả Hội Nông dân các cấp sẽ cùng ngồi lại để đề ra các giải pháp đổi mới toàn diện về các nội dung, phương thức hoạt động của Hội Nông dân các cấp để từ đó hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn tốt nhất. Trong đó, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là "tri thức hóa" cho người nông dân để làm sao cho người nông dân đáp ứng các tiêu chuẩn làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế", ông Sùng tâm tư.
Cụ thể, theo ông Sùng, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam sẽ gõ cửa các DN, tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để cùng ngồi lại lắng nghe, chia sẻ những khó khăn vướng mắc...
Đặc biệt, thông qua lần gặp gỡ này, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cũng muốn kết nối chặt chẽ hơn với DN theo chỉ thị về liên kết 6 nhà của Thủ tướng Chính phủ để tìm ra các giải pháp hỗ trợ nông dân.
"Tôi mong các DN sẽ cử các chuyên gia soạn thảo những kiến thức về chăm sóc cây trồng, cách bón phân đúng kỹ thuật, cách làm nông sản sạch... để cùng kết hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền kiến thức nông nghiệp cho người nông dân. Bởi thực tế mà nói, người nông dân Việt Nam đã canh tác đi hết chiều rộng, bây giờ chuyển sang chiều sâu là đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng đa số người nông dân chưa... biết bơi. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ của DN và Hội Nông dân Việt Nam với vai trò đầu tàu...", ông Sùng ví von.
Món quà "cây nhà lá vườn" được lãnh đạo T.Ư Hội Nông dân Việt Nam gửi tới Công ty CP Phân bón Bình Điền để cảm ơn mối quan hệ "Đồng hành với nhà Nông" thời gian qua.
Trước trăn trở của lãnh đạo T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, ông Lê Cự Tân, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất và Dầu khí (PVFCCo, HoSE: DPM), cam kết, sản xuất phân bón cũng là từ tài nguyên quốc gia, vì vậy PVFCCo luôn tâm niệm, sẵn sàng hỗ trợ tất cả vì người nông dân. "T.Ư Hội Nông dân Việt Nam hãy đứng ra tổ chức các hội thảo, biên soạn giáo trình nâng cao kiến thức về sử dụng phân bón, chăm sóc cây trồng... PVFCCo sẽ cử các nhà khoa học cùng tham gia biên soạn các giáo trình đó để phổ biến kiến thức cho người nông dân", ông Tân khẳng định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) cũng cho biết, mặc dù tình hình kinh doanh năm 2018 này gặp rất nhiều khó khăn do nhiều yếu tố về thời tiết, giá nông sản sụt giảm, phân bón nhập khẩu về ồ ạt và không chịu thuế... khiến lợi nhuận 9 tháng 2018 chỉ đạt khoảng 72% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ lâu nay Bình Điền với phương châm luôn là "Bạn đồng hành với nhà nông" nên tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII này, Bình Điền sẽ tích cực "hiến kế" các giải pháp để giúp nông dân "vững bước" trong Cuộc Cách mạng 4.0 đang trở thành xu thế tại Việt Nam hiện nay.
"Chúng tôi sẽ động viên một thành viên chủ chốt trong ban lãnh đạo Công ty tham gia làm ứng viên Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, bởi chỉ có tham gia vào bộ máy tổ chức Hội Nông dân Việt Nam thì mới có thể lắng nghe, hiểu, cảm thông và chia sẻ với người nông dân cách tốt nhất. Từ đó, chúng tôi dưới góc độ điều hành doanh nghiệp mới có thể trở thành người bạn đồng hành mãi mãi với người nông dân khắp cả nước", ông Thiệu chia sẻ.
Đừng để nông sản phải chờ... "giải cứu"
Bên cạnh câu chuyện về "tri thức hóa" cho người nông dân, một vấn đề trọng tâm khác mà Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng đặt ra với các doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là câu chuyện đầu ra cho nông sản Việt.
Tại Công ty CP Hàng không VietJet (HoSE: VJC), ông Sùng đã đặt vấn đề về việc kết nối các sản phẩm nông nghiệp sạch, đặc sản các vùng quê Việt Nam... lên các chuyến bay của hãng hàng không này. Theo ông Sùng: "Việc đưa nông sản sạch, đặc sản Việt Nam lên các chuyến bay của VietJet đi khắp cả nước, qua 11 nước bạn mà Vietjet có đường bay không chỉ góp phần giải quyết câu chuyện tìm đầu ra cho nông sản Việt mà qua đó còn góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam cho bạn bè năm châu".
Lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giới thiệu chiến lược kinh doanh của mình với ông Thào Xuân Sùng (ở giữa), Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam
Trong khi đó, với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - một tập đoàn lớn đang bắt đầu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp ở khâu phân phối sản phẩm - ông Sùng đánh giá cao hướng đi và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Tập đoàn này.
"Mới đây, trong một cuộc họp với UBND TP.HCM, tôi có một bài tham luận về nền nông nghiệp đô thị tại TP.HCM, trong đó tôi đã đặt vấn đề và đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao thu nhập cho người nông dân, tăng chất lượng đầu tư cho nông nghiệp... và quan trọng nhất là làm sao để xây dựng thành công chuỗi giá trị nông sản vì đó mới là căn cơ để giải quyết sinh kế cho người nông dân TP nói riêng, cả nước nói chung. Sau bài phát biểu, đồng chí Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã ôm tôi và xúc động khi tôi đã chỉ ra một số giải pháp để giúp TP.HCM trở thành trung tâm kết nối nông sản cho Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và một phần của Tây Nguyên theo đúng chỉ thị đề ra tại Nghị quyết T.Ư 8 vừa qua", ông Sùng nói.
Theo ông Sùng, chiến lược của Vạn Thịnh Phát trong việc phát triển hệ thống kho vận để tiêu thụ nông sản là một hướng đi chính xác. Câu chuyện về một nước Nhật Bản đâu có được tài nguyên và thuận lợi như TP.HCM nhưng lại phát triển mạnh mảng nông nghiệp nhờ hệ thống kho vận hiện đại là một câu chuyện đáng suy gẫm và để chúng ta học hỏi, bởi nếu làm tốt việc kết nối nông sản, TP.HCM sẽ là mắt xích quan trọng trong xây dựng chuỗi giá trị.
"Tôi hy vọng, trong vài năm tới nhờ sự hợp tác giữa T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và các DN, tập đoàn nông nghiệp, nhất là những DN 'dám nghĩ, dám làm' như Vạn Thịnh Phát sẽ giúp tạo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là... đẩy lùi câu chuyện "giải cứu nông sản" đang nhức nhối thời gian qua", ông Sùng tin tưởng.
Theo Danviet
Trà Vinh: Lý do bổ nhiệm cựu chủ tịch TP bị kỷ luật làm giám đốc sở Việc điều động, bổ nhiệm ông Phạm Văn Tám xuất phát từ nhu cầu công tác cán bộ vì tỉnh Trà Vinh đang khuyết chức Giám đốc Sở Công thương. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Trà Vinh Lâm Minh Đằng thông tin với VietNamNet, việc điều động, bổ nhiệm cựu Chủ tịch TP.Trà Vinh Phạm Văn Tám làm Giám đốc Sở Công...