Chàng trai 28 tuổi bị ăn mòn dạ dày chỉ vì không làm điều này khi uống thuốc
Nhiều người cũng thường hay mắc phải thói quen này nhưng không ngờ nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe như vậy.
Mỗi khi uống thuốc, chúng ta thường đặt sẵn bên cạnh một ly nước lọc để uống cùng thuốc. Vậy nhưng, một số người vì lười đi lấy nước nên chọn cách nuốt trực tiếp viên thuốc vào bụng mà không cần nước. Điều này có thể thuận tiện cho bạn lúc đó nhưng lại gián tiếp gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe khôn lường. Điển hình như trường hợp của chàng trai người Trung Quốc sau đây.
Chàng trai này tên là Kang Mo (28 tuổi), do cảm thấy vùng bụng dưới của mình hay bị khó chịu nên đã quyết định đi mua một vài viên thuốc giảm đau về uống. Tại hiệu thuốc, sau khi trao đổi tình trạng bệnh của mình, người bán hàng đã đưa thuốc cho anh và kèm theo lời dặn “nhớ uống thuốc với nước” để tránh nguy cơ gây tổn thương dạ dày.
Đêm hôm đó, Kang Mo tỉnh dậy và chợt nhớ ra là mình chưa uống thuốc nên vội vàng lấy một viên thuốc và nuốt luôn mà không đi lấy nước. Sau đó, anh chàng này nằm xuống ngủ tiếp. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 tiếng sau, Kang Mo thấy đau ngực dữ dội, anh ho liên tục và cảm thấy rất khó chịu. Lúc này, Kang Mo mới nhớ tới lời dặn của người bán thuốc nên anh vội vàng đi lấy nước uống.
Sau khi uống nước, tình trạng đau ngực vẫn không giảm bớt, thậm chí anh còn ho ra cả máu. Sáng hôm sau, Kang Mo quyết định tới bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, sau khi nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện dạ dày của Kang Mo đã bị ăn mòn, xuất hiện một vét loét to.
Bác sĩ cho biết, chính việc nuốt chửng thuốc đã khiến Kang Mo gặp phải tình trạng này. Do nước là phương tiện giúp vận chuyển thuốc đi vào cơ thể trơn tru, không bị mắc kẹt lại ở cơ quan nào. Đồng thời, nước cũng giúp làm giảm bớt nguy cơ nghẹt thở khi viên thuốc đi xuống thực quản.
Video đang HOT
Từ trường hợp của Kang Mo, khi uống thuốc, bạn nên chú ý uống khoảng 2 – 3 ngụm nước. Bởi nếu uống quá ít nước thì nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những cách uống thuốc sai lầm có thể dẫn đến tử vong:
- Tùy tiện kết hợp các loại thuốc với nhau không theo sự chỉ định từ bác sĩ.
- Uống thuốc quá liều quy định.
- Nghiền, bẻ nhỏ viên thuốc tùy tiện.
- Vừa nằm vừa uống thuốc.
- Không uống nước lọc khi nuốt thuốc.
Nguồn: Dispatch
10 điều gây hại cho sức khỏe khi ăn tỏi sai cách
Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời của tỏi tới sức khỏe, nhưng có một số trường hợp tỏi lại gây hại cho sức khoẻ nếu dùng không đúng.
Ảnh minh họa
1. Nấu chín tỏi: Việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi - allicin. Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hoá bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
2. Tỏi để lâu: Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu. Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
3. Ăn thường xuyên, liên tục: Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày), không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra bệnh viêm kết mạc mắt.
4. Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác: Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày.
5. Khi đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
6. Người bị bệnh về mắt không ăn tỏi: Ăn nhiều tỏi không tốt và dễ gây tổn thương cho mắt vì tỏi có tính hăng, khi ăn vào sẽ xông lên hốc mắt.
7. Người bệnh gan: Vốn dĩ tỏi có tính hăng, lại có tác dụng kích thích, tăng nhiệt trong cơ thể, người bị bệnh gan mà ăn tỏi hàng ngày thì càng làm cho gan bị nóng, lâu dài sẽ bị tổn thương. Trong tỏi có thành phần dễ bay hơi nên khi ăn vào cơ thể sẽ có thể làm giảm hemoglobin trong máu, dẫn đến thiếu máu và khiến cho bệnh gan càng nặng nề hơn.
8. Bị tiêu chảy: Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.
9. Người bị bệnh thận: Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
10. Người có sức đề kháng yếu: Theo kinh nghiêm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI (Kiến thức gia đình số 1)
Theo nongnghiep
Nữ giới có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng nếu thuộc một trong những đối tượng sau Xoắn buồng trứng là căn bệnh có thể gặp phải ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ 20 - 40 tuổi. Nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì nữ giới sẽ không gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản của mình. Xoắn buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị tụt xuống và xoắn...