Chàng trai 26 tuổi sử dụng đến… 3 quả tim
Jaren Winings đang sử dụng trái tim thứ ba trong cuộc đời. Sau khi trái tim thứ nhất trong cơ thể được thay, Winings đã sống nhiều năm với trái tim thứ hai. Mới đây, anh thay tim một lần nữa và sống với trái tim thứ ba.
Ảnh minh họa
Winings, 26 tuổi, mắc bệnh tim bẩm sinh và phải thay tim khi mới 8 tuổi. Trái tim hiến tặng đó chung sống với anh được hơn 18 năm nhưng sau đó bị cơ thể đào thải, theo Fox News.
Lần thay tim đầu tiên diễn ra vào năm 1999. Lúc ấy, gia đình Winings đã vô cùng lo lắng cho sinh mạng của anh. Trong lần thay tim thứ hai, Winings may mắn tìm được người hiến tim.
Vào ngày 23.6, anh đã trải qua ca phẫu thuật ghép tim lần hai, cũng là quả tim thứ ba trong cuộc đời, tại Trung tâm Y tế Đại học Minnesota (Mỹ). Tuy nhiên, 5 ngày sau phẫu thuật, biến chứng xảy ra và Winings đã hôn mê trong 9 ngày.
Video đang HOT
Ông trước đó đã tìm cách gây quỹ trên trang GoFundMe để trang trải các chi phí điều trị cho mình. Winings đã nằm viện suốt 6 tháng qua, được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ sức khỏe, sau đó tiến hành ghép tim và đang dần hồi phục.
Winings bắt đầu nhập viện vào tháng 2.2018. Trước khi được ghép tim vào ngày ngày 23.6, anh đã chờ suốt 4 tháng rưỡi để tìm ra người hiến tạng.
“Tôi đã chờ đợi trái tim này suốt 4 tháng rưỡi”, anh nói.
Sau cơn hôn mê, Winings đã tỉnh và dự kiến sẽ được xuất viện vào tuần sau, theo Fox News.
Theo thanhnien.vn
Cô bé 2 tuổi được ghép 2 lá phổi đã xuất viện
Nhờ hai lá phổi của người hiến tặng, cô bé Mae Vogel-Koslow (2 tuổi, ở Somerville, Mass., Mỹ) đã được cứu sống. Bé khỏe mạnh và xuất viện về nhà sau 20 tháng điều trị ở bệnh viện.
Mae Vogel-Koslow đã được cứu sống nhờ được ghép hai lá phổi - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FOX NEWS
Theo Fox News ngày 17.7, bé Mae được chẩn đoán bị bệnh phổi kẽ ở trẻ sơ sinh - tổn thương gây ra sẹo tiến triển ở mô phổi, gây tình trạng khó thở và thiếu ô xy cho cơ thể.
Theo Hiệp hội Phổi Anh, có hơn 200 loại bệnh phổi này. Đây là bệnh phải điều trị lâu dài. Liệu pháp ô xy là phương pháp điều trị được dùng phổ biến cho căn bệnh này; nó giúp giảm triệu chứng là chủ yếu và ngăn tổn thương cũng như nhiễm khuẩn nặng.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải ghép phổi như bé Mae vì những phương pháp điều trị khác đều không mang đến hiệu quả.
Đến tháng 8 năm ngoái, căn bệnh hiếm gặp này đã làm sức khỏe của bé Mae ngày càng tệ sau một thời gian dài cuộc sống em gắn liền với máy thở.
Bệnh viện Nhi Boston buộc phải tìm người hiến tặng phổi để ghép cho bé với hy vọng có thể cứu sống em.
Chỉ sau 30 ngày thông báo tìm kiếm người hiến tặng, bệnh viện đã tìm được người hiến tặng phù hợp và các bác sĩ của bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật ghép hai lá phổi vào 16.9.2017.
Ba tuần sau phẫu thuật, bé Mae đã không còn phải dùng máy thở và đã tự đi ra được đến cửa trước của bệnh viện với ba mẹ và chị gái (4 tuổi).
"Thật kỳ diệu khi nhìn thấy con gái nhỏ sống khỏe mạnh và chúng tôi không tin đó là thật khi các bác sĩ nói với chúng tôi con gái Mae có thể về nhà. Bây giờ, cô bé đã có thể bơi được trong làn nước biển mát", mẹ của Mae (Koslow, 41 tuổi) hạnh phúc nói với Fox News.
Gia đình bé đang viết thư cám ơn người hiến tặng và hẹn gặp nhau khi có thể để nói lời cám ơn này.
Hai lá phổi là món quà đặc biệt cho gia đình của bé Mae, nhưng trái lại đó là một sự mất mát của gia đình người hiến tặng vì con họ đã mất đi, rồi hiến tặng phổi cho người khác sống.
Theo thanhnien.vn
Lấy tạng hiến của tử tù: Sẽ phạm tội giết người Để đảm bảo tạng của tử tù còn sử dụng được và ghép cho người sống đòi hỏi tử tù còn sống. Làm điều này sẽ phạm vào tội giết người để lấy bộ phận cơ thể người, chưa kể nhiều hệ lụy khác. GS. TS. BS Trần Ngọc Sinh, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Ghép tạng Việt...