Chàng trai 26 tuổi chết vì xuất huyết não sau khi nhổ răng khôn, cảnh báo những lưu ý khi nhổ răng khôn
Theo các cuộc khảo sát, khoảng 54% trong số những người có độ tuổi từ 16-25 có răng khôn, trong đó khoảng 44% bị ảnh hưởng bởi phiền toái do răng khôn đem lại.
Người trưởng thành bình thường thường có 28-32 răng, trong khi những người có răng khôn có thể có 34, 36 hoặc thậm chí 38 răng. Răng khôn là răng cuối cùng mọc lên, vì vậy chúng ta gọi là “răng khôn”, ngụ ý sự xuất hiện của trí tuệ. Nhưng có một thực tế chắc chắn rằng răng khôn mang lại sự đau đớn mỗi khi nó mọc lên. Do răng khôn mang đến nhiều phiền toái, đau đớn, nên nhiều người đã lựa chọn nhổ răng khôn.
Chàng trai chảy rất nhiều máu sau khi nhổ răng khôn
Theo báo cáo, ngày 25/5, Lưu Quốc Phan, 26 tuổi ở Hàng Châu, Trung Quốc, bị chảy rất nhiều máu sau khi nhổ răng khôn, sau đó cậu bị sốt cao. Các bác sĩ ở Bệnh viện trung tâm thành phố Hàng Châu chẩn đoán Lưu Quốc Phan bị sốt do nhiễm vi khuẩn. 10 ngày sau đó Lưu Quốc Phan qua đời, nguyên nhân dẫn đến cái chết là do xuất huyết não và thoát vị não.
Tại sao có thể bị xuất huyết não sau khi nhổ răng khôn?
Trên thực tế, ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn đối với sức khỏe có liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như kỹ thuật của nha sĩ, lựa chọn thuốc gây mê và ngưỡng chịu đau của bệnh nhân. Với sự phổ biến của công nghệ nhổ răng xâm lấn tối thiểu và sự tiến bộ của các công nghệ khác nhau, trong những trường hợp bình thường, nhổ răng khôn sẽ không gây ra quá nhiều đau đớn.
Đối với bệnh nhân tử vong do xuất huyết não sau khi nhổ răng, nguyên nhân gốc rễ cái chết của bệnh nhân không phải là nhổ răng, mà là tình trạng cơ thể của chính người bệnh, sức đề kháng kém và nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ răng, cuối cùng, nó lây lan, dẫn đến nhiễm trùng hệ thống. Tất nhiên, sự xuất hiện của xuất huyết não sau khi nhổ răng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như tắc mạch sau khi nhiễm trùng, đông máu nội mạch lan tỏa do nhiễm trùng hoặc xuất huyết, răng khôn gây đau đớn trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng kéo dài gây xuất huyết não.
Video đang HOT
Thời gian tốt nhất để nhổ răng là khi nào?
Nhổ răng vào buổi sáng là tốt nhất
Nên nhổ răng vào buổi sáng và tránh vào buổi chiều. Bởi vì sau khi nhổ răng vào buổi sáng, nếu bạn bị chảy máu hoặc có các triệu chứng khó chịu khác, bạn có thể tìm bác sĩ kịp thời. Khi bạn định nhổ răng, cần phải đảm bảo đã ăn sáng ngày hôm đó, cố gắng không nhổ răng khi bụng đói. Nếu không ăn sáng khi nhổ răng có thể gây hạ đường huyết, đau đớn có thể dẫn đến ngất. Ngoài ra, tốt nhất nên ngủ đủ giấc trước khi nhổ răng.
Những người này cần chú ý khi nhổ răng
1. Chị em trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai: Về nguyên tắc, những người này nên tránh nhổ răng. Nếu bạn phải nhổ răng trong giai đoạn này, nhất định phải đến một bệnh viện lớn để điều trị, tránh tình trạng chảy máu.
2. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính: Những người bị suy thận, tiểu đường, cường giáp nặng, tổn thương gan, bệnh lao, huyết áp cao,… nên trao đổi kĩ với bác sĩ nếu muốn nhổ răng.
3. Bệnh nhân mắc bệnh gan và thận: Do chức năng gan kém, những bệnh nhân này có xu hướng xuất huyết do nồng độ prothrombin và fibrinogen giảm liên quan đến quá trình đông máu. Do đó, vết thương rất dễ chảy máu sau khi nhổ răng.
Thận trọng trước và sau khi nhổ răng
Cần phải chú ý trước và sau khi nhổ răng để tránh nhiễm trùng
Trước khi nhổ răng, bạn phải ăn uống đầy đủ và không quá lo lắng. Sau khi nhổ răng, bạn phải chú ý đến vết thương. Nếu lượng máu chảy ra bất thường, phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Không đánh răng trong vòng 24 giờ và cố gắng nhổ ít nhất có thể để tránh chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Cố gắng nghỉ ngơi ở tư thế nửa ngả, tập thể dục ít hơn và nói ít hơn, nhổ răng khôn càng sớm càng tốt cho phụ nữ mang thai.
Thông thường, nếu không có chảy máu, sưng và đau trong miệng, bạn có thể ăn hai giờ sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn một số thực phẩm lỏng vào thời điểm này, không ăn quá nhanh, không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, dễ gây kích ứng. Sau khi nhổ răng tốt nhát cũng không uống rượu, hút thuốc và cố gắng ngủ đủ giấc. Súc miệng sai khi ăn và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn. Nếu bạn muốn vết thương mau lành hơn, nên uống nhiều nước trái cây và bổ sung vitamin C.
Máu chảy thành dòng sau nhổ răng khôn 5 ngày
Nhổ răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng như sưng, đau, áp xe, viêm xương hàm.... Đa phần răng khôn lệch, kẹt, ngầm nên việc nhổ răng khôn cũng không đơn giản như các răng khác.
Chảy máu kéo dài sau nhổ răng
Bệnh nhân nam, 24 tuổi được nhổ răng khôn tại một phòng khám, 5 ngày sau huyệt ổ răng bắt đầu có dấu hiệu chảy máu.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Răng Hàm Măt Trung ương ngày 7/7/2020 trong tình trạng mêt moi, da xanh, niêm mạc nhợt, góc hàm sưng nê, máu chay thành dòng từ huyêt ô răng. Trước đó, bệnh nhân này đã quay lại phòng khám để xử lý cầm máu nhưng không đỡ. Khi khai thác tiền sử gia đình cho biết bệnh nhân đã phải đi cấp cứu năm 4 tuổi vì rối loạn đông máu.
Máu chảy thành dòng sau nhổ răng khôn 5 ngày (Ảnh minh họa)
Kíp trực cấp cứu của Bệnh viện Răng Hàm Măt Trung ương đã kịp thời xử trí cầm máu tại chỗ, cho bệnh nhân xét nghiệm máu và chụp phim CT Scanner để xác định nguyên nhân. Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu nhẹ và trên phim CT Scanner có một số mảnh xương vỡ nhỏ. Các bác sĩ đã ngay lập tức đưa bệnh nhân vào phòng mổ tiến hành gây mê nội khí quản dưới sự hướng dẫn của nội soi để lấy các mảnh xương vơ và tiến hành cầm máu bằng dao điện lưỡng cực Bipolar. Sau phâu thuât bênh nhân đã ôn đinh.
Lưu ý khi nhổ răng khôn
ThS. Nguyễn Thị Hạnh, Phó trưởng khoa Nắn Chỉnh Răng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương là bác sỹ phụ trách kíp trực ngày 7/7/2020, khuyến cáo nhổ răng khôn là một phẫu thuật thông thường nhưng cần được chuẩn bị chu đáo. Khi nhổ răng, bệnh nhân cần ở trong tình trạng sức khỏe ổn định, tư tưởng thoải mái.
Bệnh nhân cân đươc khám tông quát, khai thác tiền sử, xét nghiệm máu, chụp phim Xquang và tốt nhất là phim CT độ phân giải cao để xác định mối liên quan giữa răng cần nhổ và các cấu trúc giải phẫu xung quanh.
Bác sĩ phẫu thuật cũng cần phải có kinh nghiệm và có đủ phương tiện để có thể xử lý các tình huống phát sinh. Bệnh nhân cũng cần thông báo cho Bác sĩ những bất thường về sức khỏe, tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau khi phẫu thuật và đến khám lại kịp thời khi có vấn đề.
Tình trạng chảy máu có thể xảy ra trong 24 giờ sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ để cầm máu. Trong trường hợp chảy máu kéo dài bất thường, đặc biệt là chảy máu muộn sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Sau khi nhổ răng khôn, người đàn ông bị co giật, mất ý thức vì không chú ý điều này Sau khi nhổ răng khôn, một người đàn ông bị đau ở phía sau đầu và cổ, miệng không ngừng co giật, và bắt đầu mất ý thức. Theo báo cáo, Vương Kiệt, 28 tuổi ở thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đến phòng khám nha khoa để nhổ răng vào đầu năm vì đau răng khôn. Sau khi...