Chàng trai 25 tuổi mắc căn bệnh kinh dị “mất dần nội tạng”
Cao Văn Thêm, 25 tuổi, (Thanh Hóa) là một chàng trai khỏe mạnh nhưng chỉ trong 1 tháng, cơ thể suy yếu, viêm nhiễm và mất dần nội tạng.
Trước đây, Cao Văn Thêm nặng hơn 70 kg. Kể từ ngày lâm bệnh, anh lâm vào tình trạng hôn mê, cân nặng hiện tại chỉ còn hơn 40kg.
Nghe ông Cao Văn Quang (bố anh Thêm) kể, những ngày đầu, anh Thêm thấy đầu gối sưng kèm thêm cơn đau. Gia đình nghĩ vết sưng không đáng lo, sẽ khỏi khi nghỉ ngơi. Đến khi anh Thêm không thể chịu đựng nổi cơn đau thì cả nhà mới đem anh đi khám.
Khám tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa, bác sỹ chẩn đoán anh bị đau khớp, kê thuốc cho uống. Uống thuốc, cơn đau không thuyên giảm, sức khỏe anh Thêm suy sụp. Chứng kiến cơn trai nhăn nhó trong cơn đau, gia đình anh quyết định đưa anh lên Hà Nội khám.
Anh nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn kèm theo suy gan, suy thận, suy hô hấp nặng, áp xe khớp gối, nhiễm trùng máu, có biểu hiện của suy tim.
Anh Cao Văn Thêm đang nằm tại phòng cấp cứu – khoa truyền nhiễm (ảnh gia đình cung cấp)
Qua nhiều lần lấy máu xét nghiệm, các bác sỹ kết luận anh bị bệnh nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh whitmore. Whitmore là một trong những căn bệnh ít gặp tại Việt Nam.
Theo lời của bác sỹ Ngô Phương Nhung, người điều trị trực tiếp cho anh Thêm, bệnh này rất lâu không xuất hiện tại nước ta, các ca mắc bệnh trước đây nhập viện đều tử vong trong thời gian ngắn.
Triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh whitmore là biểu hiện nhiễm trùng ở phổi, phổi có thể hình thành một khoang chứa mủ (áp xe phổi). Bệnh nhân sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực và đau nhức các cơ bắp.
Từ nơi thâm nhiễm ban đầu, bệnh có thể lan toả từ da vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, tổn thương đa phủ tạng và có nguy cơ tử vong,
Bệnh có thể diễn tiến thành một hình thái melioidosis mạn gây thương tổn đến tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp, mắt… hoặc gây ổ áp xe lạnh mãn tính ở phổi.
Bác sỹ theo dõi, điều trị (ảnh gia đình cung cấp)
Hiện tại, anh Thêm đang được các bác sỹ theo dõi, điều trị tại phòng cấp cứu, khoa truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai. Anh thêm đã truyền thuốc để ngăn sự hoạt động của virus. Được biết, anh là trường hợp đầu tiên điều trị thuốc do các bác sỹ nghiên cứu.
Chi phí điều trị bệnh rất lớn, gia đình anh Thêm sẽ được bệnh viện hỗ rợ một phần chi phí. Ông Cao Văn Quang cho biết: “Các bác sỹ khuyên gia đình vững tâm để chữa trị. Chúng tôi nghe bảo, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh này khi vào đây đều tử vong sau 2 ngày. Thêm bị virus tấn công phổi, phải dùng máy thở oxy, con tôi đã nằm đây gần một tháng, chúng tôi mong đợi phép màu sẽ đến với gia đình”.
Anh Thêm vừa mới lập gia đình, vợ mang bầu tháng thứ 8. Do tính chất bệnh truyền nhiễm nên chị không được trông nom. Hiện, bố mẹ anh cùng 2 chị gái thay phiên nhau chăm sóc.
Video đang HOT
Theo Ngọc Thi (Báo Gia đình & Xã hội)
Chuyện ít biết về 3 ngôi mộ của vị danh tướng triều Nguyễn
Võ Tánh (mất ngày 27-7-1801, năm Tân Dậu) là vị danh tướng theo phò Nguyễn Ánh. Võ Tánh có đến ba ngôi mộ, trong đó một cái nằm ở Bình Định và hai cái ở TP.HCM.
Ngôi mộ Võ Tánh hình tròn, trên có đắp biểu tượng một con dơi, không có bình phong tiền nhưng có bình phong hậu, bên mộ có hai con nghê đá ngồi chầu. Mộ được xây trong nội cung thành Hoàng Đế, ngày nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định. Ảnh: INTERNET
Theo tư liệu lịch sử, Võ Tánh sinh tại huyện Phước An, Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), sau chuyển về huyện Bình Dương, Gia Định.
Võ Tánh theo chúa Nguyễn Ánh từ năm 1788. Năm 1799, chúa Nguyễn và Võ Tánh phá được thành Quy Nhơn do hai tướng quân của nhà Tây Sơn nắm giữ. Thành Quy Nhơn được đổi tên là thành Bình Định (tọa lạc tại thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay).
Tháng giêng năm 1800, tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng của nhà Tây Sơn công thành. Biết không giữ nổi thành, Võ Tánh đã viết thư cho Trần Quang Diệu, mong tướng quân này không giết người dân vô tội.
Hai vị tướng dưới trướng vua Quang Trung đã thực hiện lời hứa. Riêng Võ Tánh thì tuẫn tiết khi thành thất thủ.
Ngôi mộ chính của Võ Tánh nằm trong nội cung thành Hoàng Đế (thành do Nguyễn Nhạc xây trước đó), ngày nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định.
Tại TP.HCM có hai ngôi mộ gió của ông. Đầu tiên là ngôi mộ gió do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định cũng trong năm 1801 (hiện nằm ở hẻm 19, đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận); ngôi mộ thứ hai nằm trên đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, do người dân lập nên để nhang khói và tưởng nhớ vị tướng quân một lòng vì dân.
Từ cổng vào lăng mộ Võ Tánh có khu thờ tự trang nghiêm với khoảng sân rộng, yên tĩnh và thoáng mát.
Ngôi mộ gió của Võ Tánh do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định năm 1801 - nay là hẻm 19, đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ.
Mặt sau vẽ hình "long mã hà đồ" - trên lưng con long mã có cột thanh gươm trên chồng binh thư, quanh mình long mã là những đốm lửa tượng trưng cho người có tài thao lược nhưng phải tự thiêu để tỏ khí tiết.
Sau bình phong tiền là cửa lăng rộng hơn 2 m, hai bên có trụ biểu, trên đầu mỗi trụ có chạm búp sen lớn nên chiều cao mỗi trụ lên đến 2,5 m.
Hai bên cổng vào mộ có những ô được vẽ hình phong cảnh.
Trước mộ có nhang án.
Phần nấm mộ có hình chữ nhật, giật hai cấp, chiều dài 4 m, rộng 3 m và cao khoảng 4 tấc.
Cuối cùng là bình phong hậu vẽ hình hạc, ngụ ý võ tướng công cưỡi hạc về trời.
Lăng có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ. Người hiện nay chăm sóc, nhang khói là bà Sáu (tên thật là Nguyễn Thị Bao, 73 tuổi, bộ đội phục viên).
Khu mộ nằm được bao quanh bởi cây xanh, thoáng mát.
Từ cổng lăng vào lần lượt là nhà võ ca, đền thờ, lăng mộ.
Mộ gió của Võ Tánh trên đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình), ngay sau chốt dân phòng của tổ bảo vệ dân phố khu phố 7, dưới tán một gốc cổ thụ sum suê.
Mặt tiền của nấm mộ được xây (mới) dạng một cái am nhỏ có mái giả bằng xi măng. Mặt trước am chia làm ba ô nhỏ, trước mỗi ô đều đặt bát nhang. Ở ô chính giữa có ghi hàng chữ "Phần mộ: Ông Võ Tánh, mất ngày 27-7-1801, năm Tân Dậu".
Ngôi mộ này có chiều dài khoảng 10 m, rộng khoảng 7 m, xung quanh có tường thành bao quanh (không có bình phong hậu nhưng trên bờ tường có chạm những phù điêu hình thú, hoa điểu... đã bị nứt nẻ, bốn góc mộ có xây trụ cột.
Ngôi mộ có mái trũng bám đầy rêu xanh.
Chị Tâm, người đặt bàn máy may dưới cây đa trước mộ, hằng ngày vẫn quét tước, nhang khói cho ngôi mộ.
Một đoạn bờ thành phía sau mộ bị xô lệch, nứt nẻ.
Xung quanh khu mộ là nơi tập kết các thùng rác và vật dụng người dân bỏ đi.
Các bàn thờ ông Địa của người dân bỏ quanh khu mộ.
Theo Hoàng Giang (Pháp luật TPHCM)
Tình tiết vô lý trong vụ chặt tay, chân trục lợi bảo hiểm Trưởng ga Phú Diễn Nguyễn Danh Long khẳng định: "Nếu nạn nhân bị bánh tàu cán thì không thể nối được chi". Trưởng ga Phú Diễn khẳng định, nếu nạn nhân bị bánh tàu cán thì không thể nối được chi (Ảnh minh họa) Sáng nay (24/8), trao đổi với Báo Giao thông về thông tin một người phụ nữ tạo hiện trường...