Chàng trai 24 tuổi lấy vợ 51 tuổi: “Vợ giống như người mẹ thứ hai, quan trọng, không bao giờ rời xa”
Chàng trai này thành thật rằng: “Mình cũng nói với vợ, cô ấy là người mẹ thứ hai – người quan trọng không bao giờ rời xa”.
Nếu thường xuyên sử dụng mạng xã hội chắc hẳn bạn cũng không còn lạ lẫm gì với cặp đôi “cô – cháu” ở Hà Giang: Chị Kía (51 tuổi) và anh chàng A Sính (24 tuổi) nữa đúng không nào. Cả hai đã cùng nhau xây dựng tổ ấm ngay tại một căn nhà cũ nát, được lắp từ những miếng ván cũ. Sau vài năm chung sống, cả hai cũng đã có trái ngọt là một bé trai vô cùng kháu khỉnh.
Mới đây, nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Báo Tri thức cuộc sống cũng đã có cuộc trò chuyện cùng với hai vợ chồng thông qua sự hỗ trợ của Youtuber Ngọc Tính. Mở đầu câu chuyện, khi được hỏi về Ngày gia đình Việt Nam, chị Kía cho biết: “Mình không hề biết có ngày này! Giờ mọi người nói mới hay và cảm thấy thật ý nghĩa, nhất là đối với vợ chồng chênh lệch tuổi tác như chúng mình. Mình hi vọng câu chuyện của mình sẽ góp một phần nhỏ giúp xã hội có cái nhìn tích cực về các cặp đôi vợ lớn tuổi – chồng trẻ”.
Người phụ nữ này cũng cho biết bản thân ít học, không nói sành tiếng Kinh nên chị sẽ nói bằng tiếng H’mông rồi nhờ Ngọc Tính truyền đạt lại.
Chị chia sẻ rằng: “Vợ chồng mình cưới nhau đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ thiên hạ. Bởi ở đây xưa giờ hiếm có người phụ nữ lớn tuổi nào cưới chồng đáng tuổi con tuổi cháu. Tuy nhiên chúng mình vẫn kiên quyết đến với nhau và tự động viên hãy sống thật tốt để người ta thấy tình yêu của mình là chân thành.
Cuối cùng mình và A Sính đã làm được. Chúng mình sống với nhau thành thật, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Hiện tại chúng mình vẫn đói, vẫn chẳng đủ ăn nhưng chưa bao giờ hé nửa lời than vãn”.
Video đang HOT
Cặp đôi lệch tuổi chị Kía và anh A Sính
Bên cạnh đó, chị Kía cũng tiết lộ thêm, chồng trẻ luôn cố gắng nỗ lực để vợ con có được cuộc sống tốt hơn. Hiện, anh đã xuống miền xuôi để làm việc, kiếm tiền gửi về cho vợ nuôi con, đồng thời tiết kiệm để sau này có thể xây được ngôi nhà nho nhỏ. Chị thành thật tâm sự rằng: “Ban đầu, anh nói với mình sẽ đi thành phố kiếm việc và có tiền. Nhưng mình sợ bị lừa, lúc đó tiền mất tật mang. Mình động viên anh ở nhà đi nương, chăn con lợn con gà.
Những việc nặng nhọc như vào rừng hái rau lợn, thái rau lợn, cuốc đất, làm rẫy… anh đều “xí phần nhiều”. Cách đây 1 tháng, anh nói với mình sẽ đi theo đám thanh niên trong bản xuống dưới xuôi làm thuê. Mình nghe nói anh làm ca đêm, còn ngày được nghỉ”.
Để liên lạc với chồng khi đi xa, chị Kía mua một chiếc điện thoại di động giá 300.000 đồng. Chị cũng gọi điện hỏi thăm chồng rồi đưa cho Ngọc Tính trò chuyện.
Anh chồng cho biết hiện công việc đã ổn định. Anh rất nhớ vợ con và rất mong đến ngày nhận lương để gửi về cho vợ mua sữa, mua gạo nấu cho con.
Khi được hỏi về việc hai vợ chồng lệch tuổi có khoảng cách thế hệ hay không, A Sính cười nói: “Có chứ! Suy nghĩ của mình và vợ khác nhau lắm. Ví dụ mình chỉ nghĩ được cái ngắn, như nuôi con lợn đến khi lớn là đem bán lấy tiền mua gạo mua thịt ăn. Nhưng vợ mình lại khác, muốn con lợn mẹ đẻ ra con rồi nuôi lợn con đến khi lớn mới bán. Vợ bảo như thế gia đình vẫn giữ được lợn mẹ, năm nào cũng đẻ con và có một khoản tiền.
Mình ít khi nghĩ đến tương lai nhưng vợ lại rất trăn trở. Vợ lo lắng con lớn đi học sẽ ra sao, cả chuyện sau này già chết đi mình sẽ cô đơn một mình. Khi ấy mình đều gạt đi, không cho vợ nhắc đến”.
Chàng trai trẻ cũng chia sẻ thêm rằng, khi có vợ lớn tuổi, nhiều lúc anh có cảm giác mình được che chở giống như “mẹ ẵm con trai vào lòng”. Anh chàng thành thật nói rằng: “Mình mồ côi cha từ nhỏ, mẹ lại tái giá nên sống đơn độc, chẳng hiểu rõ tình yêu thương gia đình và mẫu tử như thế nào cả. Song từ khi làm chồng của Kía , mình đã dần cảm nhận tất cả.
Những lúc vợ dặn dò hay nói lời yêu thương, mình xúc động lắm, cảm giác như được mẹ vỗ về vậy. Mình cũng nói với vợ, cô ấy là người mẹ thứ hai – người quan trọng không bao giờ rời xa”.
Chàng trai trẻ thừa nhận coi vợ như “người mẹ thứ hai”
Về phía chị Kía , chị coi A Sính là người đàn ông trụ cột của gia đình, gánh vác mọi thứ, từ việc nhỏ đến việc lớn. Chị cho biết: “Chúng mình chưa làm việc gì lớn lao cả nhưng mình luôn nói với chồng rằng hễ có chuyện gì xảy ra chồng phải đứng ra giải quyết. Như thế, chồng mới đáng mặt đàn ông. Còn mấy việc chăm con, nhà cửa thì mình làm được.”
Bên cạnh đó, khi được hỏi lấy chồng trẻ có giống “mẹ chăm – dạy con trai” hay không, chị Kia thừa nhận mình hơn chồng nhiều tuổi. Tuy nhiên, chồng khá trưởng thành lại rất đàn ông nên chị không phải “chỉ dạy” nhiều. Chỉ có suy nghĩ của hai vợ chồng khác nhau nên thỉnh thoảng vẫn xảy ra bất đồng quan điểm. Chị phải ngồi xuống giải thích cho chồng hiểu bởi có nhiều điều anh vẫn chưa thực sự “trải đời”.
Ngày cưới tôi, mẹ kế nói một câu mà tất cả khách mời thán phục
Mẹ kế đã đối đãi với tôi bằng cả trái tim của một người mẹ. Thế nên với tôi, bà chính là người mẹ thứ hai của mình.
Ảnh minh họa.
Mẹ tôi mất được 5 năm thì bố tôi lấy vợ mới. Dù cưới vợ lần hai nhưng bố tôi vẫn tổ chức đám cưới, đưa dâu rước họ đàng hoàng. Bố nói rằng phải làm đám cưới thì mẹ kế mới chính thức là mẹ của tôi, mới có trách nhiệm với con riêng của chồng. Nhưng thật ra, càng sống lâu với bà, tôi càng cảm thấy mẹ kế luôn yêu thương và đối đãi với tôi bằng trái tim của một người mẹ chứ không phải vì đám cưới xa hoa kia.
Ban đầu, tôi cũng tỏ ra chống đối, không coi trọng mẹ kế ra mặt. Tôi không gọi bà là mẹ là gọi là cô bởi bà là giáo viên. Dù vậy, mẹ kế luôn chăm sóc, dạy dỗ tôi từng chút một. Từ việc vệ sinh mỗi khi tới ngày "đèn đỏ", việc ăn mặc cho phù hợp với lứa tuổi cho đến việc định hướng để tôi chọn trường đại học theo đam mê của mình. Sau lần tận mắt chứng kiến cảnh mẹ kế suy sụp, năn nỉ thầy cô để tôi được tiếp tục đi học sau khi phạm lỗi lầm lớn, tôi như tỉnh ngộ. Tôi thay đổi cách xưng hô, bắt đầu gọi mẹ và thường trò chuyện với bà hơn.
Hôm qua là ngày cưới của tôi. Mẹ kế trao cho tôi chiếc kiềng vàng trong nghẹn ngào. Bà nắm lấy tay tôi, đặt vào tay chú rể rồi nói một câu mà khách mời đều thán phục: "Mẹ gửi con gái của mẹ cho con, con phải đối xử với con bé thật tốt. Nếu không, mẹ sẵn sàng rước con gái về nhà chứ quyết không để con bé chịu khổ".
Câu nói đứt quãng của mẹ kế trong nước mắt làm tôi không ngăn được cảm xúc mà bật khóc cùng bà. Tôi ôm chầm lấy mẹ và nói lời cảm ơn bà. Tôi có cuộc sống hạnh phúc như vậy cũng nhờ mẹ kế cả. Thật may mắn khi có bà trong cuộc đời của tôi. Nhân ngày 20/10, xin gửi tới mẹ lời chúc mừng từ tận đáy lòng con!
Chồng chở tôi ra công viên cho người tình đánh ghen Trận đánh ghen của tình địch không tác động vào tôi bao nhiêu, tôi chỉ nhớ mãi dáng đi xiêu vẹo của cô ta khi bỏ đi. "Anh ấy mà có mệnh hệ gì thì tôi không để cô yên", nhân tình của chồng tôi nói rồi bỏ đi. Tôi ngồi bần thần rất lâu trên ghế đá rồi quay qua hỏi chồng:...