Chàng trai 20 tuổi cận kề cái chết vì chấn thương lồng ngực nặng
Chạy nhanh ra ngoài phía hành lang bệnh viện gọi điện cho chồng, Hưởng chỉ biết kêu khóc: “Không có tiền cho em mổ là em nó chết mất thôi, em lại đau nhiều rồi, em đòi uống sữa nữa nhưng làm gì có tiền mua”.
Vào khoa Phẫu thuật cột sống, bệnh viện Việt Đức, ai cũng thương xót kể chuyện về hoàn cảnh của em Vàng Văn Páo, người dân tộc Nùng, ở thôn Na Cổ, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Được chuyển lên từ bệnh viện tuyến tỉnh ngày 2.3.2015 với tình trạng chấn thương cột sống ngực vô cùng nặng nề, Páo được chỉ định phải mổ ngay để cứu tính mạng, tuy nhiên dù khoa Phẫu thuật cột sống đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em, nhưng Páo vẫn chưa thể tiến hành được ca mổ vì nhiều lí do.
“Chúng tôi biết bệnh nhân Páo không có tiền để đóng viện phí nên đã huy động nẹp vít từ thiện để mổ cho em, tuy nhiên số nẹp vít từ thiện đó lại không vừa với những vùng tổn thương của em nên ca mổ phải hoãn lại. Giờ chỉ còn cách gia đình phải mua nẹp vít mới để dùng cho em được thôi” – Điều dưỡng trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, chị Vũ Hoàng Anh chia sẻ.
Bị tai nạn ngã khi đang đi vác củi, tình trạng của Páo rất nặng nề.
Hai chân của em hoàn toàn bất động, không có cảm giác gì.
Lo lắng cho tính mạng của bệnh nhân, chị Hoàng Anh tiếp lời: “Bệnh nhân Páo cần được mổ càng sớm càng tốt em ạ. Cậu bé mới 20 tuổi, tương lai còn dài rộng, nếu như phải dừng bước tại đây thì thật đau xót bởi cậu bé sẽ không giữ được tính mạng của mình nữa. Tại khoa Phẫu thuật cột sống, những gì có thể xin miễn phí được các chị đều đã cố gắng làm để cứu bệnh nhân. Nếu những nẹp vít kia mà vừa vặn với em thì ca mổ đã được thực hiện rồi, nhưng tiếc quá, chúng không vừa nên buộc gia đình phải mua nẹp vít mới thôi… Với số tiền khoảng hơn 40 triệu đồng để mua nẹp và chi phí cho ca mổ, gia đình Páo quả thật không biết xoay sở ở đâu ra nữa”.
Ở bệnh viện em phải đặt ống xông.
Những tổn thương nặng nề khiến em không có cảm giác đi đại tiểu tiện.
Là người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Páo, bác sĩ Đỗ Mạnh Hùng cũng tỏ ra vô cùng ái ngại: “Bệnh nhân bị tai nạn ở độ cao 20 mét khi đang đi vác củi. Sau ngã bệnh nhân bị trật các đốt sống T6, T7, những mảnh xương bị vỡ găm vào ống sống gây tổn thương nghiêm trọng thần kinh tủy sống gây liệt tủy hoàn toàn. Hiện bệnh nhân đã bị liệt hoàn toàn, mất cảm giác 2 chân, mất cảm giác rối loạn đại tiểu tiện nên phải đặt ống xông.
Hưởng không dám nói với Páo rằng chồng chị không vay được tiền để phẫu thuật cho em.
Với tình trạng nặng nề như hiện tại, bệnh nhân cần mổ để bắt vít vào cột sống, giải phóng thần kinh chèn ép, lấy hết những mảnh xương hiện đang găm vào ống sống. Nếu như bệnh nhân không được mổ thì sẽ gây ra nhiều những di chứng như nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng máu… và cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong”.
Hưởng chỉ có thể trải lòng khi đã ra tận hành lang bệnh viện.
Dù tình trạng bệnh khá nặng nề và nguy hiểm nhưng trên giường bệnh Páo khá tỉnh táo, em còn hồn nhiên kể: “Anh trai đang về nhà vay tiền rồi, em mổ xong sẽ lại khỏe mạnh để còn chăm bố mẹ nữa”.
Nghe Páo kể, chị dâu của em là Trần Duy Hưởng chỉ lặng im không nói gì bởi chỉ có chị mới biết được chồng vừa gọi điện lên thông báo không vay được ai tiền cả để lên cho Páo mổ. Vừa thương em, vừa thương chồng, Hưởng chỉ dám nói khi đã ra tận ngoài hành lang bệnh viện: “Páo nó vẫn tin là anh trai vay được tiền cho nó mổ nên tinh thần nó cũng khá hơn nhiều rồi. Nó bảo nó khỏe lại để về nhà còn chăm bố mẹ với lại sau này lấy vợ nữa”.
Mới 20 tuổi, em còn khao khát lắm cuộc sống này.
Video đang HOT
Nghe Hưởng nói, cổ họng tôi cũng nghèn nghẹn khi trước mặt Hưởng cũng bơ phờ, mắt rơm rớm. Là người dân tộc Nùng, sống ở vùng cao, Páo chỉ được học hết lớp 9 rồi về nhà lao động phụ giúp bố mẹ nuôi em út đang đi học, gia đình em chỉ lo đủ cái ăn đã là tốt, nói gì đến mấy chục triệu cho ca phẫu thuật. Hưởng kể: “Không cứu được nó thì tội lắm mà muốn cứu nó cũng không ai cho vay tiền… Thằng Páo nó ở nhà ngoan lắm, chăm chỉ làm nữa, vậy mà giờ nó phải nằm kia bất động”.
“Không có tiền đâu Páo ạ”… Nhưng chị Hưởng biết nói sao?
Nói chuyện với Páo em vẫn bảo: “Anh trai nói ngày mai lên để chị dâu em còn về nữa, con của anh trai với chị dâu còn bé lắm, nó cần phải ti mẹ nữa mà. Ngày mai là em được mổ rồi đấy …”.Không thể cử động, nhúc nhích người được nhưng gương mặt, ánh mắt của em vẫn tràn trề niềm hi vọng chờ anh trai vay được tiền mang xuống. Thật tình, lúc đó tôi đã không dám nhìn lâu vào đôi mắt ấy, đôi mắt của chàng thanh niên 20 tuổi khao khát được sống đến cháy bỏng nhưng em không biết rằng: “Anh trai chẳng vay được tiền đâu và nếu không được mổ em sẽ mãi mãi chìm vào giấc ngủ với những tiếng ru của cây rừng xào xạc… “
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1722: Anh Vàng Văn Páo (thôn Na Cổ, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) Hiện bệnh nhân Páo đang điều trị tại khoa Phẫu thuật cột sống, bệnh viện Việt Đức. ĐT: 01629.370.193 (chị Trần Duy Hưởng, chị dâu của bệnh nhân Páo) 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo Dantri
Cảm động người mẹ tình nguyện chết để con được sống
Trước khi mất, chị kịp để lại cho con gái một cái tên thật dễ thương. Nhưng đến nay cháu bé vẫn chưa thể làm giấy khai sinh bởi người mẹ sinh ra bé có cuộc đời bấp bênh mà đến khi "làm ma cũng không có nơi về".
Mái ấm từ những "mãnh vỡ"
Trong căn phòng của dãy phòng trọ lập xập đã xuống cấp ở ấp 3, xã Hội Nghĩa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương , anh Lâm Sơn Út (48 tuổi) đang cặm cụi pha sữa cho cô con gái nhỏ chưa đầy hai tháng tuổi.
Nằm trong võng, mắt cháu bé mấp máy, miệng chóp chép vì đói nhưng dường như cảm nhận được sự vắng mẹ nên hiếm khi cháu quấy khóc... Khuôn mặt bé sáng bừng như một thiên thần mỉm cười với người đối diện.
Khi vừa chào đời cháu bé bị "bỏ rơi" một thời gian ở bệnh viện Từ Dũ
Anh Út quê ở Trà Vinh, bố mẹ mất sớm. Người vợ ở quê mất khi con còn nhỏ, mình anh lầm lũi nuôi đứa con trai duy nhất, đến giờ cháu 24 tuổi, đang đi phụ ở quán cơm chay ở Củ Chi (TPHCM).
Cuộc sống ở quê quá khốn khó, cách đây 7 năm, anh lên Bình Dương làm công nhân. Bấy nhiêu năm thui thủi, chưa lúc nào nghĩ mình sẽ đi bước nữa cho đến khi anh gặp chị Đường Thị Quyên - cũng là công nhân tha phương với tình cảnh ai biết cũng ngán ngại.
Chị Quyên mồ côi bố mẹ từ nhỏ, học hết cấp 2 chị từ Nghệ An vào Đắc Lắc làm thuê và lấy chồng. Cuộc sống không hạnh phúc, chồng có người phụ nữ khác, chị "cặp nách" hai đứa con nhỏ vào Bình Dương mưu sinh. Cháu Trần Khánh Ly, lớp 1 và em Trần Khánh Vy đang học mầm non.
Hai số phận đó quyết định gắn bó với nhau. Tình cảm của họ trước hết xuất phát từ sự đồng cảm, của tình người và đã mang đến những giây phút gia đình đúng nghĩa cho cả hai và những đứa con riêng.
Anh Út không biết chữ, lương công nhân hạt điều bèo bọt, điều anh có thể cho người khác là cái tình. Cảnh nhà tít tít khi hai đứa trẻ nhỏ sau giờ học thường dành nhau nhổ tóc sâu, nhổ râu cho ba Út. Anh Út cũng thường dành tiền mua giấy trang trí, bút màu về để hai con vẽ trang trí...
Cháu Lâm Đường Nhã Phương - tên được người mẹ để lại nhưng đến nay, cháu vẫn chưa thể làm giấy khai sinh.
Quay cuồng vì chuyện cơm áo gạo tiền, đóng tiền học cho hai con, phải ra vào viện thường xuyên do vợ bị suy tim. "Nhiều người nói tui lấy Quyên là rước cục khổ vào người nhưng chưa lúc nào tui thấy mình hạnh phúc như thế, chỉ tiếc quá ngắn ngủi", anh Út thật tình.
Hạnh phúc đứt gánh khi chị Quyên có bầu. Niềm vui có đứa con chung trở thành đau thương chia lìa mái ấm của những con người chưa từng cầu giàu sang, chỉ mong được sống bên nhau.
Người mẹ chết chưa hết khổ
Suy tim độ 3, chị Quyên được bác sĩ cảnh báo tính mạng nguy hiểm nếu sinh con. Anh Út gật đầu, động viên vợ rằng mình đã có ba đứa con. Tầm 4 - 5 lần, cầm nhúm tiền trong tay, anh với chị đến viện tính bỏ đứa bé nhưng vào đến cổng chị lại quay ra.
Chị hứa cho chồng vững tinh thần: "Bỏ con là có tội mà cũng chưa chắc được giữ mẹ. Sinh con, em sẽ khỏe". Chị như đang dối lòng mình.
Trước Tết, chị Đường sinh con tại bệnh viện Từ Dũ khi thai mới 35 tuần. Đó là những ngày khủng khiếp khi tính mạng của vợ hết sức nguy kịch. 3 ngày tuổi, cháu bé nằm một mình trong bệnh viện Từ Dũ không người thân khi bố phải đưa mẹ sang bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị.
Anh Út chăm cô con gái - lần thứ hai trong cuộc đời anh rơi vào cảnh gà trống nuôi con
Trong túi anh không có tiền, may mắn cô em họ của vợ chạy, người quen, hàng gom góp dúi tiền cho anh. Ở viện, biết hoàn cảnh anh chị, người này người nọ dúi vào tay anh từng đồng tiền lẻ. Nhiều ngày ở viện, anh chỉ ăn bánh mỳ không, phần cơm từ thiện để dành vợ. Thương con nhỏ mới sinh nằm lạnh lẽo một mình, hai đứa con ở nhà phải gửi hàng xóm trông nom hộ.
Khi tính mạng vợ qua cơn nguy kịch, đã có thể về nhà anh Út mới có thể tức tốc đón cô con gái mới sinh về sau gần hai tuần "bị bỏ rơi". Quay như chong chóng, rã rời nhưng về nhà trọ, ai cũng thấy anh tủm tỉm cười khi vợ con bình an. Mà rồi chỉ hơn hai tuần sau, chị Quyênyếu đi và qua đời.
Lần thứ hai anh rơi vào cảnh mất vợ, gà trống nuôi con. Quá quen với cái khổ, anh không ngầm ngùi cho bản thân mà thương cho người vợ bạc mệnh và những đứa con của mình.
Họ hàng bên ngoại chị Quyên ở quê ở Nghệ An mới đầu không chấp nhận đưa chị về nhà cửa chị không còn, chị đã lấy chồng, làm ma phải về nhà chồng. Nhưng anh Út mồ côi, ở quê cũng chẳng còn nhà cửa, đâu người hương khói. Dằng co mãi, cuối cùng phía họ hàng chị Quyênmới chịu nhận tro cốt chị.
Ly tan một gia đình
Mẹ mất, ba cha con ngơ ngác. Chồng cũ chị Đường đã thẳng thừng từ chối, không nhận nuôi con. Anh Út nói, nếu có sức, anh sẽ nuôi hết, không để các con phải tan tác.
Nhưng giờ anh ôm đứa con nhỏ, không đi làm được, không có tiền, lấy gì để lo cho các cháu ăn học. Hai chị em phải chia lìa, cháu 3 tuổi gửi về người quen ở Nghệ An, một cháu gửi Bình Phước trông nuôi tạm thời chứ chưa nói trước được lâu dài.
Mái ấm của ba đứa trẻ thiệt thòi Khánh Ly, Khánh Ly, Nhã Phương ly tan khi mẹ mất, bố chưa thể đi làm
Trước khi mất, chị Quyên kịp đặt cho cô con gái mới chào đời cái tên thật đẹp, dễ thương: Nhã Phương. Tên để khẳng định cháu đã đến với cuộc đời này chứ đến nay cháu vẫn chưa thể làm giấy khai sinh. Chị Quyên ở Nghệ An, hiện sống ở Bình Phước nhưng hộ khẩu nằm Đắc Lắc - nơi chẳng còn ai. Cũng vì thế mà anh chị cũng không làm giấy đăng ký kết hôn.
Thấy cám cảnh nuôi con nhỏ của anh, nhìn cháu Nhã Phương trắng trẻo, đáng yêu, đã có nhiều lời ngỏ ý xin nhận cháu về nuôi. Ai cũng lo anh Út trước sau cũng phải cho cháu bé nhưng anh hất tay ngay: "Con thà không thấy mặt chứ cha con tui giờ thế này, cho sao được. Tiền sẽ kiếm được, nhưng kiếm con ở đâu ra".
Tiếng ầu ơ của người cha réo rắt, buồn thương cho cả khu trọ nghèo
Hơn hết với anh Út, đứa con này được đánh đổi bằng tính mạng của vợ. Cháu có số mạng rất lớn, đã trải qua nhiều lần chết hụt.
Khi đối diện với thực tế cuộc sống, anh Út bất lực thừa nhận rằng mình không có nhiều lựa chọn. Anh sẽ phải gửi cháu về quê nhờ người chị trông nom một thời gian, anh trên này mới có thể đi làm kiếm tiền...
Tiếng ầu ơ của người cha ru con, cảnh anh Út tẩn mẩn thay đồ, tắm táp, ôm thơm cô con gái làm nao lòng cả khu trọ nghèo.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1719: Anh Lâm Sơn Út (Út Quyên) - ấp 3, xã Nghĩa Hội, huyện Tân Uyên, Bình Dương. ĐT: 0166 365 3811 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hoài Nam
Theo Dantri
Nhà sách tự ý phạt tiền trẻ khi phát hiện trẻ trộm sách Khi phát hiện trẻ trộm sách giáo khoa, nhà sách đã không báo chính quyền địa phương và gia đình mà tự lập biên bản xử phạt trẻ. Chuyện vừa xảy ra ở thành phố Cà Mau. Theo lời kể của cháu P.G.H. (ngụ phường 5, TP Cà Mau), ngày 3/3 vừa qua, cháu H. và bạn tên Q.K.T. (cùng học lớp 4)...