Chàng trai 19 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối, nguyên nhân là thói quen hàng triệu người đang mắc phải
Tiểu Thiên là sinh viên năm nhất đại học, cậu đã chăm chỉ học tập để bước chân được vào ngôi trường đại học mà cậu từng mơ ước. Tuy nhiên, tai nạn bất ngờ xảy ra sau khi cậu nhập học 3 tháng…
Chàng trai 19 tuổi bị nhiễm trùng đường tiểu chỉ vì thói quen tai hại
Tiểu Thiên năm nay 19 tuổi, đến từ Quảng Đông (TQ). Sau 3 tháng nhập học ở trường đại học, Tiểu Thiên luôn cảm thấy mệt mỏi không có sức lực, chân tay bị phù thũng, cậu nghĩ rằng bản thân mệt là do học quân sự trong trường, vì vậy cậu không quan tâm nhiều. Tuy nhiên, các triệu chứng này càng ngày càng nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện sốt cao không ngừng, liên tục buồn nôn.
Một lần vào buổi tối khi đang tự học, đột nhiên 2 mắt Tiểu Thiên tối sầm, cậu ngã xuống đất và bất tỉnh. Các bạn cùng lớp nhìn thấy, lập tức liên hệ với cha mẹ Tiểu Thiên và đưa cậu vào bệnh viện, kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy creatinine huyết thanh của cậu là 863moI/L, thể tích nước tiểu là 200ml/d, và bị suy thận nặng. Sau khi chẩn đoán thêm, bác sĩ kết luận Tiểu Thiên bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở giai đoạn cuối.
Khi cha mẹ Tiểu Thiên biết kết quả, họ sốc đến mức ngã xuống đất, bố Tiểu Thiên không thể ngờ được tại sao con trai mình lại bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu giai đoạn cuối. Thực tế, bác sĩ cũng rất hiếu kỳ, một chàng trai trẻ tuổi như vậy, thậm chí cảm mạo cũng rất ít, tại sao lại mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu?
Sau một vài tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt của Tiểu Thiên, bác sĩ cũng hiểu ra vấn đề. Khi Tiểu Thiên còn rất nhỏ, bố mẹ Tiểu Thiên ly hôn, Tiểu Thiên về sống với cha, cha của Tiểu Thiên luôn dạy dỗ cậu phải học thật giỏi và phải thi vào được ngôi trường đại học tốt nhất. Tiểu Thiên rất nghe lời cha, nên cậu luôn dốc sức vào việc học.
Khi còn học cấp 3, vì muốn thi được vào ngôi trường đại học danh tiếng, nên việc cậu thức đêm đến 1, 2 giờ sáng là chuyện bình thường. Cha Tiểu Thiên cũng lo lắng con trai thiếu dinh dưỡng, nên thường mua cho cậu rất nhiều đồ ăn sẵn, để Tiểu Thiên không bị đói. Cũng chính là trong 3 năm này, Tiều Thiên đã nuôi dưỡng thói quen xấu đó là vừa thức đêm vừa ăn thức ăn mua sẵn bên ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến Tiểu Thiên bị nhiễm trùng đường tiểu
Bác sĩ kết luận nguyên nhân Tiểu Thiên bị nhiễm trùng đường tiểu chính là do 2 thói quen xấu này dẫn đến.
1. Thường xuyên thức đêm
Video đang HOT
Tất cả các hành vi làm tổn thương thận thì thức đêm là thủ phạm số 1. Thường xuyên thức đêm không những làm tổn thương thận, mà còn tổn thương gan. Đồng thời thường xuyên ăn đêm không có quy luật, làm tăng gánh nặng bài tiết của thận, thận không có thời gian nghỉ ngơi, sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Kết hợp với các yếu tố kích thích bên ngoài, khiến thận dễ xuất hiện các vấn đề.
2. Thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn
Ngày nay có rất nhiều người không thích nấu ăn, thích đặt đồ ăn bên ngoài, nhưng chính điều này cũng gây nên những rủi ro về sức khỏe. Các cơ sở sản xuất đồ ăn nhanh vì muốn thực phẩm có hương vị, bình thường chế biến đều cho tương đối mặn, còn cho thêm vị chua, cay, ngọt để kích thích vị giác của người sử dụng.
Thời gian dài ăn những thực phẩm này, quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, còn làm tăng lượng nước dự trữ trong cơ thể, đây chính là nền tảng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Cuối cùng, cha Tiểu Thiên biết rằng chính bản thân mình đã làm hại con trai, ông vô cùng hối hận và liên tục mắng mình: là đồ khốn khiếp!
Khi nói đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tin rằng rất nhiều người không hiểu, nhiễm trùng đường tiểu không phải là một bệnh độc lập, mà là hội chứng lâm sàng thường gặp của tất cả các bệnh thận ở giai đoạn cuối, chức năng của thận đã bị suy kiệt mãn tính.
Bởi vì sản phẩm chuyển hóa độc tính lưu lại lượng lớn trong cơ thể gây một loạt các triệu chứng ngộ độc toàn thân như ở đường tiêu hóa, tim, phổi, thần kinh, cơ bắp, da và máu.
Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu chủ yếu là thông qua phương pháp điều trị bằng thay thế thận, cụ thể là chạy thận nhân tạo, lọc máu, thẩm thân phúc mạc và ghép thận. Đây là phương pháp điều trị thành công và hiệu quả nhất cho việc thay thế hoặc cấy ghép các cơ quan quan trọng.
Trong cuộc sống, muốn tránh xa bệnh nhiễm trùng đường tiểu, nhất định phải làm 3 việc này
Thứ nhất: Kiểm soát lượng muối và uống nhiều nước
Y học Trung Quốc nói: “Thận chính là nước”. Muối ăn trong các thực phẩm đều được thông qua thận để tiến hành lọc, nếu muối quá cao, nó sẽ làm tăng tải lọc lên thận. Khuyến cáo rằng lượng muối ăn hàng ngày của bệnh nhân được kiểm soát trong vòng 6g.
Uống nhiều nước sẽ giúp thải độc tố thận và giảm bệnh thận, nên uống khoảng 1500-2000 ml mỗi ngày.
Khi uống nước, bạn cũng có thể dùng một số loại cây thảo dược có chức năng nuôi dưỡng thận và làm tăng hương vị.
Thứ hai: điều trị kịp thời các nguyên nhân dẫn đến bệnh
Nguyên nhân chính gây suy thận thường gặp bao gồm viêm cầu thận mãn tính, tăng huyết áp, tiểu đường,.. và trong quá trình điều trị bệnh thận, điều trị kịp thời nguyên nhân phát bệnh cũng rất quan trọng.
Khống chế được nguyên nhân phát bệnh, chức năng của thận mới không bị hư hại, đó là bước quan trọng nhất để ngăn ngừa suy thận mãn tính. Do đó, chúng ta phải chú ý đến chỉ số thay đổi huyết áp và lượng đường trong máu. Tuân theo lời khuyên của bác sĩ và uống thuốc thường xuyên.
Thứ ba: tập thể dục thường xuyên, tăng cường thể lực
Nếu bạn ngồi yên trong một thời gian dài, khoang bụng của con người sẽ chịu áp lực lớn, và lưu thông máu trong khoang bụng và trong cơ thể sẽ bị cản trở. Như vậy, bàng quang được ép trong một thời gian dài, dễ dàng dẫn đến nước tiểu ngược, gây ra bệnh thận.
Vì vậy, chúng ta phải tập thể dục đều đặn, tăng cường thể lực, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Có rất nhiều cách để tập thể dục, như đi bộ, chạy bền, nhảy múa, leo núi, chèo thuyền, võ thuật… tất cả đều có lợi để tăng cường thể lực, cải thiện sức đề kháng của cơ thể và ngăn chặn sự xuất hiện của tổn thương miễn dịch sau khi nhiễm vi khuẩn.
(Nguồn: Sina)
Theo Helino
4 mẹo giúp bạn thay đổi chế độ ăn kiêng để cải thiện sức khỏe
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi phương pháp ăn kiêng giảm cân đều bao gồm cả những mặt tích và tiêu cực
Dù bạn có lựa chọn ăn bất kể thực phẩm gì và ăn chúng vào thời điểm nào trong ngày, bạn nên thực hiện những mẹo nhỏ sau đây để cải thiện vóc dáng và sức khỏe một cách hiệu quả hơn bao giờ hết.
Hạn chế ăn các loại thức phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn chứa rất ít các chất dinh dưỡng tự nhiên đến từ trái cây tươi, rau củ và protein thực vật. Trái lại, chúng hầu như chỉ chứa natri, chất béo và các chất phụ gia tạo hương vị. Do đó, ngoài cung cấp calo, chúng không có bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào đối với cơ thể bạn. Việc phụ thuộc vào các thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn trong chế độ ăn hàng ngày có thể khiến bạn đánh mất cơ hội hấp thu rất nhiều các chất dinh dưỡng có giá trị từ thực phẩm tươi sống. Đồng thời, chúng khiến bạn hấp thụ quá nhiều calo dư thừa, gây ra tình trạng tăng cân, béo phì, hoặc thậm chí là các căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, ung thư...
Cân bằng lượng calo
Cân bằng calo là một yếu tố quan trọng để giảm cân và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Cho dù bạn có điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào cơ thể hoặc tăng cường các hoạt động thể chất thế nào, hãy chú ý tới lượng thức ăn bạn tiêu thụ và hiệu suất tập thể thao, đồng thời ghi chú lại sự ảnh hưởng của nó đối với cân nặng của bạn. Giảm cân là kết quả của quá trình đốt cháy lượng calo nhiều hơn lượng calo bạn tiêu thụ vào cơ thể. Nếu cân nặng của bạn đang được duy trì ở mức tốt và ổn định, điều này cho thấy lượng calo tiêu thụ và lượng calo đốt cháy của bạn đã được cân bằng.
Ăn nhiều thực phẩm làm từ thực vật
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chế độ ăn kiêng dựa trên nguyên liệu thực vật rất có lợi cho sức khỏe. Hãy bổ sung nhiều rau xanh, các loại đậu hạt, rau họ cải, trái cây họ cam, quýt và các loại quả mọng như dâu tây, việt quất,... vào chế độ ăn uống của bạn. Những loại thực phẩm này cung cấp nhiều dưỡng chất thực vật có giá trị giúp bạn cải thiện vóc dáng và sức khỏe. Ngoài ra, chất xơ và hàm lượng nước chứa trong các thực phẩm này sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó làm giảm tổng lượng calo bạn tiêu thụ vào cơ thể trong ngày.
Hạn chế tiêu thụ đường hoá học
Theo Mayo Clinic, một người Mỹ trung bình tiêu thụ hơn 22 muỗng cà phê đường hoá học mỗi ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với nam giới chỉ cần tiêu thụ 9 muỗng cà phê đường hoá học mỗi ngày, và với phụ nữ là 6 muỗng. Do vậy trên thực tế, nhiều người Mỹ đã sử dụng nhiều hơn gấp đôi lượng đường được khuyến cáo. Việc tiêu thụ quá nhiều đường hoá học sẽ dẫn tới nguy cơ dinh dưỡng kém, tăng cân, tăng lipit trung tính trong máu và sâu răng, không tốt cho việc giảm cân.
Theo xaluan.com
7 dấu hiệu bạn không nhận đủ kali Kali là một chất điện giải quan trọng cho cơ bắp, nếu lượng kali quá thấp có thể gây ra nhiều vấn đề. Nếu bạn phù hợp với nhiều dấu hiệu trong số này thì nên hỏi bác sĩ về tình trạng thiếu kali. Vai trò của kali Giống như canxi hoặc magiê, kali là một chất điện giải giúp cho chức năng...