Chàng thơ hãng D&G: ‘Chụp ảnh đồ lót là việc kỳ quặc nhất thế giới’
David Gandy là một trong những người mẫu nam hàng đầu thế giới. Anh là “chàng thơ” lâu năm nhất của thương hiệu Dolce & Gabbana.
David Gandy (tên đầy đủ David James Gandy, sinh năm 1980) là nam người mẫu đến từ Anh. Anh sở hữu chiều cao 1,91 m, thân hình vạm vỡ cùng đôi mắt xanh lam thu hút.
8X được mệnh danh là “Người mẫu nam sexy nhất thế giới”, sở hữu vẻ đẹp vừa lãng tử, vừa nam tính đậm chất Italy. Lợi thế về ngoại hình giúp anh nổi bật giữa những người mẫu nam khác cũng như được các thương hiệu thời trang nổi tiếng săn đón.
David Gandy được mệnh danh là người mẫu nam sexy nhất thế giới. Ảnh: GQ Australia, Código Único.
Từng muốn trở thành bác sĩ thú y
David Gandy sinh ra ở thị trấn Billericay (Essex, Anh). Lúc còn trẻ, anh mong muốn trở thành bác sĩ thú y nhưng điểm số không đủ cao để đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết của việc học.
Ở tuổi 17, David có niềm đam mê đặc biệt với xe motor. Anh làm công việc vận chuyển những chiếc xe sang trọng đến trường đua. Vào năm 2001, khi đang theo học ngành Marketing tại Đại học Gloucestershire, 8X được bạn cùng phòng dẫn dắt tham dự cuộc thi người mẫu trên truyền hình.
Từ xuất phát điểm chưa biết khái niệm gì về thời trang, David Gandy giành chiến thắng cuộc thi và nhận được giải thưởng là bản hợp đồng với công ty Select Model Management ở London, Anh. Một năm sau đó, anh rời trường học để theo đuổi công việc người mẫu toàn thời gian.
8X bắt đầu sự nghiệp người mẫu một cách tình cờ vào năm 21 tuổi. Ảnh: Marks & Spencer, GQ Australia.
Góp phần thay đổi tiêu chuẩn về người mẫu nam
David Gandy thừa nhận gặp không ít khó khăn ở thời gian đầu. Anh trò chuyện cùng tạp chí Vogue: “Các anh chàng gầy gò, người lưỡng tính, có thân hình giống nữ thường được ưa chuộng hơn”.
Khi ngành công nghiệp thời trang bị chi phối bởi những người mẫu gầy, thân hình cơ bắp cuồn cuộn của David Gandy khiến một số nhà thiết kế thay đổi cái nhìn. Bằng sự nỗ lực làm việc, anh đại diện cho sự thay đổi lớn lao trong ngành thời trang nam.
May mắn mỉm cười với 8X khi nhanh chóng trở thành người mẫu của một số thương hiệu thời trang như Zara, Hugo Boss, Russell & Bromley, H&M, Carolina Herrera, Massimo Dutti… Bước ngoặt trong sự nghiệp của David Gandy là được nhà mốt Dolce & Gabbana phát hiện và giới thiệu trong các chiến dịch quảng cáo, chương trình thời trang của thương hiệu.
Anh xuất hiện liên tục trên những trang bìa tạp chí lớn như GQ, Vanity Fair, Esquire, ELLE Men…, đồng thời nhận nhiều lời mời chụp ảnh, phỏng vấn và giải thưởng về thời trang.
Video đang HOT
David Gandy góp mặt trong nhiều show diễn thời trang nam. Ảnh: The Sun, Pinterest.
Ngoài công việc người mẫu, 8X còn thực hiện một số dự án cá nhân như viết blog cho tạp chí Vogue, viết bài review xe hơi, phát triển ứng dụng điện thoại di động (David Gandy Fitness And Training) và làm từ thiện.
Ngoài ra, David Gandy còn lấn sân kinh doanh thời trang. Năm 2014, nam người mẫu kết hợp cùng Marks & Spencers tung ra dòng sản phẩm đồ lót, đồ ngủ và đồ bơi.
“Tôi đã choáng ngợp bởi sự thành công về doanh thu mà bộ sưu tập đầu tiên mang lại”, anh chia sẻ với The Sun.
Có sự nghiệp thời trang nhiều người mơ ước
David Gandy là “chàng thơ” lâu năm nhất của Dolce & Gabbana. Năm 2006, 8X trở thành gương mặt đại diện ở mảng thời trang nam, đồng thời tham gia các chiến dịch quảng bá và show thời trang hàng năm của nhà mốt nổi tiếng Italy.
Nhãn hàng do bộ đôi nhà thiết kế Domenico Dolce – Stefano Gabbana sáng lập còn xuất bản một quyển sách nói về David Gandy cũng như mối quan hệ giữa anh và thương hiệu.
Với sự ủng hộ của nhà mốt, tên tuổi David Gandy ngày càng đắt giá hơn. Anh trở thành gương mặt quảng cáo độc quyền cho nhãn hàng, xuất hiện bên cạnh dàn nữ siêu mẫu đình đám như Gisele Bundchen, Gemma Ward, Naomi Campbell, Scarlett Johansson ở nhiều năm tiếp theo.
Đặc biệt phải kể đến chiến dịch quảng bá dòng nước hoa Light Blue góp phần làm sự nghiệp nam người mẫu càng thêm vững vàng.
8X là “chàng thơ” nhận nhiều sự ưu ái từ thương hiệu thời trang Dolce & Gabbana. Ảnh: Grazia Daily.
Năm 2008, David Gandy được tạp chí Glamour Tây Ban Nha bình chọn thuộc danh sách “Những gương mặt điển trai thế giới”. Năm 2009, Forbes bình chọn anh đứng ở vị trí thứ 3 bảng xếp hạng “Người mẫu nam thành công nhất”.
Tháng 5/2010, David Gandy được mời phát biểu tại một hội thảo của Oxford University Union (London, Anh), nơi có sự tham dự của nhiếp ảnh gia thời trang Tony McGee, người phụ trách tuyển chọn nghệ thuật cấp cao thuộc Bảo tàng Victoria & Albert – Claire Wilcox , cố vấn thời trang Frances Card và biên tập viên Vogue Anh Dolly Jones.
David Gandy nói về tầm quan trọng của thời trang nam, một chủ đề xuyên suốt trong sự nghiệp của anh.
Năm 2012, 8X xuất hiện trên 16 trang bìa tạp chí, 18 bài viết thời trang và là người mẫu cho các nhãn hàng Banana Republic, Lucky Band Jeans, El Palacio de Hierro và Mark & Spencer.
David Gandy là nam người mẫu duy nhất đi catwalk cùng Kate Moss, Naomi Campbell và nhiều chân dài nổi tiếng khác như một phần của lễ bế mạc Olympic 2012.
Năm 2014, anh đóng vai người yêu của Jennifer Lopez trong MV First Love.
Là người mẫu nam hiếm hoi gặt hái không ít thành công, 8X vẫn chưa bao giờ thật sự tự tin khi tạo dáng trước máy ảnh và máy quay. Anh từng e ngại lúc thực hiện quảng cáo đồ lót, cho rằng đó là công việc kỳ quặc nhất thế giới.
David Gandy cho biết: “Tôi cảm thấy không tự nhiên và thoải mái khi trở thành tâm điểm chú ý, mặc dù đó chính xác là những gì công việc của tôi đòi hỏi. Thật ra tôi vẫn muốn có ai đỡ lấy hào quang hộ mình nhưng tôi hiểu rằng muốn thành công trong ngành công nghiệp này, tôi phải vượt qua điều đó”.
David Gandy là một trong những người mẫu nam thành công nhất thế giới. Ảnh: GQ Thailand.
Giới trẻ dùng hàng nhái ảnh hưởng đến thương hiệu thế nào?
Lối sống dùng hàng giả của giới trẻ phần nào phản ánh thái độ phớt lờ đến sự phát triển của thời trang hơn bài toán về tài chính.
Câu chuyện hàng nhái trong thời trang một lần nữa tạo luồng tranh cãi trái chiều khi Sĩ Thanh đăng tải video đập hộp chưa rõ nguồn gốc. Điều đó đã khiến nhiều người nhận ra vấn nạn sản phẩm fake đang tràn làn trên thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu quốc tế.
Thậm chí, stylist Hoàng Ku cũng thẳng thừng đưa ra lời nhận xét: "Sử dụng hàng nhái là thể hiện sự thiếu hiểu biết của người dùng. Việc trà trộn sản phẩm hàng nhái sẽ làm người tiêu dùng đánh giá sai về chất lượng của đồ chính hãng".
Trước khi bị bóc phốt sử dụng hàng nhái, Sĩ Thanh từng xuất hiện nhiều lần với những mẫu túi hiệu.
Lối sống dùng hàng hiệu giả của giới trẻ
Trước khi phân tích việc vì sao giới trẻ ưa chuộng hàng giả, chúng ta hãy đặt câu hỏi "Điều gì khiến nhiều người thích dùng đồ nhái hay được gọi cái tên mỹ miều hơn là hàng siêu cấp 1:1 so với chính hãng?".
Câu trả lời đến từ nhu cầu mong muốn được xài hàng sang của giới trẻ, họ thích được khoác lên người những món đồ gắn mác hàng hiệu, nhưng không phải bỏ số tiền quá lớn cho việc mua sắm hay đơn giản chỉ để khoe mẽ lối "sống ảo" trên mạng xã hội.
Họ chấp nhận bỏ ra món tiền chỉ bằng 1/10 đồ thật với kiểu dáng giống đến 90%, điều này giúp họ nhận sự trầm trồ khen ngợi của người khác.
Nhiều người cũng có thói quen đánh giá về người khác qua vẻ bề ngoài, nên thường cho rằng hàng hiệu chính là cách để thể hiện đẳng cấp người dùng. Trên thực tế, điều này hoàn toàn không hề sai. Hàng hiệu thật có thể cho thấy đẳng cấp của người dùng về mức thu nhập, khả năng tài chính hay sự am hiểu của bản thân.
Đó là lý do vì sao người ta thích dùng hàng chất lượng. Tuy nhiên, điều này khi đi quá giới hạn sẽ trở thành vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến việc người đối diện dùng hàng hiệu để đánh giá con người.
Giới trẻ ngày nay thích sử dụng hàng hiệu để chứng minh đẳng cấp của bản thân.
Chính vì thế, nhiều tạp chí lớn trên thế giới cũng nhận định Millennials và Gen Z chính là thế hệ những người tiêu dùng ít hiểu biết nhất về quyền sở hữu trí tuệ và rõ ràng thái độ của họ đối với việc mua hàng giả cũng bị chi phối nhiều về nhu cầu khoe mẽ, chứng tỏ "đẳng cấp" và sự am hiểu hàng hiệu. Điều này được giới chuyên môn đánh giá đi ngược giá trị đạo đức hơn là những cân nhắc về tài chính.
Nhiều bạn trẻ khi bị phán xét về việc sử dụng hàng giả thường chuẩn bị sẵn những câu trả lời rất cương quyết. Họ cho rằng việc không có quá nhiều tiền để mua một sản phẩm hàng thật, thì cách đơn giản nhất là tìm đến những món đồ fake siêu cấp.
Tuy nhiên, việc sử dụng đồ nhái khiến chúng ta đang tự làm giảm giá trị bản thân và đẩy mình cuốn vào cuộc sống mệt mỏi bởi hư danh và những điều không có thật.
Vậy cách giải quyết đơn giản nhất về nhu cầu "sống ảo" của các bạn trẻ ngoài việc mua hàng nhái, thì có thể chuyển sang dùng những sản phẩm bình dân, vẫn chạy kịp theo thị hiếu nhưng có mức giá phải chăng, hợp với thu nhập của bản thân.
Millennials và Gen Z chính là thế hệ những người tiêu dùng ít hiểu biết nhất về quyền sở hữu trí tuệ.
Sử dụng hàng nhái ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu?
Trước khi nói về câu chuyện thương hiệu, chúng ta hãy chia sẻ vấn đề hàng nhái còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng. Việc sử dụng đồ giả khiến các bạn trẻ đang tự làm giảm giá trị bản thân và cuốn vào hư danh cùng những điều không có thật.
Thậm chí, đồ fake còn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Đơn cử như mua nhầm những chiếc kính nhái hiệu Celine, Saint Laurent... Cho dù giống về kiểu dáng, chất liệu nhưng chưa chắc các cơ sở sản xuất có thể nhái được công nghệ có trên kính như: polarized chống chói, công nghệ hạn chế trầy, chống bám nước...
Sử dụng sản phẩm hàng nhái, đồ không thương hiệu được quảng cáo là có tính năng chống tia UV là tác nhân chính gây ra những tổn thương không thể hồi phục cho mắt.
Xét về việc sử dụng hàng nhái ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu. Năm 2017, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh cũng ước tính, vấn nạn hàng nhái gây tổn thất cho các nhà mốt thế giới 600 tỷ đô la mỗi năm và con số này vẫn tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet khiến việc tiếp cận, mua bán hàng fake trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn bao giờ hết. Kỹ thuật tạo ra những sản phẩm này cũng ngày càng được cải thiện với tỷ lệ, kích thước giống đến... 90% hàng thật.
Đôi lúc, hàng nhái cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng.
Việc làm giả những thương hiệu nổi tiếng sẽ khiến họ mất đi khách hàng, người dùng hiểu lầm, từ đó quay lưng với nhãn hàng và độ uy tín cũng sẽ giảm đi vài phần. Những thương hiệu không thể bảo vệ được hình ảnh và những sản phẩm độc quyền là một tổn thất lớn theo nhiều chuyên gia nhận định.
Stylist Hoàng Ku khẳng định việc sử dụng hàng nhái làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, cũng như gây thiệt hại tới các thương hiệu quốc tế. Vì sản phẩm chính hãng được sản xuất đủ tiêu chuẩn, với các chiến lược kinh doanh và quảng cáo, cũng như mang những giá trị riêng nhất định.
Khi hàng nhái xuất hiện sẽ làm sai lệch giá trị vốn có của nhãn hàng. Việc trà trộn sản phẩm hàng nhái sẽ làm người tiêu dùng đánh giá sai về chất lượng của đồ dùng chính hãng.
Để không bị "cuốn" vào vòng xoáy sử dụng hàng nhái, bạn hãy nhớ rằng đẳng cấp của một người không tính bằng giá trị trang phục họ mặc hay logo đính trên áo, nó thể hiện ở trạng thái tinh thần của mỗi người trong các tình huống diễn ra hàng ngày.
Hoàng Ku cho rằng việc sử dụng hàng nhái chính là thể hiện sự thiếu hụt kiến thức của người dùng.
Sưu tập Haute Couture 2020 được giới thiệu qua mạng Các thương hiệu thời trang xa xỉ bậc nhất thế giới đều phải giới thiệu bộ sưu tập haute couture qua mạng vì không thể tổ chức show do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Giambattista Valli Những ngôi sao hạng A trên thế giới đều mê đắm các thiết kế Haute Couture của Giambattista Valli, bởi nó là thứ luôn giúp họ trở...