Chẳng sợ thất tình hay cô đơn… chỉ sợ hết tiền
Ở cái tuổi phải lập gia đình, chắc hẳn ít có ai không cảm thấy lo sợ vì những gì mình sẽ trải qua. Những nỗi sợ thì vẫn cứ tăng lên, nhưng người ta trăn trở nhất là sự nghiệp và tiền bạc.
Cuộc sống hiện đại, con người càng ngày càng có nhiều thú vui để thỏa mãn những căng thẳng của bản thân. Nhưng dường như, không phải ai cũng lấy làm hài lòng với cuộc sống này bởi vì còn quá nhiều thứ để lo âu. Tuy vậy, có muộn phiền thì cũng chẳng ai đoái hoài đến ta, nhịp sống vẫn hối hả, người người vẫn lướt qua để mình ta chìm đắm trong những nỗi lo. Sống, đâu có đơn giản!
Với những người 30 tuổi – cái tuổi mà bạn bè xung quanh ai cũng đều có sự nghiệp riêng, đều lập gia đình, bố mẹ đến tuổi về hưu, đứa em vẫn còn đang lo việc học hành, thì người ta không còn mang nhiều nỗi sợ khác nhau nữa. Họ không còn sợ thất tình, cũng không sợ mất bạn, không sợ ai đó làm ngơ, không sợ xa nhà, kể cả cái sợ không thể sống với hai từ vĩ mô “đam mê” gì đó nghe đầy nhiệt huyết tuổi trẻ cũng chẳng còn lởn vởn trong đầu.
Những nỗi sợ bình thường ấy, người ta đều đã dũng cảm dẫm lên, bước qua và tiếp tục tiến về phía trước như chẳng thể có chuyện gì. Nhưng không phải là người ta không còn sợ, thay vào đó, người ta sợ những “nỗi sợ” thực tế hơn, sợ thất nghiệp, sợ mùi cơm áo gạo tiền, sợ chạy đua với cái gọi là sức trẻ sợ chữ tiền hơn tất thảy, thì phải?
Phải có những khoảng thời gian tự mình ngã vào hố thì mới biết cuộc sống không cho không ai cái gì. Có những ngày chạy xe đi ship hàng hết cả một ngày, chạy đôn chạy đáo từ quận này sang quận khác, hít cả tấn bụi ô nhiễm vào người, chưa kể những hôm mưa gió thất thường, mà tiền kiếm được chẳng đáng bao nhiêu.
Rồi bố mẹ gọi điện hỏi dạo này con làm gì, dạo này con có đủ tiền không, dạo này con có ăn uống đầy đủ không, mà nào dám trả lời thẳng thắn. Rồi bạn thân lại gọi điện khuyên răn mày định sống như thế này đến bao giờ nữa, mà nào dám khẳng định. Vẫn cứ biết là tương lai mù mịt nhưng đâu còn lựa chọn nào khác là tiến lên đâu…
Phải từng một lần đứng ở tận đáy của cùng cực, bạn mới có thể hiểu được giá trị của đồng tiền. Phải đến một ngày bạn bị xoay tròn trong mớ câu hỏi hỗn độn của người thân, bạn bè cho đến người thương, bạn mới hiểu NẾU KHÔNG CÓ GÌ thì chí ít ra CŨNG NÊN CÓ TIỀN. Nghe hơi thực dụng thật, thấy nó chua chát thế nào đó nhưng vẫn không đủ tài và bản lĩnh chứng mình điều ngược lại.
Video đang HOT
Dù có thế nào đi chăng nữa, cuộc sống vẫn buộc người ta chọn lựa một là dừng lại và hai là tiến lên. Những kẻ chọn dừng lại là những kẻ hèn, không dám đối đầu với cuộc sống ngày ngày vẫn cuộn sóng xô đẩy ta bất cứ lúc nào. Cuộc sống luôn là chuỗi ngày con người ta không ngừng cố gắng vươn lên để đạt đến thành công. Dù bạn là ai, bạn đều cần phải có mục đích là lí tưởng sống để phấn đấu và theo đuổi. 30 tuổi, bạn buộc phải xác định được điều đó.
Nhân đây, có một câu chuyện mà có lẽ bạn sẽ tìm thấy mình ở đó:
“Mỗi sáng ở Châu Phi có một con linh dương thức dậy. Nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị chết.Mỗi sáng ở Châu Phi có một con sư tử thức dậy. Nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói.Điều quan trọng không phải việc bạn là sư tử hay linh dương. Khi mặt trời mọc bạn nên bắt đầu chạy”
Điều quan trọng không phải việc bạn là sư tử hay linh dương. Khi mặt trời mọc bạn nên bắt đầu chạy. Không quan trọng bạn là ai hãy cứ chạy để đuổi kịp sự vận động và thay đổi không ngừng của cuộc sống nếu không muốn bị đào thải.
Nhưng đừng đâm đầu chạy một cách vô ích nhé! Đừng sống không mục đích, như thế cuộc sống sẽ vô cùng nhàm chán và vô nghĩa. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có động lực, mục tiêu để theo đuổi một thứ gì đó trong cuộc đời. Cuộc sống sẽ không phụ lòng những gì bạn nỗ lực và cố gắng đâu…
Theo Guu
Nghệ thuật kết nối trong đời sống vợ chồng
Tình nghĩa vợ chồng được gắn kết bước đầu từ hôn thú, và bằng những đứa con. Nhưng thật sự giữa hai người, sợi dây ấy liệu có bền chặt?
Bạn đến tìm gặp tôi rủ uống rượu giải sầu, nói rằng dạo này cuộc sống hôn nhân của bạn thật tẻ nhạt. Hai vợ chồng đi làm 8 tiếng một ngày. Sáng anh chở con đi học, chiều vợ đi đón. Tối về hai người ăn uống qua loa, dọn nhà bở hơi tai rồi leo lên giường đánh một giấc tới sáng. Ngày nào cũng như ngày nào. Anh cảm thấy cuộc sống vợ chồng chẳng còn tươi trẻ như trước đây nữa.
Dù rất yêu vợ, nhưng anh chẳng thể nào thay đổi những nhịp guồng hối hả trong cuộc sống. Hai người ngày càng ít nói chuyện với nhau, mà có nói, cũng chỉ toàn vì những căng thẳng ngày thường, những vấn đề cần đưa ra để hỏi ý người kia. Lâu lắm rồi, cả hai chẳng có thời gian lắng nghe nhau nữa.
Chẳng ít người như bạn của tôi, sự kết nối giữa hai vợ chồng bị phá vỡ bởi những bộn bề cuộc sống. Họ vẫn có tờ giấy kết hôn như một minh chứng cho tình yêu, họ vẫn có những đứa con ngoan ngoãn như là một kết tinh của tình yêu đẹp. Thế nhưng trong lòng của cả hai sự gắn kết đã không còn quá bền chặt như cái thuở họ mới bước chân vào đường tình.
Thật ra, kết nối vợ chồng chẳng khó, chỉ là chúng ta đã không để ý. Chúng ta mong chờ một chuyến đi xa hâm nóng tình cảm, nhưng lại chẳng có thời gian. Chúng ta mong chờ có một cuộc yêu nóng bỏng như thời mới cưới, nhưng ban đêm lại mệt nhoài, chỉ muốn đi ngủ. Chúng ta nhớ về những ngày còn yêu, đèo nhau đi ăn sáng, ăn tối thật tình, nhưng rốt cuộc lại ở nhà vì quá lười và quá ngại bước chân ra đường.
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều cặp đôi ít thời gian chia sẻ cùng nhau - Ảnh minh họa
Đời sống vợ chồng, muốn kết nối nhau thì có rất nhiều cách, không nhất thiết cứ phải ái ân, du lịch, hưởng thụ son trẻ cùng nhau thì mới gắn bó bền chặt. Hôn nhân là trong những lúc khó khăn nhất, hoàn cảnh nhất, người ta vẫn ở bên nhau và thấu hiểu nhau.
Có một chị vợ, lấy phải anh chồng vô tâm. Chị không biết làm cách nào để kết nối hàng ngày với chồng khi mà anh cứ thờ ơ như vậy. Thế rồi, chị nghĩ ra một cách, chị nói với chồng rằng chị luôn phải uống thuốc bổ hàng ngày vào mỗi trưa để duy trì sức khỏe. Nhưng chị lại có tính hay quên, chị thỏ thẻ nhờ anh giúp bằng cách gọi điện thoại nhắc chị.
Buổi trưa hôm đầu tiên, anh gọi bảo cụt lủn: Nhớ uống thuốc nghe chưa! Buổi trưa thứ hai, cũng lại là một câu cộc lốc. Nhưng qua đến các hôm sau, chị khéo léo hỏi thêm: Anh đã ăn cơm chưa/ Anh nhớ nghỉ trưa nhé/ Anh...? Thế rồi anh cũng hỏi lại chị, cuộc nói chuyện xuất phát từ việc nhắc nhở uống thuốc trở thành hỏi han, quan tâm nhau. Về sau này, dù chị chẳng uống thuốc nữa, nhưng anh vẫn gọi vào mỗi trưa, như một thói quen đã dành cho chị.
Sự hài hước, quan tâm nhau giúp sợi dây kết nối của hai vợ chồng bền chặt - Ảnh minh họa
Tương tự, khi đã là vợ chồng, có những cặp đôi tối về gặp nhau chẳng muốn nói gì, vì mệt, vì áp lực, hoặc đơn giản vì chẳng biết gì để nói. Nhưng cũng có những cặp đôi vừa về đến nhà là vui vẻ cười nói, bắt đầu từ câu chào: "Em chào chồng". Ồ, lúc đó anh chồng cũng sẽ phải hưởng ứng lại: "Anh chào vợ" chứ!
Bắt đầu từ câu chào hỏi đó, họ sẽ có nhiều thứ để kể cho nhau nghe. Muốn kết nối với người bạn đời của mình, bạn hãy hỏi những câu tích cực, tránh khơi gợi những điều tiêu cực.
Thay vì hỏi anh đi làm có mệt không thì hãy mở lời bằng hôm nay có gì vui không anh?... Nếu là vợ chồng, các bạn có hàng tỉ thứ để nói với nhau mỗi ngày đó chứ. Nào là chuyện đi chợ, chuyện xã hội, chuyện sức khỏe, tinh thần, chuyện hài hước bạn có được ở cơ quan, bạn bè...
Hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé rất đỗi ngày thường - Ảnh minh họa
Đừng để chồng hoặc vợ nghe cái câu: "Về rồi đấy à" ngay khi bước chân vào cửa, đừng than vãn chuyện tiền giá xăng tăng, giá điện tháng này cao quá, tiền chi tiêu càng ngày càng thâm hụt... Chuyện tiền nong, giá cả đã xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi.
Bạn không thể thay đổi, càng không thể để nó làm cho sợi dây kết nối cả hai người thêm rệu rã. Cuộc sống đã có quá nhiều áp lực, vì thế thay vì cứ căng lên thì hãy chùng xuống, để lắng nghe người bạn đời nhiều hơn, kết nối họ siết chặt với mình nhiều hơn bằng tình cảm, bằng sự sẻ chia, chân thành và hài hước.
Khi bạn biết dùng tài giao tiếp khéo léo của mình để nói chuyện với chồng, khi bạn biết kết nối chồng với mình bằng những điều tích cực thì tin rằng chẳng có cuộc hôn nhân nào trở nên nhàm chán cả. Anh ấy ở bên bạn vì bạn là bạn đời, là người sẻ chia những vui buồn cuộc sống chứ không phải vì tờ giấy đã kí, vì những đứa con đã sinh.
Đừng để sợi dây kết nối giữa hai người căng như dây đàn, đừng để nó rơi vào quên lãng mà hãy bện nó chặt thêm, dày thêm bằng những yêu thương nho nhỏ, những thói quen nho nhỏ, tự lúc đó, bạn sẽ thấy gắn bó, đủ đầy!
Theo Báo Phụ Nữ
Tôi đang phải đón nhận kết cục buồn khi bất chấp tất cả để lấy chồng vì tình yêu - phần 2 Tôi có thể gạt bỏ tự ái để về lại ngôi nhà thoải mái của mình bởi dù sao tôi cũng là con cưng của bố mẹ, nhưng Dũng thì khác. Anh ôm mãi trong lòng mặc cảm vì khoảng cách quá chênh lệch giữa hai gia đình Tôi từng đến nhà Dũng vài lần khi yêu nhau và biết nhà anh rất...