Chàng sinh viên mỗi ngày trèo lên đỉnh núi cao 4500m, âm 8 độ C để bắt tín hiệu học trực tuyến
Đa cho biết, ở trên đỉnh núi lạnh -8 độ C, và anh phải ngồi ở đó tối thiểu 8 tiếng để học trực tuyến.
Tại Tây Tạng, có một chàng sinh viên tên là Ngọc Trung Thứ Đa, hiện theo học tại trường đại học trọng điểm quốc gia là Đại học Bách khoa Tây Bắc. Do dịch bệnh bùng phát, ở nhà Đa không thể bắt được tín hiệu sóng điện thoại để lên mạng học trực tuyến. Thế là, chàng sinh viên quyết định lái xe máy khoảng 20 phút, trèo núi khoảng 20 phút để lên đến đỉnh núi cao 4500m bắt sóng điện thoại học trực tuyến.
Chàng sinh viên lái xe máy khoảng 20 phút, trèo núi khoảng 20 phút để lên đến đỉnh núi cao 4500m.
Đa cho biết, ở trên đỉnh núi lạnh – 8 độ C, và chàng sinh viên phải ngồi trên đỉnh núi tối thiểu 8 tiếng để học trực tuyến. Được biết, mỗi ngày trong thôn có từ 7 – 8 bạn cũng trèo lên núi bắt tín hiệu sóng điện thoại như Đa. Sau khi kết thúc buổi học trực tuyến, Đa sẽ trở về nhà phụ giúp gia đình chăn nuôi gia súc.
Chàng sinh viên có tinh thần nghị lực hơn người.
Ở trên đỉnh núi lạnh – 8 độ C, và chàng sinh viên phải ngồi trên đỉnh núi tối thiểu 8 tiếng để học trực tuyến.
Video đang HOT
Sau khi kết thúc buổi học trực tuyến, Đa sẽ trở về nhà phụ giúp gia đình chăn nuôi gia súc.
Sau khi câu chuyện của chàng sinh viên hiếu học lan tỏa trên mạng xã hội, cộng đồng mạng Trung Quốc bình luận:
_ Mình còn lý do gì không cố gắng? Bạn này cố gắng đến thế cơ mà.
_ Mình lên lớp toàn ngủ gật, cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về bản thân.
_ Trèo lên núi cao 4500m? Trời ơi, người bình thường leo đến nơi là ngất xỉu rồi, còn sức đâu mà học, bạn này giỏi thế.
_ Bạn ơi, cố gắng giữ an toàn nhé.
_ Mình cảm thấy rất thương những bạn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trong lúc dịch bệnh bùng phát mà thiếu thốn đủ thứ.
Bên cạnh đó, nhiều người lại chú ý ngoại hình và thậm chí là… bò của chàng sinh viên:
_ Bạn này đẹp trai thế, có nụ cười tỏa nắng kìa.
_ Bò Tây Tạng nhà bạn ấy nuôi đẹp thật đó.
Câu chuyện của Đa đã tiếp thêm động lực cho những học sinh đang ở nhà tránh dịch, quả thật điều kiện thiếu thốn nhưng Đa vẫn chịu khó học hành quả là một tấm gương sáng về tinh thần nghị lực cho nhiều học sinh, sinh viên noi theo.
Tú Uyên (baodatviet.vn)
Sinh viên Mông Cổ học bài trực tuyến bên người bạn bốn chân trong mùa dịch Covid-19
Khi tín hiệu sóng điện thoại không tốt, người bạn bốn chân cũng phải chạy tới chạy lui cùng cậu chủ để bắt tín hiệu lên mạng học trực tuyến.
Hải Nhật Hằng sống tại thị trấn Xilin Gol, Khu tự trị Nội Mông Cổ, hiện là sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm Nội Mông, chàng sinh viên vui vẻ chia sẻ câu chuyện học hành trong mùa dịch Covid-19 với ký giả: 'Bắt đầu học rồi, thầy giáo đang hiện trên màn hình điện thoại, bạn học của em là một chú bò con'.
Những ngày gần đây, do tình hình dịch bệnh lây lan rộng, sinh viên Mông Cổ tạm ngừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến với thầy cô và còn được vây quanh bởi động vật bốn chân. Thuở bé, Hằng cùng gia đình rong ruổi trên thảo nguyên mênh mông rộng lớn và bầu bạn với những người bạn bốn chân là dê, bò của gia đình. Khi lên đại học, vào kỳ nghỉ đông, Hằng trở về nhà và phụ giúp gia đình chăn nuôi.
Mỗi sáng, Hằng sẽ thả đàn dê ở đồng cỏ, bạn học của Hằng là một chú bò con. Khi tín hiệu sóng điện thoại không tốt, người bạn bốn chân cũng phải chạy tới chạy lui cùng cậu chủ để bắt tín hiệu lên mạng học trực tuyến. 'Khi bắt được tín hiệu sóng, em sẽ tải video giảng bài của giáo viên về điện thoại, sau đó em sẽ về nhà ôn bài', Hằng chia sẻ.
Mỗi sáng, Hằng sẽ thả đàn dê ở đồng cỏ, bạn học của Hằng là một chú bò con.
Đầu tháng 3, khu tự trị Nội Mông Cổ bước vào giai đoạn dê giao phối và sinh sản. Nữ sinh Ca Địch Na, hiện đang theo học Đại học Sư phạm Nội Mông, vừa chăm sóc đàn dê con vừa học bài trực tuyến. Khi nhận được cuộc gọi của ký giả, Na đang cho đàn dê con bú sữa. Na cho biết: 'Mỗi ngày vào giờ học, em đều ở chung với đàn dê. Bởi ở đây, tín hiệu sóng điện thoại tốt hơn ở nhà'.
Khi nhận được cuộc gọi của ký giả, Na đang cho đàn dê con bú sữa.
Giáo viên Ô Quỳnh Phương, giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Nội Mông chia sẻ: 'Trong lúc giảng bài trực tuyến, nếu tín hiệu internet xảy ra trục trặc, sau giờ học, giáo viên và sinh viên sẽ trao đổi qua điện thoại để giải đáp vấn đề'.
Vào giờ học, các sinh viên sẽ giới thiệu đàn dê của nhà mình với bạn học và thầy cô trên mạng, đàn dê rất ngoan và không làm ảnh hưởng đến giờ giảng bài của giáo viên trực tuyến. Đối với sinh viên Mông Cổ, dịch Covid-19 có thể khiến giáo viên và sinh viên không thể gặp nhau trực tiếp, nhưng tri thức và tình cảm quý mến đối với động vật vẫn có thể được truyền đạt đến mọi người.
Tú Uyên
Theo baodatviet
Ít nhất 54 trường đại học Mỹ đã chuyển sang học trực tuyến Ngày 10-3 ĐH Harvard đã gia nhập nhóm ít nhất 54 trường cao đẳng, đại học khác ở Mỹ buộc phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ các lớp học bình thường vì lo ngại dịch COVID-19. Một sinh viên đeo khẩu trang trong khuôn viên Đại học Harvard hôm 10-3 - Ảnh: REUTERS Theo tạp chí Forbes, cùng với Harvard, các...