Chàng sinh viên “làm mẹ”
Một chàng sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM đang làm chuyện lạ: làm thêm ngoài giờ học, thuê nhà để cưu mang, nuôi nấng các em nhỏ mồ côi, cơ nhỡ.
Ước mơ san sẻ yêu thương
Qua rất nhiều con đường ngoằn ngoèo bụi đất, tôi đến nhà số 675/39 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM gặp Trần Phước Lợi, sinh năm 1988, bí thư chi đoàn lớp C8QT11 khoa quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Lợi sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, trúng tuyển đại học chuyển vào TP.HCM học, tháng 6-2011 Lợi sẽ tốt nghiệp. Nếu chỉ có thế thì Lợi cũng như bao sinh viên khác tại TP này. Nhưng không, Lợi khác mọi người vì anh đang cưu mang nhiều em nhỏ mồ côi, bị gia đình ruồng bỏ, không đủ chuẩn vào các mái ấm trên địa bàn TP.
Trong một lần đi ngoại khóa, lớp của Lợi đến thăm mái ấm Sơn Kỳ (Q.Tân Phú, TP.HCM) gần cầu Tham Lương. Chứng kiến cảnh đời bất hạnh của những em bé không được mái ấm chấp nhận (vì trên danh nghĩa vẫn còn đủ cha mẹ), Lợi đã thuê nhà và đưa những em đó về nuôi. Lợi nói: “Tôi mất cha từ lúc 4 tuổi. Mẹ rất yêu thương và lo lắng cho tôi, nhưng tôi vẫn cảm nhận được nỗi khổ của một đứa con không đầy đủ cha mẹ. Dù sao tôi vẫn hạnh phúc hơn các em nhiều, và muốn chia sẻ tình thương đó cùng các em”.
Trần Phước Lợi và hai em Phát, Phúc (Ảnh: Tuổi trẻ)
Lợi tâm sự với mẹ, có ý đưa các em về Gia Lai, nhưng người mẹ lại tự nguyện vào Sài Gòn chăm sóc các cháu cơ nhỡ phụ con trai vì: “Phải để các cháu ở TP để có điều kiện học hành”. Được mẹ ủng hộ, Lợi bắt tay vào kế hoạch của mình.
Hai “vị khách” đầu tiên là anh em Phát (7 tuổi), Phúc (9 tuổi), quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu, ba mẹ ly hôn và bỏ rơi hai em. Rồi đến Cường, quê Nghệ An, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không tá túc đâu được vì đã 15 tuổi. Gia đình chị Hồng thuộc diện xóa đói giảm nghèo ở huyện Hóc Môn, có hai con Nhật Phát (4 tuổi), Thành Danh (3 tuổi) sống chen chúc trong ngôi nhà nhỏ xíu. Đã vậy, bé Phát lại bị chứng lõm lồng ngực bẩm sinh, thường đau đớn. Thấy vậy, Lợi bảo chị Hồng gửi hai bé tại nhà Lợi, cuối tuần đến thăm các con để hai vợ chồng rảnh tay làm việc, có tiền phẫu thuật cho con…
Bươn trải vì “nghĩa”
Video đang HOT
Khi nghe tôi hỏi làm thế nào Lợi có đủ 2 triệu đồng tiền thuê nhà để cưu mang từng ấy mảnh đời, Lợi cười: “Tôi cũng là thợ đụng, đụng gì làm nấy. Ngoài dạy kèm, tôi cùng các em làm dây nón bảo hiểm Thùy Dương để tăng thu nhập. Cứ 1.000 cái được 35.000 đồng. Tiền tôi làm để chi tiêu. Còn tiền các em làm sẽ được chuyển vào tài khoản của từng em. Sau này các em lớn lên, với văn hóa học được từ các lớp tình thương ban đêm, rồi tôi dạy thêm vi tính, tiếng Anh… hi vọng các em sẽ có được một việc làm khiêm tốn trong xã hội”.
Quanh nhà, Lợi để tên những vật dụng bằng hai thứ tiếng Việt – Anh để các em dễ nhớ, dễ ghi vào đầu. Bên cạnh lớp buổi tối, Lợi còn kèm các em học thêm toán…
Căn nhà Lợi thuê ngang 4m, dài 10m gồm phòng khách trống không để Lợi và các em làm dây nón bảo hiểm, phía sau là phòng ăn, nhà bếp… Trên gác chia hai phòng. Phòng vi tính gồm ba chiếc máy cũ, thêm góc học tập cho các em – cũng là ba chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Phòng ngoài để ngủ gồm những tấm nệm cũng cũ nhưng sạch sẽ.
Thật cảm động khi nghe chàng bí thư Đoàn này kể chuyện tuổi thơ của mình. Lợi được kết nạp Đoàn lúc học lớp 8, lên lớp 9 đã là bí thư Đoàn. Lợi từng là thanh niên xung kích thuộc chi bộ xã. Hỏi về tình yêu, Lợi cười: “Ai dám để ý một người chưa có vợ mà phải cưu mang từng này đứa con!”. Mẹ Lợi chỉ cười khi nói về con trai mình: “Con mình làm việc tốt, làm sao ngăn cấm được!”.
Theo Tuổi trẻ.
Teen tung chiêu xin bố mẹ tăng "viện trợ"
Năn nỉ, nịnh nọt, giả nghèo kể khổ là những chiêu đòi bố mẹ tăng thêm tiền chu cấp hàng tháng của sinh viên.
Thả con săn sắt bắt con cá rô
Bình thường một tháng Kiều Nguyệt (ĐH Luật) được bố mẹ viện trợ cho 1,7 triệu đồng. Trừ tất cả các khoản cố định: tiền phòng, điện, nước và tiền ăn với 2 người bạn cùng trọ thì số tiền kia vừa khéo cho các khoản tiêu vặt. Sau Tết, bố mẹ tăng thêm 200 ngàn/tháng và bớt la cà quán xá Nguyệt vẫn có thể trụ vững trước bão giá.
Nguyệt than thở: " Phải năn nỉ đến gãy cả lưỡi mới nhận được cái gật đầu khiên cưỡng của mẹ đấy, suốt ngày mẹ nhắc nhở phải biết quý trọng đồng tiền nhất là khi mình chưa làm ra". Tưởng cuộc sống đã trở về bình thường thì đến hôm vừa rồi xăng lại tăng giá mọi thứ lại rủ nhau tăng theo, 200 ngàn kia chỉ như muối bỏ bể. Không thể một tháng hai lần xin thêm tiền được nên Nguyệt phải dùng đến kế sách "đánh vào tâm lý phụ huynh".
Biết mẹ thích ăn vặt, nên cứ thấy thứ gì lạ lạ, ngon ngon là Nguyệt tìm mua gửi về biếu mẹ. Để hàng tháng không phải vất vả suy nghĩ đến tiền trong túi còn sống được mấy ngày, Nguyệt bỏ công đi gần chục cây số từ trường sang Gia Lâm mua cả chục kg ổi găng gửi về nhà.
Phân trần cho lý do phải vất vả như thế, Nguyệt cho biết thêm: "phải làm như thế này mẹ mới vui, xin thêm tiền mới nhanh nếu không phải còn lâu mẹ mới cho".
Sau một hồi tính toán những việc cần dùng đến tiền Tuyết Cẩm (HV Báo chí và tuyên truyền) đã quyết định gọi về cho bố mẹ nhưng không phải để xin thêm tiền. Cẩm nghĩ có cho thêm mấy trăm cũng không bì lại được với giá cả chi tiêu ở Hà Nội.
Tặng quà để lấy lòng phụ huynh (Ảnh afamily)
Cẩm khôn khéo chuyển sang dùng cách tận dụng triệt để mọi thứ đều vác ở nhà xuống. Lần nào gọi về cho bố mẹ Cẩm cũng kêu than hàng hóa đắt đỏ quá, đến cả gói mì tôm cũng tăng giá chóng mặt mà thức ăn lại không bảo đảm chất lượng. Thương con nên lần nào Cẩm về nhà là mẹ cô luôn mua sẵn thức ăn để con gái mang đi cho rẻ.
Ngoài ra, mỗi lần từ nhà xuống trong ba lô, túi xách của Cẩm lại trở thành cả một quầy hàng bách hóa thu nhỏ từ bột giặt, dầu gội đầu, giấy vệ sinh, ... đến thức ăn đều được tha xuống. Bây giờ thành thói quen tự nhiên, cứ khi nào Cẩm gọi về thông báo hết đồ dùng là mẹ cô ra bến xe gửi đồ xuống Hà Nội.
Mở miệng là than nghèo kể khổ
Vận dụng hết tài lẻ của mình mà không lay chuyển được ý kiến của phụ huynh nhiều bạn sinh viên còn quay lại chính sách thông dụng giả nghèo kể đói để bố mẹ phải "xót con". Mỗi lần về quê họ thường mặc những bộ quần áo mà mẹ đã mua cho từ lâu lâu, đi đôi giầy bẩn bẩn để cho đúng sinh viên nghèo.
Điển hình cho kiểu con nhà nghèo này là Thanh Tùng (ĐH Bách Khoa) cuối tuần nào cậu cũng lên xe về quê với một ba lô quần áo bẩn mang về giặt máy, những việc liên quan nhiều đến điện như nấu cơm, dùng máy tính cũng được Tùng hạn chế.
Khi bố mẹ cậu chán nản với việc tuần nào thằng con cũng lấy lý do điện tăng lên 5 nghìn/số không dám giặt mang về nhà cho tiết kiệm, không tự nấu cơm cũng vì tiền điện tăng, thức ăn tăng đi ăn cơm bụi còn rẻ hơn, đổi xe tay ga cho bố đi xe máy số để tiết kiệm tiền vì xăng lại tăng tiền, tự lái xe về nhà không đi xe khách vì giá xe khách đã đòi cao hơn. Cuối cùng, bố mẹ Tùng đã phải đầu hàng chấp nhận nâng mức lương cung cấp cho con trai thêm 500 nghìn mỗi tháng.
Học đến năm thứ 2 đại học nhưng Văn Sơn (Hà Nội) vẫn bị quản thúc như học sinh cấp I, do ở cùng bố mẹ nên ăn uống không phải lo, quần áo không phải mua đến cả đổ xăng cũng bố mẹ trực tiếp làm. Lúc nào bố mẹ Sơn cũng nghĩ có tiền trong người con mình sẽ nhanh hư nên hàng tháng cậu chỉ nhận được một khoản rất hạn chế, thường tiết kiệm từ tiền ăn sáng mà ra.
Nhưng nay khi một gói xôi ít nhất cũng 7 đến 10 ngàn đồng/gói khiến Sơn càng điêu đứng hơn. Dù không muốn trở thành người nói nhiều, hay than vãn nhưng để có được chút ít tiền trong túi mỗi khi đi ra đường ngày nào trong bữa cơm nghe mẹ kể đến đoạn đi chợ cầm 100 nghìn mà không mua được gì là Sơn cũng làm như vô tình kể lể hết thứ này, thứ khác cũng thế.
Không ngờ mưa dần thấm lâu thấy con trai suốt ngày căng thẳng tính toán xem sáng nên ăn bánh mì hay xôi cũng đáng thương. Bố mẹ Sơn đã quyết định ngoài việc tăng thêm tiền chi tiêu hàng tháng mà còn để cậu thoải mái thời gian tranh thủ đi làm thêm theo ý thích.
Hầu hết, các ông bố bà mẹ đều bị đánh trúng "lòng chắc ẩn" nên sẵn sàng tăng thêm tiền tiêu vặt cho con cái nhưng không phải ai cũng gặp may. Đã không xin được tiền mà Hồng Nhung (CĐ Giao thông vận tải) còn bị bố mẹ "quạt" cho một trận.
Số là bằng tuổi với Nhung có ông anh họ cũng học ở Thành phố nhưng từ ngày đi học đến giờ luôn xin đúng 1,5 triệu, không bao giờ xin hơn, trong khi cô từ năm nhất đã được 2 triệu. Bị so sánh ức chế Hồng Nhung đã phát ngôn hùng hồn "bố mẹ không cho thì con tự đi làm nuôi lấy mình được". Cứ nghĩ nói thế thì bố mẹ sẽ thương con mà cho thêm tiền ai ngờ cả tháng nay bố mẹ Nhung cho cô "tự bơi" một mình thật.
Theo Vietnamnet
Nữ sinh viên sập hố 'làm thêm' Những tờ rơi "tìm người giúp việc", "nghề phù hợp cho nữ sinh viên" được dán ở mọi ngóc ngách của thành phố. Những tấm biển "tuyển gấp", "cần người làm thêm bán thời gian"... Những tờ rơi "tìm người giúp việc", "nghề phù hợp cho nữ sinh viên" được dán chi chít trên mọi ngóc ngách của thành phố. Đằng sau đó...