Chàng rể Đức cùng vợ Việt đi ăn giỗ, hạnh phúc khi thấy cảnh ở quê
Các video ghi lại cảnh chàng rể Đức về quê bố vợ người Việt ăn giỗ, theo vợ dự đám cưới truyền thống Việt Nam… thu hút nhiều người quan tâm.
Quyết ở lại Việt Nam vì người thương
Trên kênh TikTok, những video chia sẻ cuộc hôn nhân hạnh phúc bên chồng người Đức của Thái Thảo (SN 1996, quê Đà Nẵng) thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và “thả tim”.
Video Heiko về quê bố vợ ăn giỗ thu hút gần 800.000 lượt xem
Đặc biệt, các video ghi lại cảnh chàng rể Tây về quê bố vợ ăn giỗ, theo vợ dự đám cưới truyền thống Việt Nam… nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Cách anh chàng sẵn sàng hòa nhập với văn hóa Việt khiến nhiều người cảm thấy thú vị, dễ thương.
Cặp đôi quyết định hẹn hò chỉ sau 1 tháng tìm hiểu qua mạng
Chồng Thái Thảo tên Heiko (SN 1991), đến từ thành phố Munich, Đức. Cặp đôi tình cờ quen nhau qua Facebook vào giữa năm 2021, Heiko là người chủ động kết bạn, nhắn tin làm quen.
Nhắn tin liên tục trong 3 tuần, Thảo không thấy Heiko đề nghị gọi video nên có chút nghi ngờ đối phương. Sau này cô mới biết, thời điểm đó anh đang đi phượt ở châu Âu, mạng internet chập chờn nên không thể gọi video.
“Sau khi về lại Đức, anh gọi video nói chuyện với mình và kể, trước đây anh từng sang Huế du lịch, vì quá mê nên đã ở lại Huế 2 năm. Đến khi dịch Covid-19 căng thẳng, anh mới trở lại Đức”, Thảo kể.
Sau 1 tháng trò chuyện qua mạng, cặp đôi chính thức hẹn hò dù chưa một lần gặp gỡ. 6 tháng sau, Heiko mới xin được visa tới Việt Nam gặp Thảo.
Tình yêu của họ càng thêm gắn bó sau khi gặp mặt nhau
Ngày Heiko sang Việt Nam, Thảo ra sân bay đón. Khoảnh khắc đầu tiên thấy nhau, họ cảm thấy gần gũi, thân thuộc như đã ở bên nhau từ lâu. Kể từ đó, cặp đôi gặp nhau mỗi ngày, cùng nhau đi du lịch khắp Việt Nam.
Heiko được lòng cha mẹ Thảo nên luôn có mặt trong mỗi bữa cơm, mỗi sự kiện đặc biệt của gia đình. Gặp được người con gái mình thương, tìm được mảnh đất phù hợp để sống và làm việc, anh đã chọn ở lại Việt Nam.
Chàng rể Tây yêu văn hóa Việt
Tháng 1/2023, mẹ Heiko sang Việt Nam bàn chuyện cưới xin. Hai bên gia đình quyết định tổ chức đám cưới tại Việt Nam, theo phong tục truyền thống.
Cặp đôi tổ chức đám cưới vào tháng 1/2024
Heiko và gia đình thực hiện đủ các nghi thức cưới truyền thống của người Việt
Tròn 1 năm sau đó, đám cưới của cặp đôi được tổ chức linh đình. Gia đình, bạn bè của Heiko từ nhiều quốc gia bay đến Việt Nam tham dự hôn lễ. Heiko đã nhờ những người bạn ngoại quốc đứng ra bê tráp giúp.
Bố mẹ anh cũng thực hiện đầy đủ các nghi thức trao dâu – nhận dâu, thắp hương gia tiên, trao đổi trầu rượu, tráp cưới, trao vàng cưới cho cô dâu, chú rể…
“Đám cưới của mình rất vui vì có đầy đủ ba mẹ hai bên và bạn bè xa gần đến dự. Mỗi người đều có những trải nghiệm đáng nhớ”, Thảo nói.
Hiện cặp đôi sống và làm việc tại Đà Nẵng. Bước vào hôn nhân, tình yêu của họ vẫn đong đầy như thuở ban đầu. “Điều khiến mình yêu nhất ở anh là sự gần gũi, thân thiện. Anh rất giỏi lắng nghe nên mọi mâu thuẫn đều được giải quyết êm đềm”.
Heiko sẵn sàng học hỏi, hòa nhập với văn hóa người Việt. Anh đã có kinh nghiệm nấu cỗ, sắp cỗ, cúng kiếng, đón Tết truyền thống ở Việt Nam…
Thảo kể, mỗi lúc giúp ba mẹ vợ sắp cơm cúng kiếng, anh đều hỏi tỉ mỉ từng công đoạn và ý nghĩa của các dịp lễ, nghi thức. Sau nhiều lần được mọi người hướng dẫn, Heiko đã thành thạo từ sắp mâm cỗ, châm hương tới thắp nến, rót rượu…
Ngay cả việc phụ bê mâm cơm đặt lên bàn thờ và bê xuống thụ lộc, anh cũng làm một cách tự nhiên như mọi chàng rể khác.
Video Heiko theo bố vợ và vợ về quê ăn giỗ thu hút hàng trăm nghìn lượt xem
“Cuối tháng 12/2024, Heiko theo mình và ba về quê ăn cỗ tất niên. Thấy các bà, các chị làm đồ ăn trong bếp, anh cũng xắn tay giúp đỡ. Thấy các bác, các chú ngồi nói chuyện, anh cũng đến làm quen.
Mọi người tò mò hỏi anh sao nói tiếng Việt giỏi thế, hơn nữa còn biết theo các bác bê mâm cơm đặt lên bàn thờ cúng kiếng như các chàng rể người Việt. Người thì khen anh đẹp trai, hiền hậu, vui vẻ…”, Thảo kể.
Bản thân Heiko cũng có trải nghiệm tuyệt vời khi cùng vợ về quê ăn giỗ. Anh thích cảm giác được giúp đỡ mọi người, tận hưởng không khí gắn bó, sum vầy khi các thành viên cùng nhau nấu cỗ, trò chuyện, ăn uống vui vẻ…
“Mình thấy bản thân được chào đón, được mọi người đối xử một cách nồng hậu, nhiệt tình. Mình rất vui và hạnh phúc vì điều đó”, Heiko nói.
Trước đó, vào dịp tết Nguyên đán năm 2023, Heiko cùng gia đình Thảo gói bánh tét, làm cơm cúng giao thừa… Anh còn thức khuya trông nồi bánh và rất háo hức chờ đợi giây phút vớt bánh.
Có những lúc, Thái Thảo bất ngờ trước sự hòa nhập của Heiko. “Chồng mình đặc biệt thích dự đám cưới Việt Nam, thậm chí còn có kinh nghiệm 2 lần bê tráp cưới. Có lần, anh khiến thợ chụp ảnh phì cười vì tạo dáng quá hài.
Thú thực, Heiko ở lại Việt Nam không chỉ vì mình mà còn vì Việt Nam quá đẹp và có những nét văn hóa tuyệt vời”, Thảo nói.
Khi cúng lễ Tết dùng nước lọc, nước trà, nước ngọt hay rượu mới là đúng nhất?
Nước không phải là lễ vật chính nhưng lại đóng vai trò không thể thiếu trong nghi thức thờ cúng của người Việt.
Vậy khi cúng, chúng ta nên dùng nước lọc, nước trà, nước ngọt hay rượu mới đúng?
Các cụ dặn "Không thắp hương tối": Vậy thắp hương giờ nào trong ngày mới tốt nhất?
Vì sao khi thắp hương, nhà giàu không đặt bình hoa ở bên phải bàn thờ?
Thắp hương chọn giống bưởi này, hút tài hút lộc, gia chủ thịnh vượng
Nước không phải là lễ vật chính nhưng lại đóng vai trò không thể thiếu trong nghi thức thờ cúng của người Việt.
Vậy khi cúng, chúng ta nên dùng nước lọc, nước trà, nước ngọt hay rượu mới đúng?
Khi thờ cúng, nên dùng nước lọc, nước trà, nước ngọt hay rượu?
Theo các chuyên gia phong thuỷ, việc nên chọn loại nước nào phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, mục đích của việc lễ cúng và tín ngưỡng của gia đình. Nước lọc và trà thường là hai lựa chọn truyền thống, biểu tượng cho sự tinh khiết cũng như sự kính trọng đối với tổ tiên và thần linh.
Nước ngọt rất ít được sử dụng trong các lễ cúng truyền thống, nhưng nó có thể dùng trong những dịp vui như mừng công, cầu tài lộc, cầu phúc. Rượu thường được lựa chọn cho những lễ cúng trang trọng, đặc biệt. Mỗi loại nước cúng đặt trên bàn thờ đều mang những ý nghĩa riêng.
Nước lọc
Đây là loại nước cúng đặt trên bàn thờ phổ biến nhất và cũng dễ chuẩn bị nhất. Khi lựa chọn nước lọc, gia chủ muốn thể hiện một tấm lòng thanh sạch, sự tôn trọng thuần khiết đối với tất cả các bậc thần linh và tổ tiên.
Nước trà
Nước trà cũng là lựa chọn phổ biến trong những nghi thức cúng có tính chất trang trọng hơn, chẳng hạn như vào lễ cúng vào dịp Tết Nguyên đán hay lễ cúng thần linh trong nhà thờ và các dịp giỗ chạp.
Đặc biệt, trong các dịp lễ tết, việc dùng nước trà dâng lên trong mâm cúng còn mang một ý nghĩa đặc biệt, đó là sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên cũng như giữa cõi âm và cõi dương.
Nước ngọt
Trong những lễ cúng với mục đích vui mừng công, giúp cầu tài lộc, cầu phúc, mừng thọ, một số gia đình có thể chọn nước ngọt nhằm tạo ra không khí vui vẻ cho bữa tiệc. Nhiều người quan niệm "trần sao âm vậy", do đó nhiều người dùng nước để dâng lên người thân đã khuất.
Rượu
Rượu thường được sử dụng ở trong các lễ cúng lớn hoặc quan trọng như lễ cúng thần Tài, Tết Nguyên đán, giỗ chạp. Đây là thức uống mạnh mẽ có khả năng xua đuổi tà khí, giúp mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Một số lưu ý để dâng nước cúng đúng cách
Để cho việc dâng nước cúng trên bàn thờ diễn ra đúng cách, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Nước cúng cần phải là nước sạch, trong suốt, không có tạp chất. Nếu bạn cúng bằng nước trà thì dùng loại trà ngon, pha đúng cách bằng loại nước sạch.
- Khi dâng nước cúng trên bàn thờ, bạn hãy chọn loại chén, ly có phong cách phù hợp tính chất thờ tự, thiết kế và có kích thước phù hợp với không gian thờ nhà mình. Nên chọn chén nhỏ và không có hình vẽ hay họa tiết quá phức tạp. Chén cũng phải luôn được giữ sạch sẽ. Tránh sử dụng những chiếc chén bị nứt hoặc bị bẩn.
- Khi dâng nước cúng, bạn không nên rót quá đầy vì điều này gây liên tưởng đến việc "tràn" tài lộc hoặc sẽ làm rối loạn các yếu tố trong việc cúng bái. Tuy nhiên, nước cũng không được quá vơi, vì điều này biểu thị sự thiếu thốn, không đủ đầy. Hãy dâng nước ở mức độ vừa phải.
Cuối năm đi tạ mộ có 3 việc cần làm ở nhà, 5 việc nhất định cần kiêng và đừng cầu xin việc này Nghi thức tạ mộ được coi là rất quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Tạ mộ - trước khi đi cần làm 3 việc này ở nhà Lễ Tạ mộ được thực hiện vào tháng Chạp, trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, thường là từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp. Có ý nghĩa sâu xa là cuối...