Chàng owner đang lên trong giới local brand: “Kẻ loay hoay chuyên nghiệp” khởi nghiệp với 700k, cầm cố đồ đạc để mở gian hàng hội chợ
Phương Vũ không hiểu biết về thời trang, không được đào tạo một lớp cắt may bài bản, và thậm chí còn không tự định nghĩa được phong cách ăn mặc của chính mình.
Và, cậu hiện đang là đồng sáng lập/ sở hữu của local brand mang tên Nirvana Streetwear.
Gõ lên thanh công cụ tìm kiếm của Facebook cụm từ “Nirvana Streetwear”, kết quả trả về khả dĩ nhất chính là một cửa hàng quần áo nằm ngay ngắn giữa lòng Hà Nội. Nirvana Streetwear vẫn chỉ là một cửa hàng quần áo, không hơn. Và điều bình dị bất thường này lại càng được khẳng định hơn qua lời của đồng sáng lập thương hiệu, rằng: “Với mình, Nirvana chỉ là một cửa hàng quần áo.”
Các mẫu thiết kế của Nirvana Streetwear giúp cho thương hiệu tạo dựng được chỗ đứng trên bản đồ local brand
Khởi nghiệp “thời trang” với 700.000 đồng
Nirvana có lẽ là số ít thương hiệu thời trang nội địa ở thời điểm hiện tại có danh tiếng thua xa chính chủ của nó. Người ta nhắc đến Phương Vũ với ngoại hình ngổ ngáo, và nhớ về Phương Vũ ở vai trò giám đốc sáng tạo đang lên và đạo diễn trẻ tuổi, tài năng của AntiAntiArt. Còn thương hiệu thời trang tâm huyết của cậu rốt cục vẫn đang được định nghĩa là một cửa hàng quần áo mà thôi.
“Nirvana là một dự án vui của mình và những người bạn, và chúng mình khởi động nó bằng 700.000 đồng. Nó ban đầu chẳng khác gì một thrift-shop (cửa hàng đồ cũ), và sau đó được bọn mình phát triển thành Nirvana của thời điểm hiện tại. Với bạn, nó có thể là một thương hiệu thời trang. Với mình và cộng sự, nó là một cửa hàng quần áo, không hơn. Một địa điểm để bạn đến và tiễn bạn đi.” – Phương Vũ nói về điểm khởi đầu của thương hiệu Nirvana. Cách mà cậu đề cập về Nirvana có lẽ sẽ gợi nhớ cho nhiều người về Union Los Angeles hay Shimmer Patta – những cửa hàng quần áo đơn giản sau nhiều năm gắn bó với cư dân địa phương đã trở thành biểu tượng văn hóa tầm cỡ khu vực.
Cái tên của thương hiệu được Phương Vũ và bạn bè lựa chọn vì nghe hay hay. Chẳng dính dáng gì tới Phật gia tận diệt tham ái, sân hận, cũng không liên quan gì tới ban nhạc của Kurt Cobain, cậu chọn bừa một cái tên cho cửa hàng của mình để bắt đầu sự nghiệp làm thời trang cực kỳ tay ngang của mình một cách chẳng thể ngẫu hứng hơn. Nếu nhấn vào xem hàng của Nirvana, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy bối rối khi chẳng thể định nghĩa được thứ quần áo gì đang được cửa hàng này bán ra. Cũng không khó hiểu, khi bản thân chủ thương hiệu cũng thừa nhận rằng cậu không có ý định đóng khung phong cách thời trang của Nirvana.
Video đang HOT
“Mình không phải là người được đào tạo bài bản về thời trang. Nirvana đến với mình như một dự án để cười đùa, nghịch ngợm với bạn bè. Ở Nirvana, chúng mình thích thứ gì thì sẽ làm thứ ấy để bán thôi. Nghe hơi loay hoay, nhưng may mắn thay, mình lại là một kẻ loay hoay chuyên nghiệp.” – Phương Vũ chia sẻ. Và thế là Nirvana bán tất cả mọi thứ: từ quần cargo kiểu skater, túi tote họa tiết gốm sứ cho tới những chiếc áo phông in họa tiết người lớn mang đậm ảnh hưởng của văn hóa Ecchi Nhật Bản. Thành thử, những người chọn mua đồ của Nirvana – một cách thụ động – đều đã trở thành một phần của vòng tròn tình bạn vẽ bởi cá tính sáng tạo từ cậu và những người bạn của mình.
Mẫu số chung và những khó khăn riêng
Con đường khởi tạo Nirvana có phần giống như nhiều local brand khác, khi mô hình hoạt động được chuyển đổi từ “nhập – bán” sang “tự sản xuất – bán”. Lợi nhuận của hai mô hình này dường như là không thể so sánh, khi việc nhập hàng hóa về bán luôn đơn giản, tiết kiệm chất xám và dễ xoay vòng vốn hơn rất nhiều. Còn khi tự sản xuất, mỗi công đoạn từ thiết kế, làm hình ảnh sản phẩm hay chạy quảng cáo và duy trì cửa hàng đều tốn kém gấp bội. Và, với một kẻ làm thời trang tay ngang như Phương Vũ, Nirvana đã sống sót một cách kỳ diệu qua khoảng thời gian chuyển đổi đầy khó khăn kể trên, dù cũng mắc phải những khó khăn như bất cứ local brand nào khác.
“Làm quần áo khó chứ! Trước khi làm được đồ đẹp, mình cần phải làm đồ thật tốt, và trong quá khứ, đồ của Nirvana đã có lúc mang chất lượng không tốt.” – Phương Vũ thừa nhận. “Nhưng, chúng mình đã khắc phục những gì có thể, và vẫn đang khắc phục nó từng ngày.”
Nâng cấp chất lượng sản phẩm, nghe thì đơn giản, nhưng làm lại là chuyện khác. Đường kim thẳng đẹp hơn, chiếc cúc chắc chắn hơn, tất cả đều được quy ra tiền. Việc thiếu cân bằng giữa kiểm soát đồng tiền và hoàn thiện sản phẩm đôi khi có thể đẩy một doanh nghiệp nhỏ tới chỗ chết, và cậu cùng bạn bè – với những cái đầu tuyền chỉ có nghệ thuật – cũng đã có lúc sống dở, chết dở với bài toán thị trường.
“Đã có những thời điểm chúng mình phải cắm cả máy chụp ảnh và đồ đạc kiếm cơm để đủ tiền làm gian hàng hội chợ.” – chàng chủ shop hồi tưởng về quá khứ khó khăn của Nirvana. “Nhưng quãng thời gian khó khăn ấy đã trôi qua rất lâu rồi. Giờ thì chúng mình vẫn khó khăn, nhưng là theo cách khác.”
Nirvana không xuất hiện trên bài phỏng vấn này bởi sự thành công của nó, bởi theo lời Phương Vũ, cửa hàng vẫn gặp khó khăn về mặt tài chính cho tới tận những ngày này. (“Đặc biệt là những ngày này!”) Phương Vũ không giấu giếm những điều đó, bởi với cậu, Nirvana là một cuộc chơi, và cuộc chơi còn gì là ý nghĩa nếu cứ bình bình, giản đơn. Thành thử, cậu vẫn cứ chuyên nghiệp khi loay hoay với Antiantiart, và loay hoay một cách chuyên nghiệp khi đụng tay vào Nirvana.
“Tiền quan trọng chứ!”
Phương Vũ thừa nhận, đồ của Nirvana không phù hợp với tất cả mọi người, khi mà một số món đồ của thương hiệu thực sự nên có mác dán 18 , và số khác lại kể những câu chuyện chỉ Nirvana mới hiểu.
Rõ ràng, Nirvana có thể mở rộng tập khách hàng của mình: Làm những món đồ đơn giản hơn, sử dụng các thiết kế an toàn hơn, kể những câu chuyện đại chúng hơn. Đó là cách đơn giản nhất, ngắn nhất để Nirvana có thể mở rộng kinh doanh: Trung hòa một chút cái tôi góc cạnh và khó hiểu của thương hiệu để đổi lấy tập khách rộng lớn hơn. Nhưng cậu lại chọn lắc đầu khi lắng nghe về ý tưởng ấy, nhanh tới mức người thực hiện bài viết đã tưởng rằng với Phương Vũ, Nirvana là thứ nghệ thuật dành cho thiểu số mà chàng chủ shop này muốn ấp ủ, o bế ngoài vòng xoáy của tiền bạc.
“Nirvana chưa bao giờ là nghệ thuật đối với mình. Nếu chỉ để làm nghệ thuật, mình hẳn đã tập trung toàn bộ cho Antiantiart.” – Phương Vũ.
Để hình họa hóa quan điểm này, cậu đã hỏi xin hai tờ giấy và vài cây sáp màu để tự họa lại chính mình – với tư cách là Phương Vũ của Nirvana và Phương Vũ của Antiantiart. Ở Antiantiart, Phương Vũ coi mình như một kẻ quan sát và học hỏi, với những con mắt không ngừng chuyển động, cập nhật, làm mới bản thân. Còn với Nirvana, Phương Vũ định nghĩa mình là một “con quỷ” nghịch ngợm với nhiệt huyết bốc cháy, nhưng ở phía sau lưng cậu lại có một ngôi nhà. Một gia đình, được tạo nên từ những người bạn.
“Khoản lãi lớn nhất của mình khi thực hiện Nirvana là những người bạn. Là những người cùng khai sinh ra Nirvana, là những người cùng vận hành Nirvana. Và rồi, mình có khách hàng, những người bạn tìm thấy một phần cá tính bản thân tại Nirvana. Sẽ là thua lỗ, nếu đánh đổi vòng tròn bè bạn của Nirvana ở thời điểm hiện tại để lấy một Nirvana khác nhiều tiền hơn, nhưng lại đại chúng và xa lạ hơn.” – Phương Vũ.
Nhưng như vậy không có nghĩa là Phương Vũ chê tiền. Thương trường là chiến trường, nếu Nirvana chỉ giữ nguyên mô hình cuộc vui kể trên thì hẳn nó đã bị quét sạch từ đời thuở nào. Những khó khăn về mặt kinh tế khi vận hành Nirvana dạy cho cậu bài học kinh doanh, và trên hết, giác ngộ cho cậu cách “nhìn nhận” đồng tiền.
“Với mình, đồng tiền là một phương tiện. Khi làm các dự án hình ảnh của Antiantiart, đã có thời gian mình luôn phải đau đầu để hoàn thành công việc với ngân sách thấp, và mình luôn thắc mắc rằng nếu có nhiều tiền, liệu mình có thể làm tốt hơn không? Và, ở Nirvana, mình cũng có câu hỏi tương tự.” – Phương Vũ chia sẻ. Với cậu, tiền là công cụ để bản thân tự do làm những điều mình muốn, không hơn, không kém. Và, để Nirvana phát triển vững vàng hơn, Phương Vũ biết mình cần có “công cụ” lớn hơn, và công cụ đó buộc lòng phải đến từ từ.
Đến cuối buổi nói chuyện, cái tôi ham học hỏi của Phương Vũ dường như lại tìm thấy một điều gì đó mới mẻ hơn. Cậu nhìn khá lâu vào hai bức tự họa chính tay mình vẽ rồi bỏ lại cả hai trước khi ra về. Phương Vũ đại diện cho một thế hệ trẻ đang loay hoay tìm tiếng nói riêng giữa thời đại số, nơi mà mỗi quan điểm cá nhân đều có thể rất mạnh mẽ và hung bạo, nhưng đôi khi cũng thật im lặng và kén chọn kẻ thấu hiểu.
Nirvana – hay Niết Bàn – có lẽ là thứ mà Phương Vũ không tìm kiếm ở thời điểm hiện tại, nhưng nó đã phần nào trở thành đích đến của một cộng đồng nhỏ. Họ tìm thấy nhau qua thông điệp nghịch ngợm của một cửa hàng thời trang nằm trên phố Phó Đức Chính, và có lẽ, sẽ cùng nhau trưởng thành trên con đường đi tìm tiếng nói rành rọt, mạnh mẽ của chính mình.
Insta look Gen Z tuần qua: Áo phông basic mãi là chân ái, mix match kiểu gì cũng thấy siêu xịn
Chỉ với những item đơn giản nhưng mỗi Gen Z lại có nhiều cách phối đồ khác nhau và nhìn ai cũng thấy "cực chiến" luôn á mọi người.
Phông basic kết hợp với quần rút dây và giày thể thao thương hiệu Nike, cô nàng @heli_a471 đã khéo léo mix thêm vòng cổ và kính râm khiến outfit trông cực cool.
Cũng là kính râm, giày Nike cùng áo phông nhưng @j.nlee đã biến tấu outfit của mình bằng cách diện quần ống loe trắng. Đi kèm set đồ là chiếc túi đến từ nhà mốt Gucci. Tất cả đã khiến cô bạn chất lừ chẳng thua kém bất cứ fashionista nào!
Quần shorts jeans mix cùng áo phông thì quá "nhạt"? Vậy thì nhớ "kẹp" thêm chiếc túi đeo chéo cùng mũ lưỡi trai để có ngay một outfit mới mẻ cực kỳ trẻ trung, năng động như @xhanhne_
Cách phối áo phông - quần da của cô bạn @linlinbui cũng cực kỳ độc đáo.
Chân váy trắng kết hợp cùng áo croptop 2 màu tạo nên vibe thể thao năng động. Mix thêm chiếc bờm tone sur tone như cô nàng @gnom.ht để thêm sự ngọt ngào cho set đồ nhé!
Để khiến outfit không bị nhàm chán hãy học ngay tips "đính" nhiều kẹp tóc 7 sắc cầu vồng như cô bạn @chutprincess nè.
Công thức bất bại croptop kết hợp với chân váy phối cùng boots cổ cao của hot girl @wynntracyy đã giúp cô nàng "ăn gian" chiều cao không ít đó.
Local brand mãi là chân ái, nhìn cô nàng @lilimi__ mix match các item đơn giản như chân váy, áo croptop và jacket nhưng đủ cho ra set đồ cá tính.
Chốt lại thì:
Gu thời trang của Gen Z không đùa được đâu! Và bạn nghĩ sao về việc mình sẽ trở thành Hot Icon đẳng cấp, xu hướng, thu hút và khác biệt trong tương lai? Nếu cảm thấy thú vị với điều này thì xin mời bạn hãy đến với Vietnam Street Icon ngay và luôn!
Là một cuộc thi do Kenh14.vn đồng hành cùng nhãn hàng Samsung Galaxy A22, Vietnam Street Icon là sân chơi dành riêng cho những cô nàng, anh chàng "có gu" với mong muốn tìm ra những Fashionista Gen Z thế hệ mới.
Đơn giản lắm, chỉ cần bạn là Gen Z yêu thời trang, đam mê mix match và sáng tạo để tạo nên diện mạo trendy cho chính mình thì hãy đăng ký tham gia cùng chúng tôi. Sân chơi này là dành cho bạn và chờ đợi bạn tỏa sáng!
Phúc Phúc Shop - Local Brand đồ lót hướng tới niềm hạnh phúc của phụ nữ Việt Được thành lập vào năm 2019 cho đến nay, thương hiệu Phúc Phúc Shop đã và đang khẳng định tên tuổi cũng như vị thế trong làng thời trang đồ lót Việt, mang đến cho phái đẹp sự tự tin mạnh mẽ cũng như niềm hạnh phúc mỗi khi sử dụng. Chị Trần Thị Xuân Phúc - Chủ thương hiệu Phúc Phúc Shop...